ReStaking là một cơ chế khá mới được ra mắt trong thời gian gần đây. Hôm nay, các bạn hãy cùng Coin68 tìm hiểu về EigenLayer, dự án cung cấp giải pháp ReStaking đầu tiên trên Ethereum.

EigenLayer là gì?
EigenLayer là giải pháp cho phép người dùng đang stake ETH (staker) có thể restake lại số ETH của họ vào một hợp đồng thông minh để bảo đảm tính bảo mật của các giao thức khác.
Giải pháp ReStaking này sẽ mang lại lợi ích cho cả giao thức và restaker:
- Giao thức được hưởng lợi từ tính bảo mật của Ethereum vì tài sản thế chấp được stake để duy trì bảo mật cho Ethereum và giao thức.
- Restaker sẽ nhận được phần thưởng staking từ 2 nguồn, từ Ethereum và từ giao thức được bảo mật.
Restaker được phần thưởng bổ sung để đổi lấy việc bảo mật các giao thức khác, nhưng cũng phải đối mặt với những rủi ro đến từ các điều khoản trừng phạt (slashing condition) của các giao thức.
EigenLayer được tạo ra để giải quyết vấn đề gì?
Thách thức hiện tại trong thiết kế blockchain là bảo mật bị phân cấp. Điều này đặc biệt đúng trên mạng Ethereum. Các ứng dụng phần mềm trung gian (middleware application) và ứng dụng không tương thích với EVM (non-EVM application) được xây dựng trên mạng Ethereum sẽ phải chịu trách nhiệm tạo một trust network riêng. Tuy nhiên, xây dựng một hệ thống bảo mật rất tốn kém, tốn nhiều tài nguyên. Hơn nữa, sau khi xây dựng xong, hệ thống bảo mật đòi hỏi nguồn lực để duy trì và mở rộng quy mô. Khi càng nhiều ứng dụng được xây dựng, sự bảo mật ngày sẽ ngày càng bị phân cấp.
EigenLayer là dự án đầu tiên trong việc ra mắt cơ chế mới mang tên “ReStaking” nhằm giải quyết vấn đề tính bảo mật bị phân cấp. Tính năng ReStaking là một bộ hợp đồng thông minh trong đó người staking ETH có thể tái sử dụng ETH bị khóa của họ để mở rộng bảo mật cho các giao thức khác. EigenLayer tạo ra một lớp trung gian (middle layer) nơi staker đồng ý cấp các quyền thực thi bổ sung đối với staked ETH của họ, và cho phép nó được restake một cách hiệu quả cho các giao thức khác.
Một khía cạnh quan trọng của tính năng ReStaking của EigenLayer là nó sẽ tạo thêm các điều kiện phạt (slashing condition) bổ sung đối với ETH đã staking trên lớp đồng thuận (consensus layer). Điều này giúp mở rộng tính bảo mật vì các điều kiện phạt mới có thể được đưa ra để đáp ứng nhu cầu của các giao thức khác như bridge và các lớp khả dụng dữ liệu (data availability layer) được xây dựng trên Ethereum. Vì vậy, EigenLayer có thể tự do triển khai ETH ReStaking cho các giao thức khác trong khi tận dụng các điều kiện phạt để khuyến khích các validator hành động trung thực. Thiết kế của EigenLayer cho phép dự án này cung cấp các dịch vụ xác thực bên ngoài Ethereum.
Cơ chế ReStaking
Cơ chế ReStaking đưa ra 2 ý tưởng cơ bản: pooled security (tạm dịch là pool bảo mật) và free-market governance (tạm dịch là quản lý thị trường tự do).
- ReStaking tạo ra một hệ thống bảo mật tối ưu gọi là pooled security. Hệ thống này cho phép các giao thức tận dụng được tính bảo mật của mạng Ethereum, và làm cho chi phí để tấn công các giao thức sẽ tăng lên đáng kể. Staked ETH được sử dụng làm tài sản thế chấp để bảo mật Ethereum và đồng thời được sử dụng để cung cấp dịch vụ xác thực cho các giao thức khác. Với Pooled Security, những validator tham gia sẽ phải đồng ý với các điều kiện phạt (slashing condition) mới đối với cổ phần của họ.
- Free-market governance cho phép các giao thức chủ động kiểm soát lượng pooled security được tiêu thụ. EigenLayer tạo ra một thị trường cạnh tranh cho pooled security được quyết định bởi cung và cầu. Điểm mấu chốt ở đây là các validator hoàn toàn không bắt buộc phải cung cấp pooled security. Thay vào đó, họ có khả năng xác định tập hợp các tham số rủi ro và phần thưởng của riêng mình trước khi cung cấp dịch vụ cho một giao thức nhất định. Điều này cho phép các validator lựa chọn có chọn lọc giao thức nào để cung cấp dịch vụ.
Điều này dẫn đến một thị trường mở và cạnh tranh, và loại bỏ nhiều điểm kém hiệu quả tồn tại trong các mô hình bảo mật hiện tại. Cụ thể hơn, gánh nặng xây dựng một hệ thống bảo mật được giảm thiểu do một giao thức mới có thể chỉ cần mua bảo mật trên thị trường mở EigenLayer thay vì phải tự tạo và duy trì nó. ReStaking cũng làm giảm chi phí biên của các dịch vụ validator vì những restaker có thể tái sử dụng vốn ban đầu của họ trên nhiều giao thức khác nhau ngoài Ethereum để kiếm thêm lợi nhuận.
Ứng dụng của EigenLayer
Ứng dụng đầu tiên được xây dựng trên EigenLayer: EigenDA.
EigenDA là lớp data availability có mang lại một mô hình mới cho bối cảnh dữ liệu sẵn có hiện tại. Tóm lại, EigenDA cho phép Ethereum giảm tải tính khả dụng của dữ liệu trong phạm vi bảo mật của hệ sinh thái thay vì chuyển sang hoạt động off-chain.
Điều này có thể thực hiện được thông qua mô hình đại biểu kép (dual quorum model), bao gồm: Ethereum staker (Ethereum’s staking economic quorum) và phần còn lại được điều hành bởi các RocketPool ETH staker (hoặc các nền tảng liquid staking khác). Để đạt được tính khả dụng của dữ liệu (data availability), cần phải có được sự thông qua cả hai đại biểu. Đây có thể được coi là sự kết hợp giữa niềm tin kinh tế và niềm tin phi tập trung.
EigenDA là lớp data availability thuần tuý và do đó, ngay cả ở trạng thái hiện tại, nó có thể đạt được thông lượng lên tới 15 MB/s, cao hơn 176 lần so với thông lượng hiện tại của Ethereum mà không cần danksharding. Người sáng lập EigenDA về cơ bản được xây dựng bằng cách tận dụng mức độ tự do cao hơn của EigenLayer, đồng thời sử dụng kiến trúc mật mã cốt lõi của danksharding. Với điều này, thông lượng dự kiến của EigenDA trong tương lai sẽ là 1 GB/giây.
Ngoài ra, EigenLayer còn có thể ứng dụng trong một số lĩnh vực khác như:
Các cách Restaking trên EigenLayer
EigenLayer cho phép người dùng tham gia ReStaking với các loại tài sản khác nhau:
- Native Staking: Validator restake ETH đã được stake của họ
- LSD restaking: Validator restake các tài sản đã được stake thông qua Lido hoặc Rocket Pool
- ETH LP restaking Validator restake LP token của một cặp token bao gồm ETH
- LSD LP restaking: Validator restake LP token của một cặp token bao gồm ETH
Có 2 cách để tham gia ReStaking trên EigenLayer:
- Solo Staking: Restaker có thể chọn cung cấp dịch vụ xác thực cho các giao thức hoặc ủy thác hoạt động cho các nhà vận hành (operator) khác trong khi tiếp tục đóng vai trò validator cho mạng Ethereum
- Trust Model: Restaker chọn một nhà điều hành (operator) đáng tin cậy để ủy quyền. Nếu nhà điều hành (operator) được chọn không thực hiện theo thỏa thuận, thì họ sẽ phải chịu những hình phạt nhất định.
Những ưu điểm của EigenLayer
Với EigenLayer, Các nhà phát triển hoàn toàn có tận dụng tính bảo mật của Ethereum mà không cần đầu tư chi phí vận hành hệ thống bảo mật của riêng mình. Khi khai thác tính bảo mật của Ethereum, các giao thức đồng thời được trao quyền kiểm soát các cơ chế cơ bản, chẳng hạn như cơ chế đồng thuận và điều kiện phạt. Do đó, điều này sẽ cung cấp cho các giao thức quyền kiểm soát yếu tố nào họ muốn ưu tiên, có thể là tính phi tập trung, khả năng mở rộng hoặc bất kỳ yếu tố nào khác.
Những rủi ro cần phải quan tâm với EigenLayer
EigenLayer được restaker cấp quyền tiếp cận với staked ETH của họ. Nếu một số lượng ETH được stake thông EigenLayer, và giao thức này bị tấn công / khai thác thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạng Ethereum.
Tổng kết
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin liên quan đến dự án EigenLayer. Coin68 hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau.