logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Tổng hợp những sự kiện nổi bật trong quý 1/2023

-01/04/2023

Vậy là quý đầu tiên của năm 2023 đã kết thúc với vô cùng nhiều những biến động trên thị trường. Có thể nói 3 tháng qua cộng đồng crypto đã trải nghiệm hết mọi cung bậc cảm xúc, từ vui mừng vì giá Bitcoin tăng trưởng, đến lo lắng vì hàng loạt tin FUD và thậm chí hoảng loạn vì những cú đàn áp thẳng tay từ giới chức quản lý.

Những sự kiện xảy đến dồn dập và hàng loạt làm cả những người theo dõi thị trường sát sao nhất cũng có cảm giác không thể bắt kịp. Đến giờ vào thời điểm cuối tháng 3, thật khó để chúng ta nhớ lại tháng 1 đã có những chuyện gì xảy ra, sentiment khi đó thế nào,...

Và để không bỏ lỡ những diễn biến quan trọng nhất, mời các bạn hãy cùng Coin68 tổng hợp lại những sự kiện nổi bật đã xảy ra trong quý vừa qua nhé!

Tháng 1

DCG - Genesis rơi vào khủng hoảng trầm trọng dẫn đến phá sản

Như được Coin68 đưa tin, Digital Currency Group (DCG) và công ty con là Genesis Lending bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng gây ra bởi sự sụp đổ của sàn FTX vào giữa tháng 11/2022.

Genesis là đơn vị bị ảnh hưởng trực tiếp và đã phải chặn rút tiền của khách hàng, lớn nhất trong đó là sàn Gemini với khoản tiền 900 triệu USD bị kẹt. Tiếp đó ít ngày, đến lượt công ty mẹ là DCG cũng bị đồn là liên đới thông qua các khoản vay giữa nó với chính Genesis.

Gemini cùng hai nhà sáng lập Cameron và Tyler Winklevoss thì bị khách hàng kiện tập thể vì không thể rút tiền. Tức nước vỡ bờ, đến tối ngày 02/01, đích thân CEO Gemini ra “tối hậu thư” cho DCG và Genesis yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc.

Chỉ sau đó vài ngày, truyền thông và mạng xã hội tiếp tục có những cáo buộc về việc không minh bạch tài chính giữa DCG và Genesis, làm danh tiếng của các công ty này tụt dốc không phanh và dẫn đến FUD lan truyền khắp thị trường. 

Trước áp lực quá lớn từ dư luận, CEO Barry Silbert của DCG cuối cùng đã lên tiếng xác nhận sự tồn tại của khoản cam kết cho vay 1,1 tỷ USD được DCG cam kết cho Genesis nhằm khắc phục khoản lỗ có giá trị tương đương mà Genesis phải hứng chịu khi quỹ đầu tư Three Arrows Capital phá sản

Nhưng đến cuối cùng mọi nỗ lực cứu vãn đều không có tác dụng, Genesis chính thức nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 vào ngày 20/01/2023. Khoản nợ với chỉ riêng 50 chủ nợ lớn nhất lên đến 3,5 tỷ USD.

Tháng 2

“Quả bom” pháp lý Paxos – BUSD

Chính quyền Mỹ cho thấy thái độ "căng đét" đối với ngành crypto trong năm 2023, mở màn bằng việc ra tay đàn áp Paxos - công ty phát hành stablecoin BUSD. 

Chỉ trong một ngày 13/02, buổi sáng cộng đồng lao đao vì SEC khởi kiện Paxos với cáo buộc stablecoin BUSD là chứng khoán thì đến chiều cùng ngày hoảng loạn dâng cao khi Paxos bị chính quyền New York yêu cầu ngừng phát hành BUSD mới. Đến tối khi giá BNB tụt dốc "hơi nhiều", CZ lên tiếng phủ nhận "quan hệ" với đồng Binance USD (BUSD) và cố gắng tách mình khỏi tâm bão pháp lý tại Mỹ.

Kết quả của câu chuyện này là BUSD dần rời khỏi cuộc chơi stablecoin vì không thể mint thêm đồng mới nữa. Paxos dù đảm bảo trữ lượng bảo chứng đầy đủ nhưng đứng trước áp lực từ chính quyền, nhiều sàn giao dịch, dự án, giao thức,... đều bắt đầu "bỏ rơi" BUSD và tìm kiếm các stablecoin thay thế khác.

Một hệ quả tích cực là các stablecoin mới sẽ có cơ hội nổi lên và chia phần miếng bánh mà BUSD để lại, góp phần đưa phân khúc này phát triển đi lên.

Hong Kong xoay trục, thị trường hưng phấn chờ đón "dòng tiền Trung Quốc"

Tin đồn về Trung Quốc và dòng tiền châu Á bắt đầu lan truyền trong cộng đồng những ngày đầu năm và cuối cùng đã được chứng thực vào ngày 20/02, khi Hong Kong có kế hoạch cho phép nhà đầu tư cá nhân giao dịch các đồng coin vốn hóa lớn.

Tin tức này như một cú nổ thật sự làm rung chuyển toàn bộ thị trường khi đó. Mọi người bắt đầu kể lại những câu chuyện như Trung Quốc đã dẫn đầu trend như thế nào hồi 2017, cách người châu Á dễ FOMO và chi tiền ra sao,...

Cộng đồng dần lấy lại hi vọng về một tháng 6 "uptrend" khi đề xuất luật Hong Kong chính thức có hiệu lực, dẫu các nhà phân tích đã chỉ ra rằng các quy định này vô cùng khắc khe.

Người dùng bắt đầu FOMO với các từ khóa như "China" (Trung Quốc), châu Á, Hong Kong,... và rồi vô tình tạo ra một "narratives" mới là "China Coin" sẽ thảo luận ở phần sau bài viết.

Coinbase ra mắt giải pháp layer-2 Base không có token

Sau nhiều đồn đoán và bí ẩn, Coinbaseb cuối cùng cũng tiết lộ thông tin sản phẩm mới là Base. Đây là giải pháp Layer-2 trên Ethereum được phát triển dựa trên mã nguồn mở của OP Stack – bộ công cụ hỗ trợ phát triển superchain trước đó đã được Optimism giới thiệu.

Mạng lưới sẽ có tính phi tập trung và dùng ETH làm đơn vị trả phí gas cho các hoạt động trong hệ sinh thái. Coinbase cho biết không có kế hoạch phát hành token riêng cho giải pháp mới.

Trong cùng ngày ra mắt, nhiều dự án đã đồng loạt công bố hợp tác với Base. Ngoài ra, lượt mint NFT nhân cột mốc đáng chú ý trên cũng liên tục tăng đột biến.

Sự xuất hiện của Base là một trong những hoạt động tích cực hiếm hoi giữa lúc thị trường bão bùng. Việc nhấn mạnh "không ra mắt token" còn làm cộng đồng thiện cảm hơn khi rất nhiều dự án lấy cớ "có thể ra mắt token" để lôi kéo người dùng về với nền tảng của mình.

Tháng 3

"Bóng ma" Mt. Gox tiếp tục trì hoãn

Lâu lâu lại xuất hiện nhưng mỗi lấn xuất hiện là một lần hoảng loạn.

Việc Mt. Gox có thể trả BTC cho chủ nợ lần đầu tiên vào ngày 10/03 đã làm nhiều nhà đầu tư lo lắng, bất an, dẫn đến giá Bitcoin những ngày đó cũng rơi vào áp lực. 

Nhưng khi thời điểm chỉ còn 1 ngày nữa đến hạn chọn, Mt. Gox tiếp tục “quay xe”, dời lịch trả nợ sang tháng 4. Quả bom trên đầu thị trường không được dập tắt đi, chỉ bị chuyển dời lâu hơn 1 chút nữa. Thật không rõ đến khi nào cộng đồng crypto mới thoát khỏi cơn ám ảnh dai dẵng này!

Khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ và khiến USDC depeg

Silvergate Bank

Đầu tháng 3, cuộc “khủng hoảng thanh khoản” ngành crypto rốt cuộc đã lan đến ngân hàng Silvergate Bank. Silvergate là một ngân hàng hoạt động tại Mỹ, nổi tiếng trong giới crypto vì cung cấp giải pháp ngân hàng cho các công ty tiền mã hóa thông qua mạng lưới SEN.

Các đối tác crypto từng thuộc mạng lưới SEN của Silvergate

Sau nhiều lần trễ hẹn báo cáo với SEC, ngân hàng này cuối cùng cũng không thể giải quyết khủng hoảng và buộc phải thông báo ngừng hoạt động. Và như một phản ứng dây chuyền, các công ty crypto nằm trong mạng lưới SEN như tấm hình trên đều phải thông báo ngừng cho nạp-rút với tài khoản ngân hàng Silvergate.

Silicon Valley Bank

Nhưng đó chỉ là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng dây chuyền lan ra toàn bộ ngành ngân hàng ở Mỹ. Trong rạng sáng ngày 10/03 (giờ Việt Nam), thị trường chứng khoán Mỹ và cộng đồng crypto xôn xao trước thông tin ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) bị kẹt tiền.

Nỗi lo bank-run không chỉ khiến giá cổ phiếu SIBV tụt dốc không phanh, mà còn gây áp lực lên các công ty crypto dự trữ tiền ở ngân hàng này.

USDC depeg

Đến sáng ngày 11/03 (giờ Việt Nam), khi không thể giữ im lặng được nữa, công ty phát hành stablecoin Circle – đơn vị chủ quản của stablecoin lớn thứ hai thị trường tiền mã hóa là đồng USDC với vốn hóa thị trường 43,4 tỷ USD – xác nhận có lưu trữ một phần tiền mặt bảo chứng trên SVB. Con số cụ thể là 3,3 tỷ USD, chiếm 8,25% tổng tài sản dự trữ.

Các thông số về tài sản bảo chứng USDC, ảnh chụp màn hình website Circle vào 08:45 AM ngày 11/03/2023

Dù các nhà phân tích kêu gọi rằng 8,25% chỉ là con số nhỏ và Circle hoàn toàn có thể bù đắp khoản thiếu hụt này, nhưng FUD đã lan khắp thị trường khi đó. Một số nhà đầu tư quyết định không chờ thêm và tháo chạy khỏi USDC.

Pool thanh khoản stablecoin dồi dào nhất ngành DeFi là 3pool của Curve, vốn gồm USDT, USDC và DAI, cũng bị rút tiền khi nhà đầu tư swap ồ ạt USDC sang USDT, khiến tỷ lệ USDT trong pool giảm chỉ còn 3%. 

Những chuyển biến này dĩ nhiên đã đẩy giá USDC depeg nặng, đã có lúc giảm về tận 0,87 USD. Nhưng mọi chuyện còn tồi tệ hơn nữa, khi USDC vốn là đồng tiền được sử dụng trong hầu hết các giao thức DeFi lớn nhỏ. Giờ đây, dự án và người dùng không những chịu rủi ro DeFi mà còn phải chịu thêm rủi ro từ stablecoin – những đồng vốn dĩ mang tên “ổn định”.

Signature Bank

Nhưng đáng mừng là hành động "giải cứu" kịp thời của FED đã phần nào ổn định làn sóng bank-run, trấn an tâm lý của người dùng. Qua đó cũng góp phần ổn định lại thị trường crypto, tạo thời gian "thở dốc" cho USDC hồi peg.

Đến ngày 13/03, thêm một ngân hàng "thân thiện crypto" là Signature Bank bị chính quyền Mỹ buộc đóng cửa, trở thành ngân hàng Mỹ thứ 3 sụp đổ chỉ trong vòng một tuần.

Pháp lý Mỹ bóp nghẹt ngành crypto

Bộ Tư pháp Mỹ, SEC cùng các cơ quan tài chính tiểu bang trong 3 tháng qua liên tục có những động thái pháp lý nhắm vào những cá nhân và tổ chức có liên quan đến các cú sập đổ nghiêm trọng trong thị trường tiền mã hóa năm 2022, với lập luận “chứng khoán” thường xuyên được sử dụng đến, gồm:

Arbitrum airdrop token ARB, thị trường sôi động trở lại

Arbitrum đã thông báo sẽ airdrop token ARB cho người dùng ủng hộ dự án từ sớm vào ngày 23/03. Có hơn 625.000 ví được nhận thưởng airdrop, trên tổng phân bổ là 1,162 tỷ ARB, tức 11,62% tổng cung 10 tỷ ARB hiện hành. Bên cạnh đó, Arbitrum còn dành riêng 113 triệu ARB cho các dự án hoạt động trên layer-2 này để làm phần thưởng cho người dùng. Hoạt động hàng ngày của Arbitrum nhờ vậy cũng trở nên sôi động kỷ lục trước thềm trả airdrop. 

Đến tối ngày 23/03, vì lưu lượng truy cập quá lớn, cả website chính chủ Arbitrum.foundation và các trang hỗ trợ claim token khác đã “đứng hình” hoặc khiến người dùng “vật vã” mới nhận được airdrop. 

ARB trong thời gian này cũng ghi nhận các vùng giá “thất thường” khi đồng loạt các sàn lớn nhỏ mở niêm yết. Trên Bybit, đã có lúc đồng token này giật râu lên tận 106 USD rồi đến Binance bất ngờ dời lịch listing lên sớm hơn dự kiến.

Tuy hỗn loạn là vậy nhưng nhờ hiệu ứng airdrop, dự án đã thu hút được rất nhiều sự chú ý, giúp đưa crypto trở lại guồng quay "bận rộn" đúng nghĩa sau quãng thời gian đè nén vì các áp lực từ kinh tế vĩ mô và pháp lý. 

Hưởng lợi trực tiếp là các dự án xoay quanh hệ sinh thái Arbitrum khi có dòng tiền và người dùng hoạt động sôi nổi. Kế tiếp là các dự án được đồn đoán là có khả năng retroactive như zkSync, StarkNet, MetaMask,... đều được chú ý đến.

Thị trường sôi động góp phần đưa nhiều dự án sống lại sau mùa đông dài, những sự kiện online/offline thường xuyên hơn và các hoạt động gọi vốn bắt đầu quay trở lại.

Do Kwon bị bắt tại Montenegro, bị Mỹ truy tố hình sự

Do Kwon, với tư cách là CEO Terraform Labs, được cộng đồng tiền mã hóa xem là cái tên chịu trách nhiệm trước sự sụp đổ của LUNA-UST. Mặc dù vậy, người này đã liên tiếp né các lệnh triệu tập từ chính quyền Hàn Quốc, trốn khỏi Singapore và được cho là ẩn náu tại Serbia, quốc gia có đường biên giới với Montenegro.

- Xem thêm: Tổng hợp diễn biến LUNA-UST, hành trình “bơm thổi” Terra 2.0 và lùm xùm quanh Do Kwon

Chính quyền Hàn Quốc sau đó đã ra lệnh bắt giữ và hủy hộ chiếu Do Kwon, buộc người này có lẽ mới phải sử dụng giấy tờ giả để xuất cảnh, dẫn đến việc bị giới chức Montenegro bắt giữ vào tối ngày 23/03. 

Rạng sáng ngày 24/03 (giờ Việt Nam), các công tố viên của Bộ Tư pháp Mỹ đã tung ra cáo trạng hình sự buộc tội Do Kwon, gồm 2 tội danh âm mưu lừa đảo, 2 tội danh lừa đảo chứng khoán, 2 tội danh gian lận chuyển tiền, lừa đảo tài sản và thao túng thị trường liên quan đến LUNA và UST. Chính quyền Hoa Kỳ muốn dẫn độ Do Kwon về Mỹ.

Đây là bước ngoặt mới trong câu chuyện dài hơi về một trong những cú sụp đổ nghiêm trọng nhất thị trường tiền mã hóa. Có lẽ trong thời gian tới chúng ta sẽ chứng kiến những diễn biến pháp lý xoay quanh 2 nhân vật sừng sỏ là SBF và Do Kwon.

CFTC kiện Binance và CZ

Quyết tâm đàn áp ngành crypto của chính quyền Mỹ tiếp tục được thể hiện qua việc CFTC nộp đơn kiện Binance và CEO Changpeng Zhao cùng cựu Giám đốc Tuân thủ Samuel Lim với cáo buộc vi phạm quy định giao dịch phái sinh.

CFTC muốn tòa án xử phạt hành chính Binance, thu hồi lợi nhuận kiếm được trong quãng thời gian vi phạm, cấm giao dịch vĩnh viễn và đăng ký tài khoản trong mảng giao dịch hàng hóa, cũng như những hình phạt khác nếu bị phát hiện tái phạm.

Binance ngoài ra còn đang là mục tiêu của cuộc điều tra rửa tiền của Bộ Tư pháp Mỹ, cũng như bị SEC yêu cầu ngừng phát hành stablecoin BUSD chung với Paxos.

Giới chức Hoa Kỳ trong những tháng qua còn nhiều lần ngăn cản thương vụ Binance.US mua lại nền tảng Voyager, song không thành công.

Ngày hôm sau 28/03, CZ đã đăng tải một bài viết nhằm phản hồi lại đơn kiện từ phía CFTC.

Đáng chú ý là việc bất đồng ý kiến giữa CFTC và SEC. Như cáo buộc ở trên, CFTC xem stablecoin và Ethereum là hàng hóa và do đó cần được quản lý dưới quyền cơ quan này. Ngược lại, Chủ tịch SEC Gary Gensler trong thời gian gần đây liên tục đưa ra những tuyên bố nói rằng gần như mọi đồng tiền mã hóa đều là chứng khoán, trừ Bitcoin, đồng thời kêu gọi các công ty crypto phải sớm đăng ký và báo cáo hoạt động lên SEC.

Ethereum chốt lịch Nâng cấp Shanghai và các diễn biến phái sinh

Shanghai hay Shapella là cập nhật quan trọng tiếp theo của Ethereum sau The Merge hồi quý 3/2022

Tối ngày 28/03, đội ngũ Ethereum Foundation đã xác nhận thời điểm triển khai vào lúc 05:27:35 AM ngày 13/04 (giờ Việt Nam), tại epoch 194048.

Một trong những đề xuất quan trọng nhất lần này là EIP-4895, giúp mở khóa lượng ETH khủng đã staking phục vụ cho Ethereum 2.0 thuộc The Merge. Con số hiện tại là hơn 17,5 triệu ETH chiếm khoảng 14,5% tổng ETH đang lưu hành.

Liquid Staking Derivatives (LSD) trở thành tâm điểm thị trường

Trong 71 dự án làm về Liquid Staking được DeFiLlama thống kê, Lido (LDO) là cái tên chiếm đến 66% lượng TVL khóa lại khi đóng góp 9,3 tỷ USD. Lido cũng là dự án khởi đầu trào lưu Liquid Staking bằng cách giúp đỡ nhà đầu tư Ethereum tham gia staking ETH, nhận về token stETH.

Khi nâng cấp Shanghai cận kề thì mảng Liquid Staking nhanh chóng “chiếm sóng” và trở thành phân khúc lớn thứ hai ngành DeFi. Lido và Rocket Pool vẫn là 2 dự án đầu ngành nhưng cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như Frax Finance (FXS), ssv.network (SSV),...

"Tài chính hóa" mạng testnet Goerli

Goerli là một mạng thử nghiệm của Ethereum được sử dụng bởi các nhà phát triển trên toàn thế giới. Vòng đời của Goerli kéo dài từ quý 1/2019 đến quý 4/2023, sau đó sẽ bị “khai tử" để chuyển sang testnet Holesovice. Bản cập nhật quan trọng như The Merge đã được tiến hành thử nghiệm trên Goerli.

Mọi chuyện bắt đầu khi LayerZero cho ra mắt Testnet Bridge, một cầu nối giữa mainnet Ethereum và tesnet Goerli, giúp hỗ trợ luân chuyển tài sản giữa hai chain. Lý do được đưa ra là faucet ("vòi" nhận free token testnet) tốn rất nhiều thời gian để thu thập mà lúc nào cũng không đủ dùng, nên LayerZero tạo ra cầu nối để người dùng có thể bỏ tiền ra mua token testnet cho tiện. 

Thế là token gETH có thể mua bán trên sàn DEX Uniswap, từ đó trở thành mảnh đất mới cho các tay trader, đầu cơ, market maker,...

Đến hiện tại thì GoerliDAO, một DAO mới thành lập, đã đưa ra đề xuất giữ lại Goerli dưới dạng mạng Canary chứ không chịu để "khai tử" như "số phận định sẵn".

Nếu chuyện này xảy ra chúng ta có thể sẽ chứng kiến những màn "tài chính hóa" các mạng testnet khác, thành lập DAO quản lý và bắt đầu trào lưu xây dựng hệ sinh thái trên các mạng này.

Mạng testnet thì nhiều và không chỉ Ethereum mới có.

BTC gần chạm 30.000 USD, thị trường hồi sinh mạnh mẽ

Giá Bitcoin cũng thoát khỏi thời gian dài ảm đạm và quay trở lại với "guồng quay" biến động vốn là đặc sản của thị trường. 

BTC kể từ loạt FUD ngân hàng Mỹ vào giữa tháng 3 đã tăng bật đến gần 10.000 USD giá trị từ 19.549 USD lên 29.184 USD, tương đương 49,2% và gần như đưa MicroStrategy "về bờ".

Biến động giá BTC hàng tháng

Ethereum (ETH) cũng tận dụng đà tăng của Bitcoin để trở lại mốc 1.829 USD, song chưa thể lập kỷ lục mới của năm 2023 khi vẫn còn cách mức đỉnh 1.857 USD của ngày 23/03 một nhịp tăng nữa.

Tổng vốn hóa của toàn thị trường crypto thì đạt 1,2 nghìn tỷ USD, với BTC chiếm 44,6% trong đó.

Cộng đồng "bơi" giữa các "trend" mới

Nhờ đó mà toàn thị trường náo nhiệt hẳn lên, người dùng quay trở lại và dòng tiền bắt đầu thổi nên các xu hướng, trend, narratives mới. 

Lâu lắm rồi cộng đồng mới chứng kiến hàng loạt xu hướng xuất hiện, được nhận định sẽ là trend hút tiền tiếp theo, công nghệ tương lai, định hình thế giới... nhiều đến thế.

AI coin

Bạn còn nhớ thời điểm cả thế giới phát cuồng vì ChatGPT chứ? Ai cũng nói về "AI xâm chiếm thế giới" và crypto cũng không ngoại lệ. 

Một loạt các dự án mới và cũ tranh nhau thông báo mình là công nghệ AI, đã xây dựng AI từ tận 2000 năm trước,... Tất cả chỉ nhằm mục đích tận dụng sự FOMO nhất thời để lái giá, tạo ra các cơn "sóng sánh" chóng vánh.

Bitcoin NFT

Thị trường tiền mã hóa luôn có những ý tưởng "điên rồ" và "làm NFT trên Bitcoin chính" là một trong số những "sáng kiến kỳ lạ" đó. 

Bắt đầu chỉ là một dự án Ordinals ra đời vào tháng 1 nhưng đã làm cả cộng đồng sôi sục vì xoay quanh những tranh luận vĩ mô hơn - về vai trò và mục đích sử dụng của chính mạng lưới Bitcoin. 

Từ đó, các khái niệm về “Inscription” hay "Digital Artifact" dần trở nên phổ biến, các dự án, công cụ xoay quanh NFT trên mạng Bitcoin bắt đầu bùng nổ.

Đã có hàng loạt những bộ sưu tập NFT nổi tiếng "chuyển nhà" hoặc tích hợp sang Bitcoin như DeGods, CryptoPunks,... "Ông lớn" Yuga Labs mở bán Bitcoin NFT hay OKX marketplace niêm yết Bitcoin NFT - đều là dấu hiệu cho thấy Bitcoin NFT đang trở thành một narratives mới của thị trường.

Dự kiến trong thời gian tới, DeFi trên Bitcoin và các dự án trong hệ sinh thái NFT trên Bitcoin sẽ bùng nổ nhanh chóng.

- Xem thêm: Ordinals – Inscription – Bitcoin NFT và những điều cần biết

China Coin

Như đã giải thích ở trên, câu chuyện Hong Kong xoay trục làm cộng đồng bắt đầu FOMO các đồng "coin Trung Quốc" nhằm chờ đợi dòng tiền lớn châu Á đổ vào. 

- Xem thêm: Những “China hype” token nào đang được cộng đồng crypto Trung Quốc quan tâm?

LSD

- Xem thêm: Liquid Staking là gì? Tổng quan về giải pháp Liquid Staking

Layer1 Layer2

Sự đổ vỡ của L1 cũ và nổi lên của các L1-L2 mới đã là xu hướng lớn trong năm 2022. Và đến năm nay lại càng rõ ràng hơn.

Solana thoái trào tạo điều kiện cho các dự án Layer-1 khác như Aptos (APT)Sui (SUI)Sei Network (SEI),… lọt vào tầm ngắm của cộng đồng. Đồng thời mang đến lượng người dùng mới cho Layer-2 khi nhiều người lựa chọn “trở về” với Ethereum và L2, thể hiện qua sự lớn mạnh không ngừng của Arbitrum (ARB)Optimism (OP) hay zkSync.

Airdrop/Retroactive

Động lực "săn retroactive" đã trở lại khi cộng đồng trải qua các đợt airdrop giá trị cao như Aptos (APT), Blur (BLUR), SpaceID (ID) hay gần đây nhất là Arbitrum (ARB) như đã nêu trên.

-01/04/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68