logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Toàn cảnh pháp lý crypto nửa đầu năm 2022

-04/07/2022

Pháp lý luôn là khía cạnh quan trọng nhất kể từ khi crypto xuất hiện đến nay. Những biến động về pháp lý ở các quốc gia trên thế giới luôn là tiêu điểm chú ý của cộng đồng. Nước nào cấm crypto? Nước nào đang mở cửa cho blockchain? Hãy cùng Coin68 nhìn lại bản đồ pháp lý nửa đầu năm 2022 nhé!

Toàn cảnh pháp lý crypto nửa đầu năm 2022

Mỹ

– Tháng 11/2021: Báo cáo stablecoin

– Tháng 11/2021: Dự luật cơ sở hạ tầng có điều khoản đánh thuế crypto, chưa định nghĩa rõ ràng thế nào là “nhà môi giới crypto”

– Tháng 01/2022: Bộ Tài chính tuyên bố làm rõ “nhà môi giới crypto”

– Tháng 02/2022: Tổng thống Biden ban hành mệnh lệnh hành pháp về crypto

– Tháng 06/2022: Thượng nghị sĩ Mỹ công bố dự luật quản lý crypto

– Tháng 06/2022: Bang New York thông qua luật cấm Proof-of-Work, đang chờ ký duyệt thành luật

– Tháng 06/2022: Bộ Tài chính hoãn đánh thuế crypto

– Tháng 06/2022: Lùm xùm ETF Bitcoin, crypto nào là chứng khoán

Mỹ luôn là thị trường quan trọng của tiền mã hóa. Những năm qua, vấn đề pháp lý khó khăn và “lằng nhằng” ở quốc gia này đã làm nhiều công ty crypto điêu đứng. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà một khi công ty nào đã được cấp giấy phép hoạt động ở Mỹ đều chứng tỏ “độ uy tín” của mình.

Dự đoán trong nửa cuối năm, tình hình pháp lý Mỹ vẫn tiếp tục ghi nhận nhiều dự luật, đề xuất liên quan đến tiền mã hóa. Tuy nhiên, nhiều khả năng vẫn chưa thể có một điều luật rõ ràng.

EU

– Chính thức thông qua dự luật quy định về tiền mã hóa (MiCA).

– Hoàn thiện quy định AML đối với ví crypto.

Những năm trước, Lục địa Già thường có bước tiến pháp lý crypto chậm hơn Mỹ. Năm nay tình hình đã cải thiện rõ rệt khi EU quan tâm hơn đến tiền mã hóa. Bộ khung pháp lý (MiCA) và quy định về phòng chống rửa tiền là “khung sườn” nền móng giúp các quốc gia trong khối EU có thể đưa ra nhiều điều luật liên quan đến tiền mã hóa.

Một trong những lý do khiến Mỹ và EU đẩy mạnh pháp lý là vì xung đột Nga – Ukraine. Họ muốn tìm cách chặn đường lách lệnh cấm vận bằng crypto của Nga nên cần thiết xây dựng một bộ luật tiền mã hóa hoàn chỉnh. Vô hình trung tạo điều kiện thuận lợi hơn cho crypto phát triển (trong khuôn khổ).

Ukraine

Công nhận tiền mã hóa là tài sản để hợp thức hóa việc nhận quyên góp, phát hành NFT.

Nga

Hoàn toàn trái ngược với Ukraine, diễn biến pháp lý ở Nga rất mơ hồ và nhiều tin đồn lẫn lộn.

Vào tháng 1, Ngân hàng trung ương Nga đề xuất cấm thẳng tay tiền mã hóa nhưng đến tháng 3 lại “quay xe” có động thái cởi mở hơn. Trong khi đó, Hạ viện Nga lên tiếng phản đối lệnh cấm tiền mã hóa, yêu cầu quy định quản lý toàn diện.

Tóm lại, chưa thể có tiếng nói chung về crypto tại Nga.

Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước “rõ ràng” nhất hiện nay: cấm triệt để tiền mã hóa.

Diễn biến quá trình Trung Quốc cấm tiền mã hóa trong năm 2021

Sau lệnh cấm làm điêu đứng thị trường hồi 2021, đến 2022 Trung Quốc tiếp tục tìm cách hạn chế NFT và metaverse.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là nơi phát triển CBDC nhanh nhất thế giới hiện nay. Với tên gọi đồng e-CNY (Nhân Dân Tệ số hóa), ứng dụng tiền số Trung Quốc thử nghiệm phiên bản di động trên quy mô lớn và “đá văng” Visa tại Thế vận hội Mùa đông 2022.

Với lệnh cấm tuyệt đối như hiện nay, dự kiến trong thời gian ngắn sẽ không có diễn biến tích cực ở Trung Quốc. Các công ty ở quốc gia này sẽ tiếp tục chuyển hướng hoạt động ra nước ngoài. Tuy vậy, công nghệ blockchain nền tảng và CBDC vẫn sẽ là từ khóa hot-hit.

Anh

Điểm sáng pháp lý ở Anh trong năm nay chính là hé lộ kế hoạch quản lý tiền mã hóa, chuẩn bị “phát hành NFT”. Mục tiêu là để tái định vị nước này trở thành một trong những khu vực có pháp lý thân thiện với lĩnh vực tiền mã hóa nhất.

Canada

Canada có một “case-study” pháp lý điển hình trong năm nay: Canada kích hoạt Luật Tình trạng Khẩn cấp, chặn các giao dịch crypto ủng hộ người biểu tình.

Vì phong trào biểu tình làm gián đoạn sinh hoạt và kinh tế, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có những biện pháp nặng tay như tuyên bố chặn các khoản tiền crypto quyên góp cho người biểu tình, dù nước này trước đây chưa có khung pháp lý cụ thể.

Vụ việc này thu hút sự chú ý vô cùng lớn trong cộng đồng, và dĩ nhiên cũng mang lại nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý nhất là bình luận của Vitalik Buterin rằng:

“Nếu chính quyền đã không tuân theo luật pháp và cho người dân quyền tự biện hộ cho bản thân, thay vào đó họ đi thẳng đến ngân hàng và chặn khả năng tiếp cận tài chính của người biểu tình mà không thông qua tòa án, thì đây chính là ví dụ điển hình cho bất cập mà công nghệ phi tập trung [tiền mã hóa] được tạo ra để giải quyết.”

Bên cạnh đó, dù không ủng hộ lệnh này nhưng các sàn giao dịch crypto buộc phải tuân thủ. Từ đó có thể thấy, chúng ta vẫn còn một quá trình phát triển rất dài mới có thể đạt đến một thị trường “lý tưởng” cho mọi người.

Hàn Quốc

– Đã cấp phép cho các sàn giao dịch crypto, đang trì hoãn luật đánh thuế đầu tư crypto nhờ vào Tân Tổng thống Yoon Seok-ryul là người tích cực tiếp nhận tiền mã hóa.

– Đang điều tra Terraform Labs và cấm nhân viên Terra xuất cảnh.

– Các sàn giao dịch tiền mã hóa đều cấm các đồng coin ẩn danh.

Cú sụp đổ LUNA-UST của Terraform Labs có trụ sở tại Hàn Quốc đã gây ra cơn địa chấn trong cộng đồng nước này, cũng như để lại nhiều hậu quả khôn lường.

Có thể dự đoán trong thời gian tới, chính phủ Hàn sẽ thắt chặt pháp lý crypto hơn – không phải cấm triệt để nhưng khắt khe và nhiều quy định hơn.

Nhật

Đã công nhận crypto từ lâu, đang muốn quản lý stablecoin.

Singapore

Cấp phép hoạt động cho nhiều công ty crypto.

– Tương đối “im lặng” về Terraform Labs và Three Arrows Capital, chỉ vừa mới có “khiển trách” 3AC vì cung cấp thông tin sai lệch.

Ấn Độ

– Tháng 12/2021, Chính phủ Ấn Độ đề xuất xây dựng CBDC và cấm “hầu hết” các đồng tiền mã hóa. Tuy nhiên đến tháng 2/2022, Bộ trưởng Tài chính sẽ không hợp pháp hoặc cấm tiền mã hóa vào thời điểm hiện tại. Nghĩa là, crypto ở Ấn Độ vẫn nằm trong “vùng xám”.

– Tháng 4 năm nay, Ấn bắt đầu đánh thuế 30% trên thu nhập từ crypto và “tài sản ảo”. Như vậy có thể thấy chính quyền quốc gia Nam Á bắt đầu xem xét quy định cho crypto.

UAE

UAE là điểm đến “hot” nhất giới crypto trong năm nay.

Với việc Trung Quốc duy trì lệnh cấm, Hàn Quốc, Singapore và Canada khá “căng thẳng” nên các công ty crypto cần một bến đỗ mới. Và đó chính là UAE.

Binance nhận được giấy phép cung cấp dịch vụ tiền mã hóa, 3AC chuyển trụ sở chính đến Dubai vài ngày trước khi drama diễn ra hay người Nga tìm đến UAE để “trú ẩn” hàng tỷ USD tiền mã hóa.

Bên cạnh đó, chính quyền UAE cũng nhanh chóng có động thái trước làn sóng di cư này, họ đang dọn đường pháp lý để chào đón các công ty crypto. Vì vậy, với thái độ cởi mở của giới chức quản lý, UAE được dự đoán sẽ là “điểm nóng” crypto trong thời gian tới.

El Salvador

Một trong 21 sự kiện tiền mã hóa năm 2021 chính là việc El Salvador công nhận Bitcoin là tiền tệ, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thông qua luật này.

Tiếp tục giữ thái độ bullish với BTC trong năm 2022, El Salvador muốn phát hành trái phiếu BTC để xây dựng “thành phố Bitcoin”.

Tuy nhiên, khác với một năm 2021 bùng nổ, 2022 chứng kiến mùa downtrend kéo dài, làm cho quyết định “all-in BTC” của Tổng thống Nayib Bukele trở thành chủ đề chế nhạo nhiều hơn.

– Các chuyên gia tài chính đánh giá “trái phiếu BTC” của El Salvador có độ rủi ro cao.

– Gần nhất, quốc gia này phải trì hoãn phát hành trái phiếu BTC vì điều kiện thị trường không thuận lợi.

Tỷ lệ người dân sử dụng BTC sụt giảm.

– Đang lỗ vì đầu tư BTC, thậm chí bị chế nhạo là “quốc gia đu đỉnh”.

Các quốc gia khác

Panama phủ quyết dự luật về tiền mã hóa.

Paraguay phê duyệt khung pháp lý điều chỉnh hoạt động khai thác và kinh doanh tiền mã hóa.

Bồ Đào Nha bác bỏ đề xuất đánh thuế Bitcoin.

– Cộng hòa Trung Phi chuẩn bị khởi động trung tâm đầu tư tiền mã hóa “Sango” và vừa ra mắt đồng tiền mã hóa quốc gia “Sango Coin”.

Uzbekistan ký sắc lệnh ban hành khung quy định mới cho tiền mã hóa.

Brazil thông qua dự luật điều chỉnh tiền mã hóa đầu tiên.

Honduras phủ nhận thông tin hợp pháp hóa Bitcoin làm tiền tệ.

Phần lớn các quốc gia mới đến với crypto trong 2021 – 2022 là Mỹ Latinh hoặc đang phát triển. Và họ có xu hướng học theo bài học của El Salvador.

Thái Lan

Bỏ đề xuất đánh thuế.

Cấm dùng crypto trong thanh toán.

Việt Nam

Cuối cùng là Việt Nam. Tình hình crypto ở nước ta vẫn chưa có quá nhiều tiến triển. Chúng ta đều đồng ý rằng thị trường cần một khung pháp lý đầy đủ để giúp đưa blockchain và crypto phát triển cùng xu hướng chung của toàn thế giới.

Đến tháng 3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ đạo các bộ ngành liên quan xây dựng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo, phần nào cho thấy những bước tiến mới của nước nhà.

Bên cạnh đó, điểm sáng nửa đầu năm 2022 là Hiệp hội Blockchain Việt Nam được phê duyệt thành lập, trở thành tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người đam mê nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Và thông qua mối quan hệ hợp tác với Binance, CZ đã có chuyến thăm đến nước ta để gặp gỡ và trao đổi với cộng đồng tiền mã hóa.

Jane

Có thể bạn quan tâm:

-04/07/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68