logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Top 10 vị tỷ phú giàu nhất của thị trường crypto

-18/07/2024

Thị trường tiền mã hoá luôn là một trong những mảnh đất màu mỡ đối với những người đam mê tài chính. Và nó cũng là nơi giúp nhiều người đổi đời nhanh nhất nếu so với các thị trường tài chính khác. Trong đó, 10 người trong danh sách dưới đây có thể được xem là những cá nhân thành công nhất trong lĩnh vực này với khối tài sản khổng lồ (dữ liệu được cập nhật đến tháng 03/2024). Vậy top 10 người giàu nhất thị trường tiền mã hoá là ai? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.


Top 10 vị tỷ phú giàu nhất của thị trường crypto

1. Changpeng Zhao - 33 tỷ USD

Changpeng Zhao (Triệu Trường Bằng - CZ) là một trong những người sáng lập ra sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất thế giới mang tên Binance. Kể từ khi thành lập và phát triển Binance, CZ luôn được cộng đồng chú ý bằng những phát ngôn, nhận định mang tính thị trường và nổi tiếng với việc là người tin tưởng vào tương lai của Bitcoin nói riêng cũng như thị trường tiền mã hoá nói chung.


Chân dung Changpeng Zhao

Tuy nhiên, con đường của vị tỷ phú với 33 tỷ USD tài sản này không hề dễ dàng mà thay vào đó là hàng loạt những vụ kiện tụng trong năm 2023. Với những vấn đề tồn đọng liên quan đến việc quản lý dòng tiền của khách hàng trên nền tảng giao dịch, Binance lẫn CZ đã lọt vào tầm ngắm của SEC (Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ). Kéo theo đó là đơn kiện của tổ chức này với cáo buộc không minh bạch trong dòng tiền của khách hàng. Sau sự kiện này, dù những nỗ lực pháp lý đã được Binance đưa ra, tuy nhiên, sàn giao dịch này vẫn phải đối diện với áp lực từ chức hàng loạt của các quản lý cấp cao.

Sau những lùm xùm liên quan đến pháp lý, đến cuối năm 2023, Binance đã chính thức xác nhận việc CZ từ chức và chuyển giao vị trí cho Richard Teng, một ứng cử viên đã được đồn đoán sẽ thay thế Changpeng Zhao từ đầu tháng 06/2023. Bên cạnh đó, để Binance được hoạt động, ngày 22/11/2023, mức phạt 4,3 tỷ USD đã được chấp thuận để cuộc điều tra nhằm vào sàn giao dịch này kết thúc.

2. Brian Armstrong - 11,2 tỷ USD

Brian Armstrong là nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Coinbase, một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới và cũng là một trong những cái tên hiếm hoi tồn tại được tại Mỹ, dù mảng kinh doanh của công ty là lĩnh vực được giới hành pháp đặt nhiều sự chú ý nhất.


Chân dung Brian Armstrong

Cũng giống như CZ, Brian Armstrong, chủ nhân của khối tài sản 11,2 tỷ USD, cũng bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những hiếu kỳ sau khi đọc whitepaper Bitcoin. Tại thời điểm đó, tiền mã hoá vẫn là lĩnh vực vô cùng mới và mang nhiều tiềm năng trong tương lai nên năm 2012, Brian Armstrong cùng đồng sự đã thành lập Coinbase với 30 triệu USD tiền đầu tư ban đầu từ các quỹ như Ribbit Capital, USV, Andreessen Horowitz.

Sau 6 năm thành lập, Coinbase tiếp tục thành công trong việc gọi vốn, nâng tổng định giá lên 8 tỷ USD. Đến tháng 04/2021, đơn xin niêm yết cổ phiếu của Coinbase được chấp thuận và công ty này đã IPO thành công không lâu sau đó.

Tuy nhiên, cũng giống như CZ và Binance, Brian Armstrong cùng Coinbase cũng là một trong những “nạn nhân" của Gary Gensler (chủ tịch SEC) trong những cuộc điều tra nhắm vào crypto. Tháng 06/2023, những hoạt động mua bán, staking đối với những tài sản như: AXS, CHZ, FLOW, ICP, NEAR, VGX, DASH, NEXO, SOL, ADA, MATIC, FIL và SAND của Coinbase bị SEC cáo buộc là vi phạm quy định của Mỹ.

Dù những hành động pháp lý đã được đưa ra, tuy nhiên, sau cáo buộc trên Coinbase huỷ niêm yết 80 cặp giao dịch spot. Nguyên nhân cho động thái trên được cho là do Coinbase muốn đẩy mạnh tính ứng dụng của USDC cũng như xoa dịu sự căng thẳng với SEC.

3. Giancarlo Devasini - 9,2 tỷ USD

Với khối tài sản 9,2 tỷ USD, CFO của Tether, Giancarlo Devasini xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng 10 người giàu nhất thị trường tiền mã hoá. Ông là một trong những cổ đông lớn nhất của Tether Limited, công ty phát hành stablecoin USDT. Năm ngoái, tổ chức này đã tạo ra hơn 6,2 tỷ USD lợi nhuận từ những khoản tiền thế chấp của khách hàng và Giancarlo Devasini sở hữu phần lớn cổ phần của Tether.

Chân dung Giancarlo Devasini

4. Michael Saylor - 4,4 tỷ USD

Michael Saylor là doanh nhân, tỷ phú và là CEO của MicroStrategy, một trong những tổ chức nổi tiếng nhất trong cộng đồng tiền mã hoá với tầm nhìn đối với tương lai của Bitcoin. Cá voi Bitcoin là một trong những cụm từ mà cộng đồng sử dụng để nói về Michael Saylor và MicroStrategy.


Chân dung Michael Saylor

Tính từ năm 2020, Michael Saylor đã mua vào BTC ở nhiều mức giá trên danh nghĩa của tổ chức MicroStrategy, hiện tại, công ty này đang nắm giữ 14,7 tỷ USD tương đương 226.331 BTC ở mức giá trung bình là 36.990 USD.

Lịch sử mua Bitcoin của MicroStrategy từ năm 2020 đến tháng 07/2024. Ảnh: Saylor Tracker (18/07/2024)

Và theo dữ liệu từ Bitcoin Treasuries, MicroStrategy cũng là công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán đang nắm giữ nhiều BTC nhất (226,331 BTC tương đương 14 tỷ 700 triệu USD).

Các khoản đầu tư và nắm giữ Bitcoin của nhiều ông lớn hàng đầu. Nguồn: Bitcoin Treasuries (17/07/2024)

5. Paolo Ardoino - 3,9 tỷ USD

Ngày 13/10/2023 đánh dấu một bước tiến lớn đối với Paolo Ardoino khi Tether chính thức thăng chức cho CTO lâu năm lên vị trí giám đốc điều hành thay cho ông Jean-Louis van der Velde, người sẽ chuyển sang làm cố vấn kiêm CEO của Bitfinex. Tính đến thời điểm viết bài, Paolo Ardoino đang nắm giữ khối tài sản khoảng 3,9 tỷ USD.


Chân dung Paolo Ardoino

Paolo Ardoino là cái tên sáng giá nhất và phù hợp nhất cho vị trí CEO để lèo lái con tàu Tether đi đến những thành công trong tương lai. Những đóng góp của ông ở nhiều vai trò và vị trí là bảo chứng lớn nhất cho năng lực cũng như tầm nhìn .

Ba năm sau ngày gia nhập Bitfinex, Paolo Ardoino đảm nhận vị trí CTO từ năm 2017 và vốn hoá thị trường của Tether đã tăng từ 100 triệu USD lên hơn 83 tỷ USD. Bên cạnh đó, theo báo cáo quý I/2024, Tether hiện đang nắm giữ hơn 74 tỷ USD dưới dạng tín phiếu kho bạc Mỹ, biến công ty này trở thành một trong những cá voi nắm giữ nhiều T-Bill nhất thế giới.

6. Chris Larsen - 3,2 tỷ USD

Chris Larsen là tỷ phú, đồng sáng lập và Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ripple, sự hiện diện của ông như một cứu cánh của công ty này khi Jed McCaleb và các đồng sự lúc đó thiếu kinh nghiệm kinh doanh. Với sự có mặt của ông, Ripple đã từng bước chinh phục thị trường tài chính nói chung và tiền mã hóa nói riêng. Những ông lớn như Bank of America, Mitsubishi Financial và Santander cũng đã từng là khách hàng của Ripple. Tại thời điểm đó, RippleNet, mạng thanh toán của Ripple có thể xử lý giao dịch trong vòng 4 giây, nhanh hơn rất nhiều so với các mạng khác.


Chân dung Chris Larsen

Jay Clayton, người tiền nhiệm của Gary Gensler trước khi kết thúc nhiệm kỳ tại SEC, đã ra quyết định khởi kiện những nhân vật thượng tầng của Ripple. Tháng 07/2023, khi phán quyết được đưa ra thì trừ những trường hợp nhất định, token XRP không thể được xem là chứng khoán và được chia ra thành 2 trường hợp rõ ràng bao gồm việc XRP được bán cho các tổ chức bên thứ ba thông qua OTC hoặc một thỏa thuận trực tiếp thì mới bị xem là chứng khoán, còn trong trường hợp XRP được bán qua sổ lệnh của các sàn giao dịch trung gian thì sẽ không được tính là chứng khoán.

7. Jed McCaleb - 2,9 tỷ USD

Jed McCaleb là một trong những cái tên nổi tiếng trong thị trường tiền mã hoá với khối tài sản ước tính khoảng 2,9 tỷ USD. Ông là người đứng sau tạo ra Mt.Gox, Ripple và Stellar.

Vào thời điểm 4 năm trước, khi SEC bắt đầu để mắt đến hoạt động gọi vốn của Ripple thì công ty này đã không vượt qua Howey Test (bài kiểm tra mà SEC dùng để định nghĩa những tài sản nào thuộc chứng khoán). Theo cáo buộc, Ripple đã thực hiện những hoạt động chứng khoán chui mà do thông qua sự cho phép của SEC. Số tiền 1,4 tỷ USD có được sau vòng gọi vốn là nguyên nhân chính dẫn đến việc này khi cơ quan của Gary Gensler nhận định XRP là chứng khoán. Điều này đồng nghĩa với việc Ripple đã thực hiện hành vi phát hành chui chứng khoán.


Chân dung Jed McCaleb

Vụ kiện kéo dài lên đến 3 năm và phải đến tận tháng 07/2023 thì Ripple và XRP mới chính thức nhận được phán quyết có lợi. Nhưng hơn một nửa (728 triệu USD) trên tổng số 1,4 tỷ USD tiền gọi vốn của Ripple vẫn được nhận định và chứng khoán do chúng được phát hành thông qua các quỹ đầu tư.

Bên cạnh đó, sau khi Jed McCaleb rời Ripple, ông được cho là đã nhận hơn 3 tỷ USD, đây là lợi nhuận nhận được sau khi Jed xả hết số XRP được bồi thường của mình. Tính từ năm 2016, Jed đã kiếm được 175 triệu USD từ việc bán 819 triệu XRP và trong quý 4 năm 2018 và quý 1 năm 2020, ông đã thu về lần lượt 36 triệu USD và 26 triệu USD.

8 & 9. Anh em nhà Winklevoss - cùng 2,7 tỷ USD

Tyler và Cameron Winklevoss là cặp anh em nổi tiếng nhất trong thị trường tiền mã hoá. Các ông chủ của sàn Gemini được cho là đang sở hữu khối tài sản ước tính lên đến 2,7 tỷ USD mỗi người. Cơ duyên của cả 2 đến với thị trường tiền mã hoá cũng nhờ vào việc biết đến Bitcoin trong một kỳ nghỉ mát năm 2012. Sau đó, họ đã chi hơn 10 triệu USD để mua BTC ở mức giá 120 USD. Ba năm sau đó, khi giá BTC tăng lên 11.000 USD, anh em nhà Winklevoss trở thành một trong những tỷ phú đầu tiên của thị trường tiền mã hoá.


Chân dung anh em nhà Winklevoss

Bên cạnh những thông tin về hoạt động của anh em Winklevoss trong thị trường tiền mã hoá thì họ cũng được xem là những người đầu tiên đưa ý tưởng về một mạng xã hội nơi có thể kết nối các sinh viên và cựu sinh viên của Harvard. Thậm chí, Mark Zuckerberg cũng chỉ là người được Tyler và Cameron thuê về để code và phát triển phần mềm chứ hoàn toàn không hề đóng góp trong việc phát triển ý tưởng ban đầu. Facebook hiện tại là một phiên bản được Mark phát triển sau khi xin nghỉ việc. Đến năm 2008, Mark Zuckerberg và anh em nhà Winklevoss đã đi đến một thỏa thuận dân sự mà trong đó cả 2 cùng 1 nhà sáng lập khác sẽ nhận 65 triệu USD để đổi lại sự im lặng.

Trong giai đoạn 2022 - 2023, sàn giao dịch Gemini của cặp anh em nhà Winklevoss đã nhận được nhiều sự “quan tâm" của giới hành pháp vì quyết định đặt trụ sở tại Hoa Kỳ. Kết quả,  sàn giao dịch trên phải lánh nạn sang Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE). Không những thế, chương trình Gemini Earn cũng vô tình trở thành nạn nhân gián tiếp của cú sụp đổ FTX khi Genesis là đối tác chính của chương trình này. Hậu quả, chủ sàn giao dịch Gemini không những phải hầu tòa mà còn phải bồi thường 1.1 tỷ USD cho các khách hàng của mình.

10. Tim Draper -  2 tỷ USD

Với khối tài sản 2 tỷ USD chỉ tính riêng việc nắm giữ Bitcoin, Tim Draper là nhân vật cuối cùng trong danh sách top 10 tỷ phú giàu nhất thị trường tiền mã hoá. Số lượng BTC mà ông hiện đang nắm giữ có nguồn gốc từ một cuộc đấu giá của chính phủ Mỹ đối với những tài sản mà họ tịch thu được từ chợ đen Silk Road.

Chân dung Tim Draper

Tổng cộng, sau cuộc đấu giá, Tim Draper đã bỏ ra 18,7 triệu USD để mua 29.656 BTC ở mức giá 632 USD và số tài sản này hiện đang có giá gần 2 tỷ USD. Bên cạnh đó, vị tỷ phú này cũng có khẩu vị đầu tư khá bắt kịp với thị trường khi hàng loạt những công ty trong các lĩnh vực như: Trí tuệ nhân tạo, blockchain, tiền mã hoá và di truyền học đều đã nhận được tiền đầu tư từ ông. Một số công ty tiêu biểu có thể kể đến như: Robinhood, Coinbase, eShares, Tezos, DefiMoneyMarket và OpenGov.

Tổng kết

Bên trên là danh sách top 10 tỷ phú trong thị trường tiền mã hoá được sắp xếp theo tài sản ròng. Thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc những thông tin tổng quan nhất về những nhân vật này cũng như hành trình làm giàu từ tiền mã hoá của họ.

Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
-18/07/2024
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68