logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Virtual Machine (VM) là gì? Ứng dụng của VM trong thị trường tiền mã hoá

-09/07/2024

Virtual Machine (VM) là một trong những khái niệm đã tồn tại từ rất lâu trên thị trường máy tính cũng như Internet. Không những thế, Virtual Machine còn được ứng dụng rộng rãi trong thị trường tiền mã hoá tiêu biểu có thể kể đến như Ethereum Virtual Machine (EVM) và Bitcoin Virtual Machine (BVM). Và cũng nhờ có Virtual Machine mà một máy tính Windows vẫn có thể chạy được hệ điều hành macOS và ngược lại. Vậy Virtual Machine (VM) là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.


Virtual Machine (VM) là gì? Ứng dụng của VM trong thị trường tiền mã hoá

Virtual Machine (VM) là gì?

Virtual Machine có thể được hiểu là một máy ảo được tạo ra nhằm phục vụ các mục đích khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến máy chủ vật lý. Virtual Machine có thể chạy một hệ điều hành hoàn toàn khác biệt với máy chủ như việc một máy ảo của macOS vẫn có thể chạy hệ điều hành Windows và ngược lại.

Một Virtual Machine hoàn chỉnh sẽ bao gồm các phần cứng ảo (RAM, CPU, ổ đĩa) để chạy hệ điều hành cũng như các phần mềm theo đúng nhu cầu mà nó được tạo ra. Virtual Machine sẽ là một phiên bản thứ 2 của máy chủ vật lý, điều này có nghĩa toàn bộ sức mạnh mà máy ảo sở hữu sẽ đều đến từ máy chủ, do đó, Virtual Machine sẽ luôn được thiết lập mặc định không bao giờ vượt qua khả năng xử lý của máy chủ vật lý.

Lý do, cách hoạt động và lợi ích của Virtual Machine 

Giảm rủi ro cho máy chủ

Virtual Machine thường được tạo ra nhằm mục đích chạy các phần mềm mà người dùng không muốn chạy chúng trên máy chủ. Trong thị trường tiền mã hoá, chúng ta sẽ rất quen với mô hình này đó chính là chạy node bằng VPS. Việc chạy node về bản chất là biến thiết bị của người dùng trở thành một điểm truyền tin tức đến những nơi cần đến trong blockchain. Do đó, khi máy chủ trở thành một node đồng nghĩa với việc nó sẽ sử dụng tài nguyên để hoàn thành các tác vụ được đề ra và nếu trong quá trình đó blockchain bị exploit thì máy chủ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Cách hoạt động

Một máy chủ vật lý có thể chia sẻ tài nguyên cho rất nhiều Virtual Machine và được giám sát bằng Hypervision, nó sẽ có nhiệm vụ quản lý và phân chia máy ảo dựa trên sức mạnh của máy chủ cũng như yêu cầu của người dùng.

Lợi ích của Virtual Machine

- Tối ưu chi phí: Người dùng sẽ không cần phải mua thêm các máy tính vật lý đắt đỏ mà thay vào đó vẫn có một máy ảo với đầy đủ sức mạnh và tính năng để thực hiện tác vụ.

- Hoạt động đa môi trường: Virtual Machine có thể chạy trên đa môi trường, đa hệ điều hành, điều này giúp xoá bỏ những rào cản và đáp ứng nhiều nhu cầu của người dùng.

Ứng dụng của Virtual Machine trong thị trường tiền mã hoá

Ethereum Virtual Machine

EVM hay Ethereum Virtual Machine là máy ảo xử lý các hợp đồng thông minh cũng như các giao dịch trên mainnet, nó hoạt động như một môi trường tính toán phi tập trung, đảm bảo tính bảo mật và nhất quán của các hoạt động trên blockchain Ethereum

Không những thế, EVM còn chịu trách nhiệm duy trì trạng thái của blockchain và thực thi các smart contract bằng ngôn ngữ lập trình Solidity. Nhớ đó, các dapp có thể được hỗ trợ để phát triển và làm đa dạng, phong phú hơn hệ sinh thái blockchain.

Kể từ khi được ra mắt, EVM đã trở thành một phần không thể thiếu khi nhắc đến Ethereum cũng như những bước phát triển của blockchain này. Do đó, việc các Layer 2 tương thích với EVM sẽ gia tăng khả năng giao tiếp cũng như làm mạch lạc tính tương tác với Ethereum. Bên cạnh đó, tính tương thích cũng sẽ cho phép các nhà phát triển triển khai hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung dựa trên Ethereum trên blockchain khác mà không cần nhiều thay đổi.

Bên cạnh đó, các blockchain tương thích với EVM sẽ cung cấp một môi trường quen thuộc với các nhà phát triển giúp giảm thiếu sự phức tạp của việc lập trình và nâng cao khả năng tiếp nhận và phát triển của nền tảng này.

Các blockchain và Layer 2 nổi bật sử dụng EVM

- BNB Chain: Sử dụng EVM như một phần không thể thiếu của cả nền tảng, cho phép các nhà phát triển dịch chuyển các dapp và smart contract từ Ethereum sang BNB với tốc độ nhanh và chi phí giao dịch thấp hơn.

- Arbitrum: Sử dụng EVM để thực thi các smart contract off-chain theo mô hình rollup, giúp gia tăng tốc độ cũng như bảo đảm tính tương thích với EVM.

- Polygon: Sử dụng EVM để tạo một môi trường thuận lợi cho các smart contract tương thích với Ethereum, các sidechain được tạo sẽ được tuỳ chỉnh để đáp ứng các nhu cầu khác nhau theo các mục đích. 

- Optimism: Giải pháp mở rộng dành cho Ethereum tối ưu khả năng xử lý giao dịch và tốc độ, hiệu suất cũng như bảo toàn tính bảo mật.

- ZKsync: Giải pháp Layer 2 thuộc ZK-Rollups trên Ethereum được phát triển bởi Matter Labs, cho phép người dùng thực hiện giao dịch nhanh chóng và phí thấp trong khi vẫn đảm bảo tính an toàn và bảo mật.

Sealevel (Solana VM)

Sealevel là một VM đặc biệt của Solana, nó không thực hiện các giao dịch trong VM mà xử lý giao dịch trên bằng cách sử dụng Berkeley Packet Filter. Có nghĩa nó sẽ dùng mã bytecode để thực thi giao dịch trên phần cứng. Khả năng của Sealevel có thể xử lý 60 triệu gói tin mỗi giây trên mạng 40 gigabit ở một thiết bị duy nhất.

Đây là một công cụ xử lý giao dịch song song (hyper-parallelized). Đây là một điểm khác biệt so với các blockchain khác vì Sealevel cho phép mở rộng quy mô ngang trên SSD cũng như GPU. Điều này đồng nghĩa với việc Solana hỗ trợ thực hiện giao dịch xác minh không chữ ký và song song trên một phân đoạn duy nhất. Bên cạnh đó, Sealevel có thể tìm ra các giao dịch bị lỗi, trong một block và thực thi chúng song song.

Bitcoin Virtual Machine

Tương tự như Ethereum Virtual Machine, Bitcoin Virtual Machine (BVM) mang lại khả năng tương thích với các hợp đồng thông minh trên Bitcoin. BVM sử dụng Bitcoin như một lớp dữ liệu để đạt được sự đồng thuận ở cấp độ giao dịch. Điều này cho phép BVM không chỉ hoạt động như một state machine mà còn thêm vào nó sự đa năng. Không những thế, BVM cũng có thể tận dụng data availability và tính bảo mật của Bitcoin mà không cần bổ sung module.

Các blockchain và Layer 2 sử dụng BVM

- Bitcoin Arcade: Là Layer 2 của Bitcoin được xây dựng dành riêng cho lĩnh vực gaming với ưu điểm là tốc độ cao (block time 2s) và phí gas thấp.

- Naka Chain: Layer 2 được thiết kế dành riêng cho các ứng dụng DeFi trên Bitcoin với phí giao dịch thấp cùng tốc độ cao.

- Alpha: Là một trong những dự án SocialFi đầu tiên được phát triển trên Bitcoin tích hợp đa dạng các tính năng như tương tác, kết nối, play & earn.

- Swamps: Là giải pháp Layer 2 ứng dụng BVM nhằm tăng tốc độ giao dịch cũng như giảm phí trên Bitcoin.

Tổng kết

Bên trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến Virtual Machine và những điều mà công nghệ này đã mang đến cho thị trường tiền mã hoá. Thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc góc nhìn tổng quan nhất về Virtual Machine cũng như những tiềm năng ứng dụng của công nghệ trong tương lai.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư. Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. 
-09/07/2024
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68