logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Blockchain là gì? Điều bạn cần biết về công nghệ Blockchain (Phần 1)

-01/09/2022

Blockchain là gì? Điều bạn cần biết về công nghệ Blockchain (Phần 1)

Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực đầu tư, ngân hàng, tiền điện tử trong những năm gần đây, chắc hẳn bạn cũng nghe đến thuật ngữ “Blockchain”. Trong thời đại 4.0, khái niệm công nghệ Blockchain trở nên quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc tính và cách thức hoạt động của công nghệ này. Qua bài viết này, Coin68 sẽ cung cấp một cái nhìn rõ nét và tìm hiểu công nghệ Blockchain.

Ai tạo ra công nghệ blockchain?

Cha đẻ của Blockchain được ghi nhận cho Satoshi Nakamoto vào năm 2008. Tuy nhiên Blockchain đã có chiều dài lịch sử từ đầu những năm 90.

Ý tưởng về Blockchain bắt nguồn từ một ý tưởng về chuỗi dữ liệu bất biến được mô tả lần đầu năm 1991 bởi hai nhà nghiên cứu W. Scott Stornetta và Stuart Haber trên 1 bài báo có tiêu đề: “Làm thế nào để đóng dấu thời gian một tài liệu kỹ thuật số”. Trên bài báo đó đã đưa ra các vấn đề cần giải quyết bài toán đóng dấu thời gian chính xác cho các tệp dữ liệu nhằm ghi nhận thời gian thực để không bị chỉnh sửa và giả mạo. Tuy nhiên, cách giải thích của Stornetta và Haber được coi là không hoàn chỉnh và giới chuyên gia cho rằng vẫn cần một bên thứ 3 để đảm bảo.

Sau đó công nghệ blockchain được đổi mới từ các nhà khoa học máy tính khác cho tới năm 2008 với sự ra đời của Bitcoin, Satoshi Nakamoto đã được ghi nhận là người phát minh ra Blockchain.

Công nghệ Blockchain là gì?

Mặc dù được biết đến là một công nghệ mới, Blockchain cũng đã kịp “sắm” cho mình một vài dòng sử thú vị. Năm 2008, bút danh Satoshi Nakamoto xuất bản “Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử”. Một năm sau đó, một giao dịch Bitcoin đã được thực hiện thành công. Năm 2011, 1 đơn vị Bitcoin có giá trị bằng 1 USD.

Công nghệ blockchain là gì?Công nghệ blockchain là gì?

Năm 2016, IBM tuyên bố sử dụng chiến lược Blockchain cho các giải pháp kinh doanh dựa trên điện toán đám mây. Chính phủ Nhật Bản cũng công nhận tính hợp pháp của Blockchain và Crypto. Từ đó đến nay, công nghệ Blockchain đang được ứng dụng mạnh mẽ vào đời sống. Vậy thực sự Blockchain là gì?

Như tên gọi của nó, block có nghĩa là các khối, chain có nghĩa là chuỗi, vậy Blockchain là gì? Nó được định nghĩa đơn giản là một chuỗi các khối, mà bên trong những khối đó có chứa các thông tin về giao dịch tài chính, quyền sở hữu tài sản… Công nghệ Blockchain được xem như là một loại cơ sở dữ liệu, tức một tập hợp thông tin được lưu trữ dưới dạng điện tử trên hệ thống máy vi tính được lập trình với khả năng ghi lại và theo dõi những thông tin có giá trị, chẳng hạn như quyền sở hữu đất đai, bất động sản, hay các giao dịch liên quan đến lĩnh vực tài chính.

Blockchain gồm 3 thành phần chính là Block, Node, Miner. Trong đó, mỗi block sẽ chứa ba thành phần cơ bản gồm dữ liệu, một số nguyên 32bit có tên là nonce và một hàm băm hash.

Khi khối đầu tiên của chuỗi được tạo, một nonce sẽ xây dựng một hàm băm. Điều này đồng nghĩa với việc dữ liệu đã được “đóng dấu” và không thể sửa đổi.

Xem thêm: Zil coin

Các phiên bản của blockchain theo thời gian

Các phiên bản của blockchainCác phiên bản của blockchain

Các đặc điểm chính của blockchain là gì?

Một cơ sở dữ liệu phân tán

Hầu hết các công nghệ Blockchain được thiết kế như một cơ sở dữ liệu phi tập trung. Các “tài sản” kỹ thuật số được phân phối thay vì sao chép hoặc chuyển giao trên Blockchain. Nhờ đó, mọi người trong cùng chuỗi có thể kiểm soát thông tin, dữ liệu có trong khối.

Tính bền vững và khả năng tăng cường bảo mật

Trong một Blockchain, mỗi khối đều có hàm băm riêng biệt cũng như tham chiếu đến hàm băm của khối nằm trước nó. Vì vậy, việc khai thác một chuỗi khá phức tạp, đặc biệt là trên các chuỗi lớn.

Những người khai thác chuỗi này sẽ sử dụng phần mềm chuyên dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến số học vô cùng phức tạp, khi muốn tìm ra một nonce tạo ra một hàm băm được chấp nhận. Bởi, mỗi nonce chỉ có 32bit trong khi mỗi hàm băm là 256bit, nên có khoảng bốn tỷ tổ hợp nonce và hàm băm cần phải được tìm kiếm trước khi tìm ra “nonce vàng” để khối của họ được thêm vào chuỗi.

Tăng cường bảo mật của BlockchainTăng cường bảo mật của Blockchain

Ngoài ra, sự thay đổi đối với bất kỳ một khối nào trong chuỗi không chỉ tác động lên bản thân nó, mà còn toàn bộ các khối khác ở phía sau. Chính vì vậy, việc thao túng công nghệ Blockchain vô cùng khó khăn. Không phải ai cũng có đủ khả năng công nghệ thông tin cũng như thời gian đủ lớn để tìm ra một ounce vàng. Do đó, công nghệ Blockchain 4.0 được đảm bảo về tính minh bạch và khả năng bảo mật.

Minh bạch và không thể bị thay đổi

Các block được nối tiếp nhau tạo thành chuỗi, một khi một block đã được cập nhật, bạn sẽ không thể xóa thông tin trong đó đi. Blockchain hoạt động dựa trên nguyên tắc ghi chép phổ biến trong tài chính là không được phép xóa bỏ dữ liệu đã cập nhật, thay vào đó cập nhật thêm các block mới, với nội dung cần chỉnh sửa và tên tuổi của người chỉnh sửa. Điều này vừa giúp rõ ràng thông tin lẫn sự toàn vẹn của các dữ liệu đã được tạo.

Sự liên kết giữa các node

Node là mắt xích liên kết giữa các khối trong chuỗi. Chúng có hai nhiệm vụ cơ bản là chia sẻ thông tin và giữ bản sao của các giao dịch, dữ liệu đã được cập nhật. Mỗi nút trong mạng lưới hoạt động độc lập với tư cách là những người xác minh có thẩm quyền.

Các node của Blockchain được liên kết với nhauCác node của Blockchain được liên kết với nhau

Đây được xem là một trong những khái niệm quan trọng khi nói đến công nghệ Blockchain. Đối với công nghệ này, không một máy tính hoặc một tổ chức nào có thể đơn phương sở hữu chuỗi. Thay vào đó, Blockchain hoạt động như một sổ cái được kết nối với nhau thông qua các nút. Các nút này có thể một loại thiết bị điện tử bất kỳ, có khả năng duy trì bản sao của Blockchain và đảm bảo khả năng hoạt động của chuỗi.

Blockchain có chức năng giống như Google Docs

Google Doc và BlockchainGoogle Doc và Blockchain

Đây là cách hiểu đơn về Blockchain. Thực tế, Blockchain và Google Docs đều là những công cụ, công nghệ để lưu trữ dữ liệu, đồng thời cho phép tài liệu đào được chia sẻ với một nhóm người khác. Điều này tạo ra một chuỗi phân phối phi tập trung cho phép nhiều người cùng truy cập vào tài liệu trong cùng một thời điểm. Ngoài ra, những sửa đổi trong Google Docs và Blockchain đều được ghi lại theo mốc thời gian thực tế, đảm bảo được tính công khai của thông tin.

Tính ưu và nhược điểm của công nghệ blockchain

Ưu điểm của Blockchain

Phi tập trung

Vì dữ liệu thường được lưu trữ trong hàng nghìn thiết bị trên cùng một mạng lưới phân tán gồm các node, nên hệ thống cũng như dữ liệu trên blockchain có khả năng chống lại sự tấn công bên ngoài. Mỗi nút mạng có thể sao chép và lưu trữ một bản sao của cơ sở dữ liệu, do đó sẽ đảm bảo không có điểm nào bị lỗi.

Bảo mật và minh bạch

Khi dữ liệu đã được cập nhật vào Blockchain thì việc xóa hoặc thay đổi nó là bất khả thi. Điều này giúp Blockchain trở thành một công nghệ tối ưu để lưu trữ các hồ sơ tài chính hay bất kỳ dữ liệu nào khác khi cần theo dõi kiểm tra vì mọi thay đều được theo dõi và ghi lại vĩnh viễn trên hệ thống.

Hệ thống đáng tin cậy

Trong các hệ thống thanh toán truyền thống, các giao dịch không chỉ phụ thuộc vào hai bên liên quan mà còn bên trung gian như ngân hàng, công ty tín dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Khi sử dụng công nghệ Blockchain, điều này không còn cần thiết nữa vì hệ thống có thể tự xác minh các giao dịch thông qua hoạt động “Mining” – “đào” coin hoặc quy từ quy trình xác thực của các node. Do đó, Blockchain có khả năng loại bỏ rủi ro đến từ bên thứ ba cũng như giảm bớt chi phí khi giao dịch.

Nhược điểm của Blockchain

Private key

Khóa cá nhânKhóa cá nhân

Mỗi người dùng sẽ được cấp một khóa riêng tư tương ứng nhằm truy cập vào dữ liệu. Nếu để mất khóa riêng tư này, dữ liệu, thông tin và tài sản của họ cũng sẽ bị mất.

Lưu trữ

Sự tăng trưởng về dung lượng lưu trữ của Blockchain đang vượt xa khả năng mà một ổ cứng có thể tải xuống. Điều này có nghĩa là khả năng mất các node là hoàn toàn có thể xảy ra.

Sự khác biệt giữa Bitcoin và Blockchain là gì?

Blockchain được phát triển nhằm tạo điều kiện sử dụng loại tiền mới vì không có ngân hàng hoặc chính phủ nào có thể tham gia giám sát các giao dịch thông qua Crypto.

Điểm khác biệt đầu tiên giữa Bitcoin nói riêng cũng như Crypto nói chung và Blockchain là Bitcoin là một loại Crypto còn Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán.

Điểm khác biệt thứ hai là Bitcoin hoạt động được dựa trên Blockchain, trong khi Blockchain có thể sử dụng nhiều tài sản khác, không chỉ có Bitcoin.

So sánh Bitcoin với BlockchainSo sánh Bitcoin với Blockchain

Điểm thứ ba, Bitcoin hoạt động ẩn danh trong khi Blockchain hoạt động dựa trên cơ chế rõ ràng. Để được sử dụng trong các lĩnh vực, Blockchain phải đáp ứng các quy tắc nghiêm ngặt mà bên còn lại đưa ra.

Cuối cùng, Bitcoin chỉ có thể chuyển tiền tệ giữa người sử dụng trong khi Blockchain có thể giao dịch tất cả mọi phương tiện bao gồm tiền tệ, quyền sở hữu tài sản…

Mặt khác, Blockchain là một “sổ cái kỹ thuật số” công khai giữa những người có nhu cầu giao dịch với nhau, và một trong những phương tiện trao đổi trong mạng lưới đó chính là Crypto.

-01/09/2022
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68