logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Aave (AAVE) là gì? Tìm hiểu về giao thức Lending hàng đầu trong thị trường crypto

-21/01/2021

Aave là một giao thức Lending phi tập trung cho phép người dùng vay và cho vay nhiều loại tài sản crypto khác nhau như ETH, WBTC, USDT,... thông qua pool thanh khoản. Hiện tại, Aave là giao thức Lending hàng đầu thị trường crypto dựa trên TVL với hơn 4 tỷ USD (tại thời điểm tháng 10/2023). Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Aave qua bài viết dưới đây nhé! 


Aave (AAVE) là gì? Tìm hiểu về giao thức Lending hàng đầu trong thị trường crypto

Aave là gì?

Aave là một giao thức Lending phi tập trung cho phép người dùng vay và cho vay nhiều loại tài sản crypto khác nhau như ETH, WBTC, USDT,... thông qua pool thanh khoản. Aave ban đầu được xây dựng trên Ethereum nhưng đã mở rộng sang nhiều blockchain khác như Avalanche, Arbitrum, Optimism, Base, Polygon,... 


Aave là gì?

Aave liên kết người dùng vay và cho vay thông qua pool thanh khoản trên giao thức. Khi người cho vay gửi tài sản crypto vào pool thanh khoản, họ sẽ nhận được lãi suất dựa trên khoảng thời gian cho vay và tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo điều kiện thị trường. Ngược lại, người vay sẽ gửi tài sản crypto vào pool thanh khoản để thế chấp và vay các loại tài sản được hỗ trợ cộng với khoản lãi suất phải trả.

Lịch sử hình thành của Aave

ETHLend - tiền thân của Aave được thành lập bởi Stani Kulechov vào tháng 11/2017 và ban đầu là nền tảng cho vay P2P. Sau đó, giao thức được đổi tên thành Aave trong tiếng Phần Lan có nghĩa là “ma” và chuyển từ cho vay P2P sang cho vay dựa trên pool thanh khoản. Một số sự kiện nổi bật trong lịch sử hình thành của Aave như sau:

  • Tháng 11/2017: ETHLend mở bán ICO cho token LEND và huy động được 16.2 triệu USD.

  • Tháng 9/2018: ETHLend tiến hành đổi tên thương hiệu thành Aave và tích hợp nhiều tính năng hơn. 

  • Tháng 1/2020: ETHLend ngừng hoạt động và giao thức đổi tên thành Aave. Công ty thay đổi chiến lược từ cho vay P2P sang cho vay dựa pool thanh khoản.

  • Tháng 7/2020: Nền tảng Aave nâng cấp và tập trung hơn vào bảo mật. 

  • Tháng 9/2020: Giai đoạn đầu của “Aavenomics” cho phép người dùng đổi token LEND sang token AAVE với tỷ lệ 100 LEND = 1 AAVE.

  • Tháng 12/2020: Ra mắt Aave V2 thực hiện nâng cấp bao gồm tối ưu hóa gas, ra mắt tính năng Credit Delegation và liquidity mining.

  • Tháng 1/2023: Ra mắt Aave V3 bổ sung các tính năng mới là Portal, eMode và Isolation Mode.

Cơ chế hoạt động của Aave

Cho vay

Người dùng sẽ gửi các tài sản crypto được hỗ trợ vào pool thanh khoản và nhận về aToken với giá trị tương ứng (ví dụ người dùng gửi ETH sẽ nhận về aETH). Ngoài ra, aToken sẽ đi kèm với tỷ suất lợi nhuận dựa trên khoảng thời gian người dùng cho vay và nó có thể thay đổi tùy theo điều kiện thị trường. Để tránh các vấn đề thanh khoản có thể xảy ra, Aave đã thiết lập pool thanh khoản trên Balancer và Uniswap để người cho vay có thể rút tiền của họ bất cứ lúc nào. 

Vay

Người dùng sẽ gửi tài sản crypto được hỗ trợ vào pool thanh khoản để thế chấp và nhận về aToken tượng trưng cho khoản vay kèm theo lãi suất người dùng cần phải trả. Aave sử dụng cơ chế overcollateralized loans (các khoản vay được thế chấp quá mức) bắt buộc người dùng phải thế chấp tài sản bằng hoặc vượt quá số tiền đã vay từ 50-75%. Điều này bảo vệ số tiền trong giao thức được an toàn trong trường hợp người dùng không thể trả khoản vay của mình. Điều quan trọng là người đi vay phải duy trì tỷ lệ tài sản thế chấp nếu không tài sản sẽ tự động được bán hoặc thanh lý để trả khoản vay. 

Ngoài ra, phiên bản Aave V3 cũng cho ra mắt 2 cơ chế mới là eMode và Isolate Mode.

  • Efficiency Mode (eMode): Đây là cơ chế cho phép người dùng có khả năng vay cao nhất với tài sản thế chấp của họ. Cơ chế này chỉ được áp dụng khi tài thế chấp và tài sản đi vay có mối tương quan về giá ví dụ như các stablecoin.


Cơ chế eMode trong Aave V3 

  • Isolation Mode: Đây là một chế được áp dụng cho các tài sản mới được thêm vào Aave vẫn đang trong quá trình quan sát và có thể xem như là các tài sản có mức độ rủi ro cao hơn. Mỗi loại tài mới sản này sẽ được phân bổ vào các pool riêng biệt được gọi là Isolated Pool. Khi tài sản hoặc pool đó gặp rủi ro sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ giao thức. Khi một tài sản được gắn chế độ Isolation Mode, người dùng chỉ có thể vay stablecoin mà ban quản trị Aave đã thông qua và sẽ có hạn chế mức nợ trần nhất định cho các khoản vay đó.


Cơ chế Isolation Mode trong Aave V3

Flash Loan

Flash Loan là cơ chế làm cho Aave trở nên độc đáo khi cho phép khách hàng vay ngay lập tức mà không cần bất kỳ tài sản thế chấp nào. Một khoản vay nhanh được thực hiện với điều kiện số tiền gốc phải được hoàn trả trong một giao dịch. Nếu khoản vay không được trả lại cho nhóm đúng hạn, giao dịch sẽ bị đảo ngược nhằm đảm bảo sự an toàn của tiền trong nhóm dự trữ và không ai gặp rủi ro. Khoản vay Flash Loans yêu cầu phí 0,09% và được hoàn thành trong khoảng thời gian 13 giây.

Flash Loans được thiết kế để các nhà phát triển sử dụng để xây các công cụ yêu cầu vốn chênh lệch giá, tái cấp vốn hoặc thanh lý. Ví dụ: Nếu người dùng muốn vay Maker nhưng giá tài sản thế chấp bị giảm có nguy cơ bị thanh lý, thì người dùng có thể sử dụng Flash Loans để trả lại khoản vay Maker đó và nhận lại tài sản thế chấp. Sau đó, họ có thể bán tài sản thế chấp ra và trả lại Flash Loans giúp tránh bị thanh lý Maker mà không cần đổ thêm vốn mới vào. 

Rate switching

Một tính năng độc đáo khác của Aave là cho phép người vay chuyển đổi tỷ lệ lãi suất cố định hoặc biến động. Thông thường, lãi suất DeFi khá biến động làm cho việc ước lượng các chi phí vay dài hạn cũng trở nên khó khăn.

Nếu người dùng dự đoán lãi suất sẽ tăng, họ có thể chuyển đổi khoản vay sang hình thức fixed rate (tỷ lệ cố định) để khoá chi phí vay trong tương lai. Nếu người dùng nghĩ tỷ lệ lãi suất giảm, họ có thể chuyển đổi lại tỷ lệ biến động để giảm chi phí vay.

Có 2 ngoại lệ mà fixed rate có thể thay đổi:

  • Trường hợp 1: Nếu lãi suất cho vay tăng trên lãi suất vay cố định, hệ thống có thể không ổn định do phải trả nhiều hơn số tiền lãi cần trả. Trong trường hợp này, fixed rate sẽ được tái cân bằng để đạt được tỷ lệ ổn định mới.

  • Trường hợp 2: Có lợi cho người vay hơn nếu tỷ lệ biến động thấp hơn tỷ lệ cố định 20%, khoản vay sẽ tự động giảm xuống để bù đắp vào khoảng chênh lệch.

Credit Delegation (CD)

Đây là cơ chế cho phép người dùng gửi tiền vào Aave để kiếm thêm lợi nhuận bằng cách ủy thác hạn mức tín dụng cho người vay mà họ tin tưởng. Bằng cách này, người dùng sử dụng Aave để kiếm lãi mà không cần vay thông qua Credit Delegation. Những người nhận được hạn mức tín dụng được phép rút tài sản từ Credit Delegation đặc biệt và vay chúng. Để bảo vệ quỹ, các bên sử dụng ứng dụng có tên OpenLaw để ký các thỏa thuận về điều khoản vay. 

Mục đích của Credit Delegation là giúp người dùng, tổ chức, sàn giao dịch tiếp cận được nguồn thanh khoản của DeFi. Những người ủy quyền có thể nhận thêm yield của Credit Delegation cộng với số yield từ việc cho vay thông thường.

Portal

Đây là cơ chế mới trong Aave V3 cho phép người dùng có thể dễ dàng di chuyển tài sản liền mạch giữa các thị trường của nhiều blockchain khác nhau. Aave kết hợp với các cross-chain bridge như Connext, Hop Protocol để di chuyển tài sản qua nhiều thị trường khác nhau. Ví dụ: Người dùng vay hoặc cho vay ETH và nhận về aETH trên Ethereum cũng có thể nhận aETH trên Arbitrum hoặc Optimism. 


Cơ chế Portal trong Aave V3

Những tính năng của Aave

Dashboard

Đây là giao diện hiển thị các tài sản crypto người dùng cho vay hoặc vay trên nhiều blockchain khác nhau với 2 phiên bản V2 và V3. Ngoài ra, người dùng cũng có thể xem lãi suất APY cho vay hoặc vay tại đây.


Giao diện tính năng Dashboard trên Aave

Market

Đây là giao diện hiển thị toàn bộ các tài sản crypto Aave hỗ trợ và người dùng có thể cho vay hoặc vay trên nhiều blockchain khác nhau với 2 phiên bản V2 và V3. Tại đây, người dùng có thể theo dõi chỉ số APY khi cho vay hoặc vay 1 tài sản cụ thể.


Giao diện tính năng Market trên Aave

Người dùng chọn 1 tài sản cụ thể và chọn “Supply” để cho vay và chọn “Borrow” để vay bằng cách thế chấp tài sản. Aave cũng đánh đấu các loại tài sản theo 2 cơ chế eMode hoặc Isolated Mode để người dùng tham khảo để thực hiện vay.


Giao diện khi vay 1 tài sản cụ thể

Stake

Đây là nơi người dùng có thể staking token AAVE vào Safety Module để nhận về stkAAVE từ giao thức. Nếu shortfall event xảy ra, Aave sẽ bán AAVE trong Safety Module (tối đa 30%) để bù lỗ. Ngược lại, người dùng sẽ nhận được Incentive là Safety Incentives với 550 stkAAVE được phân phối mỗi ngày. Khi rút AAVE, người dùng phải đợi 10 ngày mới rút được AAVE từ stkAAVE để tránh ảnh hưởng đến toàn bộ giao thức.


Giao diện tính năng Staking trên Aave

Governance

Đây là nơi hiển thị các mục đề xuất dành cho người dùng nắm giữ token AAVE có thể bỏ phiếu quản trị cho các quyết định của giao thức tại đây.


Tính năng Governance trên Aave

Ngoài ra, BDG Labs - một đơn vị phát triển các sản phẩm Web3 đang tích hợp CCIP của Chainlink vào Aave để đảm bảo hệ thống quản trị cross-chain có độ bảo mật cao trong tương lai. Việc tích hợp CCIP sẽ mang lại cho Aave khả năng dễ dàng mở rộng với nhiều blockchain hơn và thực hiện các hoạt động quan trọng như quản trị thông qua một giải pháp bảo mật cao.

 
Mô hình quản trị của Aave khi tích hợp CCIP

Những sản phẩm khác trong hệ sinh thái của Aave

Stablecoin GHO

GHO là một stablecoin phi tập trung, được thế chấp bằng nhiều loại tài sản crypto và neo theo giá của đồng USD. GHO được tạo ra bởi người dùng (hay còn gọi là người vay) thông qua việc thế chấp tài sản vào giao thức và mint một lượng GHO nhất định. Tỷ lệ giữa tài sản thế chấp và khoản vay sẽ được thiết kế để đảm bảo an toàn cho giao thức. Khi hoàn trả khoản vay hoặc bị thanh lý GHO của người dùng sẽ được burn khỏi giao thức.


Stablecoin GHO của Aave

GHO cũng có 1 cơ chế cân bằng giá để giữ giá ở mốc 1 USD so với thị trường được diễn ra như sau:

  • Nếu GHO > 1 USD: Người dùng mint 1 GHO tại Aave và bán chúng với giá cao hơn 1 USD ngoài thị trường, làm gia tăng nguồn cung GHO trên thị trường và kéo giá GHO đi xuống.

  • Nếu GHO < 1 USD: Người dùng mua 1 GHO ngoài thị trường với giá thấp hơn 1 USD và burn chúng với giá 1 USD tại Aave, làm giảm nguồn cung GHO trên thị trường và đẩy giá GHO đi lên.

Aavegotchi

Aavegotchi là một tựa game metaverse lấy cảm hứng từ trò chơi Tamagotchi cho phép người chơi nuôi thú ảo dựa vào công nghệ NFT trên Ethereum. Tựa game là sự kết hợp giữa DeFi, NFT và Metaverse mang lại cho người chơi những trải nghiệm độc đáo khi tham gia vào game.


Aavegotchi

Aavegotchi có native token là GHST được sử dụng làm đơn vị để mua các tài sản kỹ thuật số, staking kiếm phần thưởng và tham gia quản trị trong AavegotchiDAO.

Thông tin cơ bản về token

Tên token 

Aave Token

Token

AAVE

Blockchain

Ethereum, BNB Chain, Optimism, Avalanche

Chuẩn token

ERC-20, BEP-20

Hợp đồng

Ethereum: 0x7fc66500c84a76ad7e9c93437bfc5ac33e2ddae9

BNB Chain: 0xfb6115445bff7b52feb98650c87f44907e58f802

Optimism: 0x76fb31fb4af56892a25e32cfc43de717950c9278

Avalanche: 0x8ce2dee54bb9921a2ae0a63dbb2df8ed88b91dd9

Công dụng token

Tiện ích, Quản trị 

Tổng cung

16.000.000 AAVE

Cung lưu hành

14.547.682 AAVE

Phân bổ token AAVE


Tỷ lệ phân bổ token AAVE

Token AAVE dùng để làm gì?

AAVE là native token của Aave và được sử dụng trong các trường hợp sau: 

  • Người dùng nắm giữ AAVE hoặc vay tài sản bằng AAVE sẽ được giảm phí giao dịch của giao thức.

  • Những người nắm giữ AAVE có thể staking vào Safety Module (Mô-đun an toàn) để tăng thêm tính bảo mật cho giao thức và kiếm được incentives.

  • Những người nắm giữ AAVE có thể đề xuất, bỏ phiếu quyết định các tính năng mới, tài sản mới và quyết định các tham số của giao thức.

Nhà đầu tư có thể giao dịch token AAVE ở đâu? 

Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch token AAVE tại:

  • Sàn CEX: Binance, Coinbase, HTX, OKX,...

  • Sàn DEX: Uniswap, Balancer, SushiSwap,...

Nhà đầu tư có thể lưu trữ token AAVE ở ví nào? 

AAVE là token với tiêu chuẩn ERC-20, BEP-20 nên nhà đầu tư có thể lưu trữ trên các loại ví như Metamask, Trust Wallet, Coin98 Wallet,… Để thuận tiện cho việc giao dịch, nhà đầu tư cũng có thể lưu trữ AAVE trên ví của các sàn giao dịch niêm yết token này.

Lộ trình phát triển

Hiện tại, Aave chưa công bố về lộ trình phát triển tiếp theo trong tương lai. Tuy nhiên, Aave đang hỗ trợ tích hợp Liquid Staking Token (LST), RWA để đa dạng hoá tài sản vay và cho vay trên giao thức.

Đội ngũ phát triển

Những thành viên nổi bật trong đội ngũ phát triển của Aave bao gồm:

  • Stani Kulechov: Ông hiện là Founder và CEO của Aave.

  • Nicole Butler: Bà hiện là CCO (Chief Compliance Officer) của Aave. 

  • Peter Kerr: Ông hiện là CFO của Aave.

  • Christina B.: Bà hiện là Head of Growth and Partnerships của Aave.

Nhà đầu tư

Aave đã từng huy động thành công 32.5 triệu USD từ 3 vòng gọi vốn trước đó với sự tham gia của những quỹ đầu tư như Blockchain Capital, ParaFi Capital, Framework Ventures,... 


Những nhà đầu tư của Aave. Nguồn: cryptorank.io 

Đối tác

Aave hiện đang hợp tác với rất nhiều dự án để hỗ trợ người dùng vay và cho vay nhiều loại tài sản khác nhau như:

  • Blockchain: Arbitrum, Optimism, Base,...

  • DEX: Uniswap, Curve,... 

  • Giao thức LSDfi: Lido, Rocket Pool,...

  • Real World Asset (RWA): Centrifuge.

  • Cơ sở hạ tầng: Chainlink. 

Tổng kết

Aave là một giao thức Lending phi tập trung cho phép người dùng vay và cho vay nhiều loại tài sản crypto khác nhau như ETH, WBTC, USDT,... thông qua pool thanh khoản. Aave vẫn đang không ngừng phát triển khi ra mắt phiên bản V3, stablecoin GHO, hỗ trợ nhiều loại tài sản như Liquid Staking Token (LST), RWA để phục vụ người dùng thực hiện cho vay hoặc vay.

Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Aave để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. 

Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
-21/01/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68