logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

SEC là gì? Ảnh hưởng của Ủy ban Chứng khoán Mỹ trong thị trường crypto

-30/11/2023

SEC không chỉ là một tổ chức giám sát tài chính quan trọng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự minh bạch, công bằng và đáng tin cậy trong thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là thị trường tiền mã hóa. Với vai trò quyết định và các tiêu chuẩn đổi mới, SEC đảm bảo không chỉ an toàn cho các nhà đầu tư mà còn chịu trách nhiệm định hình sức khỏe của thị trường tiền mã hóa.

Vậy SEC là gì? Hãy cùng Coin68 khám phá về sức mạnh và tầm ảnh hưởng của SEC trong thị trường tài chính, đặc biệt trong thị trường crypto như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

SEC là gì? Ảnh hưởng của Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ trong thị trường crypto

SEC là gì?

SEC là dạng viết tắt của Securities and Exchange Commission, trong tiếng Việt là Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ, là một cơ quan liên bang độc lập, được thành lập theo Luật Chứng khoán và Giao dịch năm 1934, do một ủy ban gồm năm thành viên đứng đầu. Các ủy viên được Tổng thống bổ nhiệm và Quốc hội xác nhận. Tổng thống chỉ định một trong số ủy viên làm Chủ tịch.


SEC là gì?

Nhiệm vụ chính của SEC là cam kết bảo vệ nhà đầu tư, duy trì sự công bằng, tổ chức và hiệu quả của thị trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn được vận hành đúng chỗ.

SEC hướng tới việc thúc đẩy niềm tin từ công cộng, cung cấp một loạt các cơ hội tài chính đa dạng cho nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, doanh nhân, công ty niêm yết và các bên thứ tham gia khác trên thị trường.

Lịch sử ra đời của SEC

Nguồn gốc của SEC bắt đầu từ cuộc khủng hoảng kinh tế đầu thập kỷ 19. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp tư nhân thường áp dụng các chiêu thức gian lận, lừa đảo, thông tin sai lệch để thu hút nhà đầu tư và làm tăng giá trị cổ phiếu của mình. Sự không minh bạch trong báo cáo tài chính, thông tin về tính khả thi và tính bền vững của doanh nghiệp tạo nên một thách thức đối với nhà đầu tư.

Sự kiện nổi tiếng nhất trong cuộc khủng hoảng này là Black Monday diễn ra vào ngày 28 tháng 10 năm 1929, khi thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu sụp đổ, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong vài giờ, các nhà đầu tư mất hàng tỷ USD và hàng triệu người Mỹ mất việc làm.


Black Monday

Để khắc phục các vấn đề phát hiện từ sự kiện Black Monday, chính phủ Mỹ bắt đầu xây dựng hệ thống pháp lý để giám sát và quản lý các hoạt động chứng khoán. Được thành lập theo Đạo luật Chứng khoán Liên bang năm 1933 và Đạo luật Chứng khoán Liên bang được sửa đổi năm 1934, SEC chính thức ra đời năm 1934.

Mục tiêu của chính phủ Mỹ khi thành lập SEC là tăng cường tính minh bạch và công bằng trong thị trường chứng khoán, ngăn chặn hành vi lừa đảo và gian lận để làm tăng niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường. Các quy định mới của SEC yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo tài chính rõ ràng hơn, đăng ký chứng khoán mới trước khi đưa ra thị trường và tuân thủ các quy định về thông tin công bố và phân phối thông tin. 

Ngoài ra, SEC còn có vai trò quan trọng trong việc giám sát thị trường chứng khoán và các hoạt động liên quan đến chứng khoán, hỗ trợ quyền lực pháp quyền trong việc duy trì sự minh bạch và an toàn của thị trường.

Vai trò của SEC trong thị trường tài chính

Bảo vệ nhà đầu tư

SEC đảm bảo rằng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ, không chứa thông tin đánh lừa nhà đầu tư. Điều này nhằm đảm bảo rằng nhà đầu tư có đầy đủ thông tin để đánh giá rủi ro và tiềm năng sinh lợi từ các khoản đầu tư của họ và có khả năng ra quyết định dựa trên cơ sở thông tin minh bạch.

Giám sát và quản lý thị trường tài chính

SEC giám sát hoạt động của các sàn giao dịch, công ty môi giới, quỹ đầu tư, tư vấn đầu tư, đảm bảo tuân thủ quy định và luật pháp liên quan. SEC theo dõi các giao dịch, ngăn chặn gian lận, thao túng thị trường, đồng thời thúc đẩy tính minh bạch và công bằng trong quá trình giao dịch chứng khoán.

Quản lý quy tắc và quy định

SEC đề xuất, thiết lập, thực thi các quy tắc, quy định và  tiêu chuẩn mới nhằm cải thiện quá trình giao dịch chứng khoán. Điều này bao gồm việc xây dựng quy tắc về báo cáo tài chính, phương pháp định giá, thông tin công bố và yêu cầu tuân thủ quy định chứng khoán.

Thực hiện pháp lý và trừng phạt

SEC có thẩm quyền thực hiện các biện pháp pháp lý và trừng phạt các vi phạm pháp luật chứng khoán. Điều này bao gồm việc điều tra các hành vi gian lận, thao túng thị trường và lừa đảo, với các biện pháp như áp phạt tiền, cấm tham gia thị trường hoặc khởi kiện pháp lý.

Đề xuất và thiết lập quy định

SEC chịu trách nhiệm đề xuất và thiết lập các quy định và quy tắc mới liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán, bao gồm việc đề xuất các quy định về báo cáo tài chính, quản lý rủi ro và các yêu cầu khác đối với các công ty niêm yết.

Giám sát công ty niêm yết trên sàn giao dịch

SEC giám sát hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, đảm bảo rằng họ tuân thủ quy tắc và quy định, đồng thời tiết lộ thông tin cần thiết và đáng tin cậy cho cổ đông và nhà đầu tư.

Định giá công cụ tài chính

SEC tham gia vào quá trình định giá các công cụ tài chính như chứng khoán, quỹ đầu tư, đảm bảo sự minh bạch, công bằng, ngăn chặn các hành vi gian lận và thao túng thị trường.

Hỗ trợ giáo dục và đầu tư

SEC cung cấp thông tin, tài liệu giáo dục để tăng cường nhận thức, hiểu biết về quyền lợi, rủi ro liên quan đến đầu tư, từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh và tự tin.

Hợp tác quốc tế

SEC tham gia vào hoạt động hợp tác quốc tế, xây dựng, duy trì mối quan hệ với cơ quan tài chính và chứng khoán quốc tế. Điều này bao gồm việc thúc đẩy chia sẻ thông tin, phối hợp giám sát, thúc đẩy tiêu chuẩn và quy tắc chung trong lĩnh vực tài chính toàn cầu.

Quyền hạn của SEC

SEC có khả năng thực hiện một loạt các biện pháp để đảm bảo sự minh bạch, tuân thủ quy định từ phía các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán. Cụ thể, SEC có thể tiến hành kiểm tra tài khoản của các doanh nghiệp để xác minh tính hợp lệ và sự rõ ràng của các thông tin tài chính mà chúng cung cấp.

Thêm vào đó, SEC có quyền yêu cầu các công ty cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động tài chính và chứng khoán của họ. Điều này nhằm mục đích đảm bảo tính minh bạch và đồng thời giúp đảm bảo rằng các công ty tuân thủ nghiêm túc các quy định đặt ra.

Trong trường hợp vi phạm, SEC không ngần ngại áp dụng những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, bao gồm phạt tiền lớn, cũng như có thể buộc thôi giấy phép hoạt động của công ty đó. Ngoài ra, các cá nhân liên quan đến vi phạm cũng có thể phải đối mặt với truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một biện pháp quyết liệt khác mà SEC có thể áp dụng là ra lệnh cấm vận, đặc biệt là đối với những công ty vi phạm nghiêm trọng các quy định của SEC. Điều này được thiết kế để ngăn chặn các công ty này khỏi việc tham gia vào các hoạt động tài chính và chứng khoán tại Hoa Kỳ, là một biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ nhằm bảo vệ sự ổn định của thị trường và lợi ích của nhà đầu tư.

Những quyền hạn này là những công cụ mạnh mẽ giúp SEC duy trì trật tự và công bằng trong hệ thống tài chính, đồng thời bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và đảm bảo sự minh bạch trong môi trường giao dịch chứng khoán.

Cấu trúc nội bộ của SEC

SEC hoạt động dưới một cấu trúc tổ chức phức tạp, kết hợp sự chuyên môn và hiệu quả trong quản lý. Cấu trúc này bao gồm nhiều phòng ban và nhóm nhân sự chất lượng cao, mỗi phần đều đóng góp vào sứ mệnh toàn diện của SEC.


Cấu trúc nội bộ của SEC

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ là cơ quan quản lý chứng khoán với cấu trúc tổ chức rõ ràng. Gồm 4 ủy viên và 1 chủ tịch, các hoạt động được chia thành 6 bộ phận chính:

Chủ tịch và ủy viên: Đứng đầu là chủ tịch, cùng với 4 ủy viên, với nhiệm vụ là đảm bảo quyết định chiến lược của SEC.

6 Bộ chính:

  • Division of Corporate Finance: Đánh giá và đảm bảo tuân thủ của doanh nghiệp với các quy định chứng khoán.

  • Division of Economic and Risk Analysis: Nghiên cứu về kinh tế và rủi ro để hỗ trợ quyết định chính sách.

  • Division of Enforcement: Điều tra và xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán.

  • Division of Examinations: Kiểm tra và đánh giá tổ chức chứng khoán để đảm bảo tuân thủ.

  • Division of Enforcement: Giám sát các quỹ đầu tư và quản lý tài sản.

  • Division of Trading and Markets: Giám sát sàn giao dịch và chứng khoán, đảm bảo công bằng và minh bạch.

Cấu trúc này được xây dựng để đảm bảo SEC có khả năng giám sát và điều hành hiệu quả các hoạt động liên quan đến chứng khoán và thị trường tài chính, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy tắc và quy định để bảo vệ nhà đầu tư và duy trì sự công bằng trong hệ thống tài chính.

Ảnh hưởng của SEC đến thị trường crypto

Trong bối cảnh Hoa Kỳ đang là trung tâm tài chính quốc tế, quyền hạn của SEC, mặc dù chỉ hướng đến thị trường nội địa nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sự ảnh hưởng toàn cầu. Đặc biệt, lĩnh vực tiền mã hóa, nơi luôn có sự đổi mới nhanh chóng và rủi ro gia tăng, đang dần trở thành trọng tâm của sự chú ý từ SEC.

Chủ tịch SEC hiện tại (2023), ông Gary Gensler, đưa ra quan điểm rằng thị trường tiền mã hóa mang theo nhiều rủi ro. Trong việc quyết định phân loại Bitcoin là một loại hàng hóa thay vì chứng khoán, ông đã đưa ra một bước quan trọng trong việc định hình cách tiếp cận của SEC đối với các loại tiền mã hóa khác. Ông cũng nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp tiền mã hóa cần tuân thủ các quy định và phải chấp nhận việc phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ SEC.

Với mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư, SEC đã đưa ra một loạt quyết định quan trọng, đặc biệt là trong các vụ kiện liên quan đến 2 sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu thế giới, Binance và Coinbase. Những cáo buộc về việc các token là chứng khoán và các hoạt động không tuân thủ quy định đã khiến cả thị trường tiền mã hóa sôi động và tạo nên làn sóng lo ngại. Điều này đã dẫn đến sự giảm giá mạnh của nhiều loại token, bao gồm cả Bitcoin, làm nổi lên những thách thức mới đối với cộng đồng tiền mã hóa và nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Tổng hợp các sự kiện nổi bật giữa SEC và thị trường crypto

SEC kiện Ripple

Cuộc chiến pháp lý giữa Ripple và SEC đã thu hút sự chú ý lớn trong ngành tiền mã hóa. SEC cáo buộc Ripple bán token XRP như một chứng khoán chưa đăng ký, kiếm hơn 1.3 tỷ USD, trong khi Ripple khẳng định XRP là một utility token. Cuộc tranh luận này bắt đầu vào tháng 12 năm 2020 khi SEC đưa ra đơn trình báo cáo chống lại Ripple và hai giám đốc điều hành của nó. 


SEC vs Ripple

Sau hơn 2 năm vào ngày 13 tháng 7 năm 2023, thẩm phán quyết định rằng Ripple không vi phạm luật chứng khoán liên bang khi bán XRP trên các sàn giao dịch công khai. Tuy nhiên, thẩm phán cũng quyết định rằng Ripple bán XRP cho các tổ chức là việc cung cấp chứng khoán không đăng ký. 

Đây là một chiến thắng cho Ripple. Tuy nhiên vào ngày 09/08, SEC thông báo rằng họ đang lên kế hoạch kháng cáo. SEC đã trình bày một vụ kiện khác giữa SEC và Terraform Labs, tổ chức liên quan đến sự cố lịch sử của LUNA-UST vào tháng 05/2022.

Thẩm phán Jed Rakoff, người giám sát vụ kiện này, cho rằng cách tiếp cận vụ kiện Ripple có thể ảnh hưởng đến kiện tụng đang nhắm đến Terraform Labs. Ông không phân biệt tiền mã hóa dựa trên cách chúng được bán và ông cho rằng việc bán trực tiếp cho các nhà đầu tư lớn, tổ chức, hoặc thông qua bên thứ ba cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ không làm rõ token này có phải là chứng khoán hay không.

Những quyết định trong hai vụ kiện này do Jed Rakoff thực hiện không thể thay đổi hoàn toàn tình hình từ vụ kiện Ripple, nhưng có thể gây khó khăn cho Ripple trong tương lai.

Để tiến hành kháng cáo, SEC cần phải được sự chấp thuận của Tòa án Quận Nam New York và tòa phúc thẩm. Sau đó, tòa án thượng tố mới sẽ xem xét kháng cáo của SEC. Ripple Labs cũng muốn kéo dài thời gian, có thể đến khi Quốc hội Mỹ có thể ban hành luật lệ có lợi cho tiền mã hóa hoặc khi Hoa Kỳ có tổng thống mới.

Coinbase và SEC

Sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu Coinbase đã đưa ra động thái mạnh mẽ khi kiện Ủy ban Chứng khoán Mỹ và đặt ra yêu cầu về việc ban hành quy định chính thức cho lĩnh vực tài sản kỹ thuật số, theo Đạo luật Thủ tục Hành chính. Tháng 7/2022, Coinbase đã gửi kiến nghị và đặt 50 câu hỏi về minh bạch trong quy định crypto đến SEC.


SEC vs Coinbase

Tuy nhiên, sau 9 tháng, SEC chưa có phản hồi nào và Giám đốc Pháp lý của Coinbase, Paul Grewal, đưa ra nhận định rằng động thái của họ là để đòi SEC phải công bố quyết định của mình. Coinbase đang đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý, bao gồm cuộc chiến pháp lý với Bộ Tài chính Hoa Kỳ và kế hoạch rời khỏi Mỹ nếu không có quy định rõ ràng cho ngành tiền mã hóa.

Kiện cáo của SEC cáo buộc Coinbase vi phạm quy định chứng khoán Mỹ đối với giao dịch và staking của nhiều đồng tiền mã hóa. Coinbase cũng bị tội làm nhà môi giới, giao dịch và thanh toán bù trừ chứng khoán mà không đăng ký với SEC từ năm 2019. Mặc dù Coinbase đã được cấp phép IPO vào năm 2021, Coinbase đối mặt với yêu cầu giải trình từ chính phủ 10 bang Mỹ và nếu không đáp ứng trong 28 ngày, có thể bị yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ tại các bang đó.

Cuộc chiến pháp lý giữa Coinbase và SEC bắt đầu từ đầu năm 2023, khi CEO Brian Armstrong tiết lộ thông tin về việc SEC sẽ đàn áp hoạt động staking tiền mã hóa. Thông tin này đã làm giảm giá Bitcoin và đưa cổ phiếu COIN của Coinbase giảm 9% trong phiên giao dịch ngày 06/06. Người dùng Coinbase đã rút 57.5 triệu USD tiền mã hóa trong 1 giờ sau thông báo kiện.

Phản hồi đầu tiên từ Giám đốc Pháp lý Paul Grewal của Coinbase sau khi bị SEC khởi kiện tập trung vào việc bày tỏ sự thiếu rõ ràng trong quản lý tài sản số. Grewal lên án việc SEC sử dụng hành động trấn áp thay vì thiết lập quy định rõ ràng, góp phần làm mất lợi thế cạnh tranh kinh tế của Mỹ. Ông cũng chỉ trích SEC từ chối cung cấp hướng dẫn và thông tin cần thiết cho Coinbase và nhấn mạnh rằng sàn này sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường. Giá cổ phiếu COIN của Coinbase giảm 9% sau thông báo kiện. Trước đó, sàn Binance cũng bị SEC khởi kiện với các cáo buộc tương tự và sau đó đã phản đối các cáo buộc và khẳng định vẫn hoạt động bình thường trên quy mô toàn cầu.

SEC kiện CZ và Binance

Trong năm 2023, Binance và CEO Changpeng Zhao đối diện với áp lực từ Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC). Đơn kiện của SEC vào tháng 6 cáo buộc Binance trộn lẫn tiền của người dùng và tham gia vào các hành vi gian lận. Kể từ đó, Binance đối mặt với vụ kiện ở nhiều quốc gia và nhiều quản lý cấp cao đã từ chức.


SEC vs Binance

Binance đã xác nhận CEO Changpeng Zhao từ chức và Richard Teng được bổ nhiệm làm CEO mới. Một thỏa thuận hòa giải với chính quyền Mỹ đã đạt được với mức phạt 4.3 tỷ USD để kết thúc cuộc điều tra rửa tiền và đảm bảo hoạt động ổn định của sàn. Changpeng Zhao nhận tội, bị phạt 50 triệu USD và cấm quản lý Binance trong 3 năm. Binance thừa nhận thiếu sót trong tuân thủ pháp luật nhưng cam kết tái cấu trúc tổ chức để ngăn chặn rủi ro. 

SEC và ETF Bitcoin

Bitcoin ETF (hay còn gọi Bitcoin exchange-traded fund) là một nhóm các tài sản liên quan đến giá của BTC được các công ty mua, chứng khoán hóa và bán hoặc giao dịch trên các sàn giao dịch truyền thống thay vì sàn giao dịch tiền mã hóa.

BlackRock, quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới, đã nộp đơn đăng ký thành lập quỹ ETF Bitcoin cho Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) vào ngày 16/06. ETF, mang tên iShares Bitcoin Trust, sẽ hoạt động theo dạng spot, cho phép nhà đầu tư mua cổ phiếu của quỹ và nhận Bitcoin làm tài sản cơ sở. Sàn giao dịch sẽ là NASDAQ và Coinbase được chọn làm đối tác lưu ký cho Bitcoin trong quỹ. Dữ liệu giá sẽ tham chiếu theo CME CF Bitcoin Reference Rate, đảm bảo tính nhất quán và phản ánh giá trị thực tế.

Các tổ chức lớn như Invesco, VanEck, WisdomTree, Fidelity và ARK đã nhanh chóng tái nộp đơn đăng ký ETF Bitcoin lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) vào sáng ngày 01/07, ngay sau khi SEC thông báo trả hồ sơ ETF Bitcoin spot vào tối ngày 30/06. Đây là phản ứng nhanh chóng của các tổ chức trong bối cảnh SEC đánh giá rằng các đề xuất ETF Bitcoin spot gần đây chưa cung cấp thông tin chi tiết về sàn giao dịch tiền mã hóa mà sẽ giám sát giao dịch.

Các hồ sơ mới được đại diện bởi sàn chứng khoán Cboe, bao gồm WisdomTree, Invesco, Valkyrie, ARK Invest và Fidelity. Tất cả đều đã bổ sung thông tin về sàn giao dịch tiền mã hóa là Coinbase, một đối tác lưu ký, mặc dù Coinbase đang phải đối mặt với kiện cáo từ SEC liên quan đến việc niêm yết các đồng tiền crypto được coi là chứng khoán.

Vào tối ngày 19/10/2023, Grayscale đã nộp đơn đăng ký mới, sử dụng hồ sơ S-3, phiên bản rút gọn của S-1 thường được sử dụng cho việc chào bán cổ phiếu mới, sau khi SEC thông báo sẽ không kháng cáo quyết phán quyết của tòa án liên quan đến đề xuất ETF Bitcoin spot.

Trước đó, vào cuối tháng 9/2023, SEC đã dời lịch xem xét tất cả các đề xuất ETF Bitcoin spot của tất cả ông lớn Phố Wall do lo ngại về gian lận và thao túng thị trường.


Các đề xuất ETF Bitcoin spot đang được SEC xem xét. Ảnh: Bloomberg (09/11/2023)

Tính đến hiện tại, hiện có tổng cộng 12 ông lớn quản lý tài sản đang chờ “phán quyết” từ SEC cho loạt hồ sơ ETF của mình. Trong đó BlackRock là đơn vị tiên phong trên đường đua này, cùng với VanEck, Bitwise, WisdomTree, Valkyrie, Fidelity, Invesco, ARK Invest, Global X, HashdexFranklin Templeton. Ủy ban Chứng khoán rạng sáng ngày 16/11 cũng đã quyết định trì hoãn hai đề xuất ETF Bitcoin spot của Hashdex.

Nhìn chung, SEC chỉ thông qua các đơn đăng ký Bitcoin ETF futures và từ chối thông qua Bitcoin ETF spot bởi vì tính biến động cao, bản chất không được kiểm soát và dễ bị thao túng của BTC. Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ khó có thể tiếp cận với Bitcoin ETF spot trong tương lai gần.

Tổng kết

Trên đây là bài viết của Coin68 về Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ hay còn gọi là SEC, một tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như trong thị trường tiền mã hóa khi đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính minh bạch và công bằng trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, SEC hiện tại đang có góc nhìn tiêu cực về về thị trường crypto khi và các vụ kiện liên tiếp xuất hiện.

Thông qua bài viết, Coin68 hy vọng bạn đọc đã có thể hiểu hơn về vai trò, bản chất cũng như các ảnh hưởng của Fed đến các thị trường. Chúc các bạn thành công!

-30/11/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68