logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

MakerDAO là gì? Tìm hiểu về dự án stablecoin lâu đời nhất thị trường crypto

-02/10/2023

Được thành lập vào năm 2014 bởi Rune Christensen, MakerDAO là một trong những dự án stablecoin lâu đời nhất trong thị trường tiền mã hoá. Vậy MakerDAO là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu trong bài viết dưới đây.  

MakerDAO là gì? Tìm hiểu về dự án stablecoin lâu đời nhất thị trường crypto

MakerDAO là gì?

MakerDAO là một dự án lending trên Ethereum được ra mắt vào năm 2014, cho phép người dùng vay stablecoin có tên là DAI bằng cách thế chấp quá mức tài sản của mình. MakerDAO còn là một tổ chức tự trị phi tập trung khi thay vì được điều hành bởi một nhóm các nhà phát triển hoặc một thực thể duy nhất, dự án này lại sử dụng token quản trị MKR cho các đề xuất và quyết định của dự án.

MakerDAO là gì?

DAI là stablecoin ERC-20 của MakerDAO, được gắn liền với USD và nằm trong số các stablecoin có vốn hóa thị trường lớn nhất thời điểm hiện tại. DAI có tổng cung không giới hạn và được tạo ra khi có người thế chấp tài sản vào Maker Vault. Ngoài ra, thay vì sử dụng kho tiền pháp định như USDT và USDC, MakerDAO sử dụng cơ chế thế chấp quá mức bằng tiền mã hóa để duy trì giá ổn định của DAI với tỷ lệ thanh lý là 125%, tức là người vay cần thế chấp 1,25 USD tiền mã hóa để có thể mint 1 USD DAI.

Maker Vault là gì?

Maker Vault là nơi người vay đặt tài sản thế chấp của họ vào và tạo ra DAI. Maker Vault cho phép sử dụng nhiều loại tiền mã hóa khác nhau để làm tài sản thế chấp và có thể tự do hoàn trả khoản vay bất cứ lúc nào. Mỗi người dùng có quyền kiểm soát hoàn toàn và độc lập đối với tài sản thế chấp được ký gửi của mình miễn là họ duy trì tỷ lệ thanh lý ở mức cho phép (được hiển thị trong vault) để không bị thanh lý tài sản. 

Đối với các vault được cho là rủi ro cao theo các tham số được thiết lập bởi Maker Government, chúng sẽ được tự động thanh lý và sẽ được Maker bán trên thị trường nội bộ bằng cơ chế đấu giá.  Người chiến thắng phiên đấu giá sẽ chuyển DAI cho MakerDAO để nhận tài sản thanh lý, số DAI thu được từ phiên đấu giá sẽ được đưa vào Maker Buffer, đóng vai trò như một bộ đệm chống lại sự gia tăng nguồn cung MKR trong tương lai.

Cơ chế hoạt động của DAI

DAI được tạo ra khi người dùng thế chấp tài sản của mình vào Maker Vault để tạo khoản vay và sẽ bị đốt khi khoản vay được hoàn trả. Như đã nói ở trên, DAI được thế chấp quá mức bằng tiễn mã hóa và được neo giá với đồng USD. 

Để duy trì giá trị, DAI sử dụng cơ chế Dai Savings Rate (DSR), cho phép người nắm giữ DAI có thể kiếm được lãi suất tiết kiệm tự động bằng cách gửi DAI của họ vào hợp đồng DSR trong Maker. Người dùng không bắt buộc phải gửi một số DAI tối thiểu để kiếm được lãi suất và có thể rút bất kỳ hoặc tất cả DAI của mình khỏi hợp đồng DSR bất cứ lúc nào.

Khi giá DAI bị depeg do các động thái thị trường thay đổi, người nắm giữ token MKR có thể giảm thiểu sự mất ổn định giá bằng cách bỏ phiếu để sửa đổi lãi suất DSR sao cho phù hợp: 

  • Nếu DAI trên 1 USD, người nắm giữ MKR sẽ bỏ phiếu cho việc giảm lãi suất DSR. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu cũng như giảm giá thị trường của Dai về giá mục tiêu 1 USD.

  • Nếu giá DAI dưới 1 USD, người nắm giữ MKR có thể chọn tăng lãi suất DSR, kích thích nhu cầu đồng thời làm tăng giá DAI về 1 USD.

MakerDAO và Real World Asset (RWA)

Gần đây, MakerDAO đã mở rộng danh mục tài sản bảo đảm cho stablecoin DAI bằng cách thêm vào các tài sản dưới dạng RWA bên ngoài tiền mã hóa. Tổng giá trị RWA mà MakerDAO đang nắm giữ hiện nay là khoảng 2,5 tỷ USD. Họ cũng đề xuất việc tạo ra một sản phẩm token hóa dựa trên các trái phiếu chính phủ. Đề xuất này nhằm thành lập một quỹ ETF off-chain được quản lý bởi MakerDAO. Đồng thời, phiên bản token hóa cũng sẽ hoạt động trên blockchain và khuyến khích các hoạt động hỗ trợ tài sản thế chấp trên Aave khi cần thiết.

Endgame Plan của MakerDAO

Endgame Plan là kế hoạch toàn diện để cải tổ Maker, với sự thay đổi quan trọng nhất là tách DAO thành các phần nhỏ gọi là SubDAO, mỗi phần đảm nhận một nhiệm vụ cụ thể và tạo ra token quản trị tương ứng. Kế hoạch này nhằm  giúp dự án tìm hướng phát triển mới sau thời gian đối mặt với nhiều vấn đề đe dọa tính bền vững và sự ổn định của Maker cũng như stablecoin DAI. Ngoài ra, với Endgame, MakerDAO cũng có mục tiêu biến DAI thành một stablecoin phi tập trung hoàn toàn, không phụ thuộc vào các stablecoin tập trung khác như USDC và có khả năng giữ giá ổn định.

Trong cập nhật mới nhất được nhà sáng lập Maker là Rune Christensen đăng tải vào ngày 12/05/2023,  nhà sáng lập MakerDAO đã vạch ra 5 giai đoạn triển khai cho Endgame trong 3 năm tới, bao gồm:

  • Phase 1:  Triển khai phiên bản beta, hợp nhất 2 thương hiệu Maker và Dai thành một, đồng thời ra mắt hai token ERC-20 mới, là token quản trị và stablecoin mới của giao thức và cho phép người dùng chuyển đổi token MKR và DAI sang 2 loại token này hoàn toàn miễn phí và không giới hạn. 
  • Phase 2: Ra mắt các 6 SubDAO đầu tiên, gồm 2 FacilitatorDAO và 4 AllocatorDAO. Mỗi SubDAO đảm nhiệm một chức năng riêng để tinh giản hóa bộ máy phát triển của MakerDAO.
  • Phase 3: Giới thiệu bộ công cụ quản trị sử dụng AI, giúp người nắm giữ token quản trị dễ dàng theo dõi tình hình hoạt động của dự án mà không đòi hỏi kiến thức kỹ thuật hay mức độ am hiểu cao.
  • Phase 4: Cung cấp phần thưởng khuyến khích tham gia quản trị. Người dùng có thể khóa token quản trị mới vào Sagittarius Lockstake Engine (SLE) để tham gia quản trị và nhận được phần thưởng doanh thu từ stablecoin mới hoặc token của các SubDAO. Ngược lại, người nắm giữ SubDAO token cũng có thể khóa token này lại để nhận được token quản trị mới. 
  • Phase 5: Đây là giai đoạn cuối cùng của kế hoạch Endgame với mục tiêu tạo ra một blockchain riêng cho Maker. Blockchain mới này sẽ là nơi hỗ trợ cả cơ chế quản trị thông qua SubDAO và hoạt động bảo vệ mạng lưới của MakerDAO.

Nhà đầu tư

MakerDAO đã kêu gọi được số vốn 79,5 triệu USD thông qua 4 vòng đầu tư: 

  • Ngày 15/12/2017: Dự án kêu gọi thành công 12 triệu USD do a16z dẫn đầu. 
  • Ngày 24/09/2018: Dự án kêu gọi thành công 18 triệu USD từ a16z.
  • Ngày 26/04/2019: Dự án kêu gọi thành công tiếp 25 triệu USD do CoinD dẫn đầu.
  • Ngày 19/12/2019: Dự án thành công kêu gọi 27,5 triệu USD với sự dẫn đầu của Dragonfly, Paradigm.

Tokenomics

Tên token

Maker

Ký hiệu

MKR

Blockchain

Ethereum

Contract

0x9f8f72aa9304c8b593d555f12ef6589cc3a579a2

Tổng cung

977.631MKR

Tỷ lệ phân bổ và lịch phát hành token

Tỷ lệ phân bổ token MKR. Nguồn: CoinGecko

Token MKR được phân bổ theo tỷ lệ sau:

  • Seed Round 1: 4%
  • Seed Round 2: 6%
  • Seed Round 3: 5,5%
  • Đội ngũ phát triển: 15%
  • Người sáng lập và dự án: 65%

Hiện tại, 100% tổng cung của MKR đã được mở khóa.

Token use case

Người nắm giữ token MKR  sẽ có quyền sau:

  • Tham gia bỏ phiếu quản trị dự án.
  • Được bỏ phiếu cho các đề xuất liên quan đến sự thay đổi của giao thức.
  • Đóng vai trò tái cấp vốn cho giao thức.

Tổng kết

Thông qua bài viết tổng quan về dự án MakerDAO trên đây, Coin68 hy vọng bạn đọc sẽ nắm được những thông tin cơ bản về dự án này để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Chúc bạn đầu tư thành công!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.
-02/10/2023
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68