logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Từ điển Coin68

-03/03/2021

Từ điển Coin68

#

– 51% Attack – Tấn công 51%

Sức mạnh của tiền mã hóa đến từ một mạng lưới máy tính phân phối. Nếu có ai đó kiểm soát được hơn 50% hashrate (xem ở dưới) thì họ về cơ bản có thể chi phối mạng lưới và có thể double spend (xem ở dưới) cùng một lượng tiền.

A

Address – Địa chỉ ví

Một chuỗi các ký tự và chữ số được dùng để nhận tiền mã hóa. Nó hoạt động tương tự như tên tài khoản ngân hàng mà ta thường sử dụng và hoàn toàn có thể mang chia sẻ công khai với người khác.

– Airdrop

Hành động phân bổ một đồng tiền mã hóa đến cho người nắm giữ một đồng tiền mã hóa khác.

– All Time High (ATH) – Mức giá cao nhất mọi thời đại

Chỉ mức giá cao nhất của một tài sản trong lịch sử tồn tại của nó. Các đồng tiền mã hóa trong giai đoạn cuối năm 2020 – đầu năm 2021 đã tăng trưởng vượt bậc, liên tục thiết lập nên các ATH mới.

– All Time Low (ATL) – Mức giá thấp nhất mọi thời đại

Chỉ mức giá thấp nhất của một loại tài sản trong lịch sử tồn tại của nó.

– Altcoin

Danh từ dùng để chỉ các đồng tiền mã hóa không phải Bitcoin – như là Ethereum, Litecoin, Monero… Đây là viết tắt của từ “Alternative Coin – những đồng tiền thay thế”, những đồng tiền mã hóa được tạo ra sau Bitcoin.

Altcoin Season  – ‘Mùa Altcoin’

Altcoin Season là thuật ngữ đề cập đến việc hàng loạt Altcoin bắt đầu tăng giá một cách điên loạn. Vào thời điểm này, việc đầu tư vào các Altcoin trở nên vô cùng dễ dàng khi hầu như mua Altcoin nào cũng dễ dàng sinh ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

– Anti Money Laundering (AML) – Luật phòng chống rửa tiền

Các bộ luật và quy định tại các nước để phòng chống hoạt động giao dịch tiền tệ bất hợp pháp, yêu cầu các sàn giao dịch và trung gian chuyển tiền phải báo cáo các hành động khả nghi.

– Arbitrage – Kiếm lời từ chênh lệch giá

Tận dụng chênh lệch giá của một loại tài sản ở hai thị trường hay sàn giao dịch khác nhau, thường là có sự cách biệt về khoảng cách quốc tế. Phần chênh lệch giá sẽ trở thành lợi nhuận dễ kiếm của người đầu cơ.

ASIC 

Là viết tắt Application Specific Integrated Circuit (Vi mạch tích hợp chuyên dụng) – một kiểu chip máy tính. Trong ngành tiền mã hóa, nó được sử dụng để tăng độ hiệu quả của hoạt động đào coin (xem mục Mining để biết thêm chi tiết).

– Ask Me Anything (AMA) 

Là một hoạt động hỏi-đáp giữa một dự án với cộng đồng nhà đầu tư nhằm quảng bá cho dự án.

– Ask Price – Giá bán

Mức giá thấp nhất mà người bán có thể chấp nhận.

– API 

Là viết tắt của Application Programming Interface (Giao diện lập trình ứng dụng) – một phần mềm đóng vai trò làm trung gian hoặc cầu nối giữa hai ứng dụng khác nhau, cho phép chúng tương tác với nhau.

– Atomic Swap 

Cơ chế chuyển đổi tiền mã hóa giữa các blockchain khác nhau mà không cần thông qua trung gian.

– Attestation Ledger – Sổ cái chứng thực

Là một loại sổ cái phi tập trung mã hoá các thoả thuận, tuyên bố cùng các thông tin khác vào blockchain. Có thể cung cấp bằng chứng để “chứng thực” cho một sự kiện gì đó thật sự đã xảy ra.

– Automated Market Maker (AMM) – Cơ chế tạo lập thị trường tự động

Là một hệ thống cung cấp thanh khoản thông qua việc tự tạo giao dịch trên thị trường.

B

– Bagholder

Một người vẫn cứ ôm khư khư tài sản sau khi trải qua một đợt ‘pump-and-dump’ (xem chi tiết ở mục pump-and-dump). Cũng có thể được dùng để chỉ nhà đầu tư vẫn ôm coin bất chấp việc giá trị của nó đang suy giảm.

– Bear

Là một người bi quan về giá trị thị trường mà mong đợi nó sẽ đi xuống. Người này còn được gọi là “bearish” về thị trường và kỳ vọng về giá.

– Bear Market – Thị trường giá giảm

Giai đoạn khi xu hướng chủ đạo trên thị trường là mất giá.

Bear Trap – Bẫy giảm giá

Một tín hiệu giả của thị trường khi xu hướng đi lên của một loại tài sản có vẻ là sắp hướng xuống, nhưng thật ra không phải như vậy. Những nhà đầu tư thế giá xuống (short position) buộc phải rời bỏ thị trường nếu không muốn mất tiền.

– bitcoin (không viết hoa)

Từ này được dùng để chỉ Bitcoin với chức năng thước đo giá trị. Còn khi sử dụng Bitcoin như tên riêng thì chữ cái đầu tiên phải viết hoa.

– Bitcoin (viết hoa)

Đồng tiền mã hóa phi tập trung đầu tiên tạo ra hồi năm 2008 bởi Satoshi Nakamoto. Cho phép bạn gửi và nhận tiền mà không cần thông qua trung gian như giới ngân hàng.

– Bitcoin ATM

Một máy ATM cho phép người sử dụng mua và bán Bitcoin.

Bitcoin Cash

Một phiên bản khác (một fork) của Bitcoin được tạo ra vào năm 2017, tập trung vào xử lý nhu cầu lưu lượng giao dịch khổng lồ. Được tạo ra vì sự bất đồng chính kiến của cộng đồng người dùng về làm sao để phát triển đồng tiền mã hóa số 1 thế giới.

– Bitcoin Gold

Một phiên bản khác (một fork) của Bitcoin mà tập trung xử lý nhu cầu lưu lượng giao dịch theo một hướng khác. Tương tự như Bitcoin Cash và cũng được tạo ra từ bất đồng chính kiến của cộng đồng.

– BitLicense

Một giấy phép kinh doanh cấp cho các doanh nghiệp tiền mã hóa tại New York. Được tạo ra và quản lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính tiểu bang New York (NYDFS).

– Block – Khối

Một loạt các giao dịch xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định (10 phút đối với Bitcoin). Sau đó các giao dịch được dồn vào một block và thêm vào blockchain.

– Block Confirmation

Chỉ số lần xác nhận mà một block có, thể hiện độ uy tín của block đó. Mỗi block đứng trước block đang đề cập đại diện cho một lần xác nhận block.

– Block Explorer – Trình khám phá blockchain

Một công cụ để theo dõi chi tiết giao dịch, tài khoản và các hoạt động khác trên blockchain. Tuỳ vào đồng tiền mã hóa mà thông tin được tiết lộ là toàn bộ hay bị giới hạn.

Block Halving – Chia đôi phần thưởng đào block

Lượng Bitcoin mới được tạo ra trong từng block sẽ bị chia nửa mỗi bốn năm một lần để duy trì đặc tính quý hiếm của đồng tiền. Đợt cắt giảm 50% này được gọi là ‘halving’. Lần halving tiếp theo sẽ được thực hiện vào năm 2024.

– Block Height – Số block

Chỉ số lượng block trên một blockchain của một đồng tiền mã hóa. Nó bắt đầu với block đầu tiên, hay còn gọi là “block nguyên thuỷ” (số block bằng 0).

– Block Reward – Phần thưởng đào block

Phần thưởng dành cho những ai đã sử dụng năng lực máy tính của mình để xử lý giao dịch trên mạng lưới blockchain. Phần thưởng bao gồm tiền mới do hệ thống cung cấp và phí giao dịch.

– Block Size – Kích thước block

Cho thấy kích thước lưu trữ của mỗi block trên một blockchain, giúp xác định số lượng giao dịch có thể được dồn và xử lý trong một block. Đối với Bitcoin, kích thước block hiện tại là 1 MB.

Blockchain

Một bản dữ liệu được lưu trữ phi tập trung và bất biến của tất cả các giao dịch mà từng được thực hiện. Nó dồn các giao dịch một cách có trật tự vào block và lưu trữ nó vĩnh viễn.

Bollinger Band – Dải Bollinger

Một công cụ phân tích kỹ thuật giúp chỉ ra xu hướng biến động của giá một loại tài sản.

– BTC

BTC là ký hiệu viết tắt của Bitcoin, được nhiều sàn giao dịch và các nền tảng tài chính khác sử dụng.

Bubble – Bong bóng

Chỉ những tài sản đang được giao dịch ở mức giá cao hơn nhiều giá trị nội tại của chúng.

– Bug Bounty

Phần thưởng cho việc phát hiện ra các lỗ hổng hay những vấn đề khác trong mã máy tính, thường được các công ty như sàn giao dịch hay nền tảng ví tạo ra để ngăn chặn nguy cơ bị tấn công.

– Bull

Là một người lạc quan và tự tin rằng giá trị thị trường sẽ tiếp tục đi lên. Người này còn được gọi là “bullish” về thị trường và kỳ vọng về giá.

– Bull Market – Thị trường giá tăng

Giai đoạn khi xu hướng chủ đạo trên thị trường là tăng giá.

Bull Trap – Bẫy tăng giá

Một tín hiệu giả của thị trường khi xu hướng đi xuống của một loại tài sản có vẻ là sắp hướng lên, nhưng thật ra không phải như vậy. Những nhà đầu tư thế giá lên (long position) phải rời bỏ thị trường nếu không muốn mất tiền.

– Burn Coin – Đốt coin

Hoạt động thiêu hủy một phần lượng cung lưu hành của một đồng tiền nhằm tạo tác động giảm phát (tăng giá) cho đồng tiền ấy.

– Buy Wall – Tường mua

Chỉ một số lượng lớn lệnh mua ở một vùng giá nhất định trên sàn giao dịch.

– Byzantine Fault Tolerance (BFT)

Khả năng kháng lỗi “Bài toán Vị tướng Byzantine”.

– Byzantine Generals’ Problem – Bài toán Vị tướng Byzantine

Một lỗi đồng thuận khi thông tin sau khi truyền đạt nhiều lần trở nên bị bóp méo và không thể được xác minh.

C

Candlestick – Nến giá

Được biểu diễn thành một đồ thị nhằm cung cấp các thông tin giá cả của một loại tiền mã hóa trong khoảng thời gian xác định.

Central Bank Digital Currency – CBDC

Thuật ngữ chỉ các đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành.

– Centralized – Tập trung

Một hệ thống mà trong đó quyền lực tập trung vào số ít các cá nhân.

– Centralized Exchange (CEX) – Sàn giao dịch tập trung

Sàn giao dịch tiền mã hóa được vận hành bởi một công ty hoặc đội ngũ tập trung phía sau.

– Chain Split – Phân tách chuỗi

Là thuật ngữ chỉ các đợt hard fork dẫn đến sự hình thành một blockchain/đồng tiền mới, tách khỏi blockchain gốc.

– Circulating Supply – Nguồn cung lưu hành

Số lượng coin đang được giao dịch trên thị trường.

– Client

Phần mềm mà thông qua đó có thể truy cập đến blockchain thông qua máy tính cá nhân và cũng giúp xử lý giao dịch trên mạng lưới. 

– Cold Wallet – Ví lạnh

Phương án giữ an toàn tiền mã hóa nhờ ví cứng, USB và ví giấy.

Consensus – Đồng thuận

Một cơ chế tự động cho phép các thành phần tham gia blockchain cùng xác nhận giao dịch nào đã được thực hiện cũng như thứ tự của chúng. Thỏa thuận này được gọi là đồng thuận không cần kiểm chứng.

– Consensus Point – Điểm đồng thuận

Một mốc thời gian mà tại đó những thành phần tham gia blockchain nhất trí các giao dịch đã được thực hiện cùng thứ tự của chúng. Có thể tính dựa trên thời gian chuyển tiếp hoặc theo lưu lượng giao dịch.

– Coin

Coin là một loại tiền mã hóa được xây dựng và phát triển trên blockchain độc lập, hoàn toàn riêng biệt với nhau. Coin được tạo ra để giải quyết các vấn đề về thanh toán, tài chính bảo mật,… vì thế chúng có đặc tính tương tự như tiền. 

Cross-chain

Là các giao thức “cầu nối” liên kết giữa hai blockchain độc lập lại với nhau.

– Cryptocurrency – Tiền điện tử/thuật toán/mã hoá

Một đồng tiền kỹ thuật số sử dụng mật mã máy tính (cryptography) cùng một hệ thống phi tập trung để cho phép giao dịch mà không cần thông qua các bên thứ ba như ngân hàng.

– Custody – Lưu ký

Dịch vụ lưu trữ tiền mã hóa thay mặt người dùng.

D

– Darknet

Một tầng của Internet mà chỉ có thể được tiếp cận bằng những phần mềm đặc biệt. Nó được gọi là “Darknet” là bởi đây thường là nơi tập trung các chợ đen online cùng các hoạt động phi pháp.

DAICO

Là một phương thức phi tập trung nhằm cấp vốn cho các dự án. Nó là sự kết hợp của DAO và ICO. Các nhà đầu tư tham gia dự án có quyền tham gia bầu cử và nếu họ cảm thấy không hài lòng với tiến độ, họ có thể yêu cầu rút tiền về. Được đề xuất bởi Vitalik Buterin, nhà sáng lập của Ethereum.

– DDoS Attack

Một cuộc tấn công bằng cách gửi một lượng lớn dữ liệu vô nghĩa hoặc độc hại để làm tê liệt một hệ thống sàn giao dịch nhằm mục đích phá hoại hoặc đánh cắp tiền mã hóa.

– Decentralized Application (dApp) – Ứng dụng phi tập trung

Những ứng dụng mà vận hành không cần sự kiểm soát của một chủ thể trung ương (như là công ty phát triển phần mềm hay chính quyền). Ethereum chính là nền tảng ứng dụng phi tập trung đầu tiên cũng như là lớn nhất tính đến hiện tại.

Decentralized Autonomous Organization (DAO) – Tổ chức phân quyền tự động

Là một quỹ đầu tư mạo hiểm do cộng đồng lẫn nhà đầu tư góp vốn xây dựng trên mạng lưới Ethereum nhưng sau đó đã bị hack vào tháng 06/2016 và buộc phải đóng cửa.

Decentralized Exchange (DEX) – Sàn giao dịch phi tập trung

Một nền tảng giao dịch ngang hàng mà cho phép người sử dụng mua bán tiền mã hóa cùng những loại tài sản khác mà không chịu sự quản lý bởi một quyền lực trung tâm.

– Decentralized Finance (DeFi) – Tài chính phi tập trung

Các sản phẩm/hoạt động tài chính được xây dựng và tiến hành trên những nền tảng phi tập trung.

– Decentralized Organization – Tổ chức phi tập trung

Là một tổ chức xây dựng trên nền tảng hợp đồng thông minh mà vận hành theo những nguyên tắc tự động, không cần một chính quyền trung ương. Hoạt động gọi vốn, bầu cử cùng những chức năng khác đều được thực hiện thông qua các nền tảng như là Ethereum.

DeFi 2.0

Nhóm các dự án DeFi mới nổi lên trong năm 2021, đề cao tính cộng đồng và sự tối ưu về vốn hơn các dự án DeFi trước.

– Derivatives – Phái sinh

Các sản phẩm phái sinh tài chính từ tài sản gốc, bao gồm futures (hợp đồng tương lai), options (hợp đồng quyền chọn), leveraged token (token đòn bẩy).

Dollar-Cost Averaging (DCA)

DCA hay trung bình giá là một chiến lược giao dịch đơn giản của các trader để quản trị rủi ro. Trong đó trader sẽ chia nhỏ tiền của mình ra thành nhiều phần bằng nhau để giao dịch một loại tài sản theo chu kỳ thay vì sử dụng toàn bộ tiền để giao dịch một lần. Mục đích của DCA là giảm tác động của biến động giá đối với loại tài sản mà trader định giao dịch.

– Difficulty – Độ khó

Là thước đo mức độ khó của bài toán mà thợ đào cần phải giải để xử lý thành công một block tiền mã hóa. Có thể thay đổi được theo thời gian.

– Digital Currency – Tiền tệ kỹ thuật số

Là loại tiền tệ sử dụng mã máy tính mạnh (mã hoá) và một hệ thống phi tập trung để cho phép giao dịch mà không cần thông qua những trung gian như ngân hàng. Là tên gọi khác của tiền mã hóa.

– Digital Identity – Nhân dạng kỹ thuật số

Những thông tin cá nhân như là tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân… được tổng hợp lại và lưu trữ online. Trên blockchain, nhân dạng kỹ thuật số còn có thể được lưu trữ phi tập trung.

– Distributed Ledger – Sổ cái phân tán

Một hệ cơ sở dữ liệu máy tính là được lưu giữ trên nhiều máy tính cá nhân ở cùng một thời điểm, thay vì trên một server trung tâm. Blockchain cũng được xem như một dạng sổ cái phân tán.

– Double Spend – Lặp chi tiêu/Tiêu 2 lần

Một vấn đề xảy ra khi có người gian lận bằng cách gửi cùng một lượng tiền mã hóa đến hai người nhận khác nhau.

– Dominance

Thường được biết đến với “Bitcoin Dominance” – chỉ thị phần của Bitcoin trong tổng vốn hóa thị trường so với các đồng tiền khác.

– Dust Transaction

Các giao dịch tiền mã hóa với số tiền rất nhỏ, thường được thực hiện nhằm mục đích gây tắc nghẽn mạng lưới.

– Dusting Attack – Tấn công phủi bụi

Một hình thức tấn công mà trong đó tin tặc sẽ gửi một số tiền mã hóa nhỏ đến ví của người dùng, sau đó phân tích và truy vết những giao dịch sau đó để xác định danh tính của người dùng.

– DYOR

Viết tắt của “Do Your Own Research” – lời khuyên rằng đừng quá tin lời người khác khi tham gia thị trường tiền mã hóa.

E

EIP-1559

Đề xuất cải cách phương thức tính toán phí gas của Ethereum và đốt đi một phần ETH dùng làm phí. Tính đến ngày 24/11/2021, EIP-1559 đã thiêu hủy đến 1 triệu ETH, trị giá gần 4,3 tỷ USD, chỉ sau 111 ngày được triển khai.

– Encryption – Mã hoá

Sử dụng toán học cùng các thuật toán máy tính để bảo vệ thông tin nhạy cảm như ví tiền mã hóa, private key cùng các thông tin cá nhân khỏi bị tiếp cận trái phép.

– Enterprise Ethereum Alliance (EEA) – Liên minh các tập đoàn sử dụng Ethereum

Là một nhóm các nhà phát triển Ethereum, các startup cùng nhiều tập đoàn lớn cùng hợp tác với nhau để thương mại hoá và tích hợp Ethereum vào hoạt động kinh doanh.

– ETC

ETC là biểu tượng viết tắt của Ethereum Classic, vốn thường được sử dụng trên các sàn giao dịch cùng nhiều nền tảng tài chính khác.

Ethereum Classic

Ethereum Classic là nền tảng tạo lập và quản lý hợp đồng thông minh. Ban đầu chính là blockchain Ethereum gốc, thế nhưng sau sự kiện hack DAO hồi tháng 06/2016 thì đã hard fork ra vì không chấp nhận sửa đổi mã nguồn để hoàn tiền cho nhà đầu tư.

– ETH 

ETH là biểu tượng viết tắt của Ethereum, vốn thường được sử dụng trên các sàn giao dịch cùng nhiều nền tảng tài chính khác.

– Ether

Là đồng tiền mã hóa dùng trong mạng lưới Ethereum. Ether được dùng để chi trả cho hoạt động giao dịch, cũng như phí xử lý của các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh chạy trên Ethereum.

Ethereum

Là một nền tảng thiết lập và chạy các hợp đồng thông minh. Đó là những ứng dụng được lập trình để hoạt động như ý muốn – mà không có thời gian bị sập, kiểm duyệt hay bị can thiệp.

– Ethereum Improvement Proposal (EIP) – Đề xuất cải tiến Ethereum

Là một đề xuất thay đổi đối với giao thức chính của blockchain Ethereum, nếu nhận được đủ sự đồng thuận từ cộng đồng thì sẽ được đưa vào bản cập nhật tiếp theo để áp dụng cho toàn mạng lưới.

– Ethereum Virtual Machine (EVM) – Máy ảo Ethereum

Là môi trường hoạt động của tất cả hợp đồng thông minh trên Ethereum, tất cả các node trên mạng lưới Ethereum cũng vận hành trên EVM để duy trì tính đồng thuận trên toàn blockchain.

– Escrow – Ký quỹ

Là một thỏa thuận mà trong đó một bên thứ ba sẽ đứng ra nắm giữ và phân bổ cho hai bên tham gia thỏa thuận sau khi đã thỏa mãn những yêu cầu nhất định. Ký quỹ có thể được thiết lập bằng hợp đồng thông minh.

– Exchange – Sàn giao dịch

Một hệ thống là trên đó những tài sản như là tiền mã hóa có thể được mua, bán và lưu trữ. Sàn giao dịch có thể được xây dựng trên mô hình tập quyền (do một công ty kiểm soát); hoặc là phi tập trung (quyền lực được phân chia đều cho tất cả thành phần).

– Exchange Traded Fund (ETF) – Quỹ hoán đổi danh mục

Là một kiểu chứng khoán chuyên đi theo biến động của một rổ các loại tài sản như là cổ phiếu, trái phiếu và cả tiền mã hóa nhưng lại được mang ra giao dịch với tư cách là một cổ phiếu đơn nhất. Được mua bán thường xuyên trên các sàn chứng khoán truyền thống.

ERC-20

Một tiêu chuẩn token trên Ethereum, được phát hành thông qua các hợp đồng thông minh.

– ERC-721

Một tiêu chuẩn token trên Ethereum, được sử dụng để tạo lập các NFT.

 

F

– Faucet

Là một website hay ứng dụng cho phép người dùng nhận các phần thưởng nhỏ theo thời gian.

– Fiat – Tiền pháp định

Thuật ngữ dùng để chỉ những đồng tiền được chính phủ phát hành và “chống lưng” như là đô la Mỹ, euro của khu vực EU hay Việt Nam đồng. Không được bảo đảm giá trị bởi hàng hoá vật chất mà thay vào đó là pháp luật.

– Flippening

Một sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, khi vốn hoá thị trường của một trong các altcoin vượt mặt vốn hoá thị trường của Bitcoin.

– FOMO

Viết tắt cho Fear of Missing Out – Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội. Mô tả hành động của các nhà đầu tư khi sợ sẽ không tận dụng được những cơ hội từ một đợt mất giá hay tăng giá.

– Fork – Phân tách

Một sự thay đổi phần mềm hay mã nguồn của một đồng tiền mã hóa mà tạo ra hai phiên bản blockchain khác nhau của một đồng tiền. Có thể là hard fork hoặc soft fork (xem rõ hơn ở các mục cụ thể).

FUD

Viết tắt của Fear, Uncertainty, Doubt – Sợ hãi, bất an, nghi ngờ. Là những thông tin tiêu cực về một loại tài sản nào đó được lan truyền một cách có chủ đích để dụ nhà đầu tư bán tháo.

– Fully Diluted Value

Là giá trị vốn hóa của một đồng tiền khi toàn bộ coin được phát hành.

– Fundamental Analysis – Phân tích cơ bản

Phương pháp phân tích giá trị của một đồng tiền dựa trên thông tin về công nghệ, đội ngũ, tiềm năng,…

– Futures – Hợp đồng tương lai

Là hợp đồng mua tài sản (có thể là tiền mã hóa hoặc cổ phiếu) tại một mốc thời gian trong tương lai. Futures được dùng như là công cụ để phỏng đoán giá trị tương lai của một loại tài sản.

G

– Gas

Đơn vị đo yêu cầu tính toán cho giao dịch hay hợp đồng thông minh trên blockchain Ethereum.

– Gas limit – Giới hạn gas

Số tiền gas tối đa mà người dùng sẵn sàng chi cho một giao dịch trên Ethereum, nếu vượt quá giới hạn người dùng đặt này thì giao dịch sẽ không được thực hiện.

– Gas Price – Giá gas

Số tiền gas mà người dùng chi cho một giao dịch trên Ethereum.

– Genesis Block – Block nguyên thuỷ/khởi nguyên

Một blockchain là một chuỗi các “khối” được liên kết với lại với nhau. Block nguyên thuỷ là block đầu tiên của một blockchain.

– Golden Cross – Giao cắt vàng

Tín hiệu tăng giá xảy ra khi một đường trung bình động ngắn hạn giao cắt với một đường trung bình động dài hạn từ dưới lên.

– Governance Token – Token quản trị

Là token có công dụng tham gia bỏ phiếu cộng đồng để quản lý giao thức.

GPU

Là viết tắt của “Graphic Processing Unit” – các loại chip tập trung vào xử lý hình ảnh, còn được gọi với cái tên card đồ họa.

– Gwei

Đơn vị tính chi phí gas trên Ethereum.

 

H

– Hard Cap

Số tiền gọi vốn tối đa thông qua ICO/IEO.

Hard Fork

Lần thay đổi quy luật của một đồng tiền mã hóa mà sẽ tạo ra hai phiên bản blockchain khác nhau. Hard fork là cập nhật mà khiến phiên bản mới không còn tương thích với phiên bản cũ nữa.

– Hardware Wallet – Ví phần cứng

Một thiết bị lưu trữ tiền mã hóa mà sử dụng công nghệ đặc biệt để bảo vệ tài sản trong đó. Ví dụ tiêu biểu là Ledger Nano S và Trezor.

– Hash Rate/Hashrate – Tỉ lệ băm

Số lượng tính toán mà một thiết bị đào tiền mã hóa có thể thực hiện được với phần cứng của riêng mình. Tỉ lệ này xác định năng lực khai thác cũng như lợi nhuận có thể kiếm được.

HODL

Từ lóng chỉ việc trữ tiền trong một quãng thời gian dài mà không chịu bán ra với bất cứ giá nào. Trở nên phổ biến sau khi một người dùng Internet đánh vần nhầm từ “HOLD” thành “HODL”.

– Hot Storage – Ví nóng

Phương pháp bảo vệ online cho các private key mà cho phép tiếp cận đến quỹ tiền mã hóa. Thường được thực hiện thông qua các ví mã nguồn mở online bởi các sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số.

– Hyperledger

Là một sáng kiến phát triển công nghệ blockchain được triển khai bởi Linux Foundation.

I

Immutability – Tính bất biến

Bản chất không thay đổi theo thời gian, ám chỉ dữ liệu sau khi đã được lưu trên trên blockchain.

– Impermanent Loss – Mất mát vô thường

Thiệt hại cho nhà cung cấp thanh khoản xuất phát từ biến động giá.

– Initial Coin Offering (ICO)

Là một hoạt động gọi vốn cộng đồng cho một dự án bằng cách bán ra token tiền mã hóa. Thường thì các công ty yêu cầu góp vốn sẽ phát hành token của riêng mình để đổi lấy Bitcoin và Ethereum.

– Initial DEX Offering (IDO)

Là hoạt động mở bán coin lần đầu thông qua sàn giao dịch phi tập trung (DEX).

– Initial Exchange Offering (IEO)

Là hoạt động mở bán coin lần đầu thông qua sàn giao dịch tập trung (CEX).

– Intermediary – Trung gian

Trong lĩnh vực tiền mã hóa, một trung gian mà một bên đứng giữa như là ngân hàng. Đây là bộ phận mà sẽ không được cần đến nữa trong hệ thống blockchain phi tập trung.

– Interoperability – Khả năng tương tác

Chỉ khả năng cộng tác/kết nối của một sản phẩm/giải pháp này với những sản phẩm/giải pháp khác mà không gặp trở ngại.

J

K

– Kimchi Premium

Kimchi Premium, cấu thành từ “Kimchi” (ý chỉ Hàn Quốc) và “Premium” (chênh lệch), là một thuật ngữ chỉ sự bất cân xứng giữ giá crypto tại Hàn Quốc với trung bình thế giới.

Tại Hàn Quốc, cộng đồng đầu tư crypto phát triển từ sớm, nhiều ICO thổi giá 2017 cũng xuất phát từ đây, nên áp lực mua/bán tại xứ sở kim chi là khá lớn. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng không cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch crypto trong nước, mô hình chung đã tạo nên một bức tường tách biệt nơi đây khỏi thị trường thế giới. Chính sự hội tụ những yếu tố này đã dẫn đến việc tồn tại một sự chênh lệch giữa giá crypto trong và ngoài Hàn Quốc, và những ai nhận thấy điều đó có thể tận dụng nó bằng cách tham gia giao dịch chênh lệch giá (arbitrage) – hay còn có thể hiểu là “mua rẻ” ở bên ngoài rồi “bán cao” cho trader Hàn thông qua hình thức P2P.

Kimchi Premium khi xưa từng là một chỉ báo tốt để giúp xác định hướng biến động tiềm năng của một đồng coin, cho thấy nó đang bị quá mua/quá bán, nhưng kể từ khi cơn sốt ICO qua đi cùng sự trỗi dậy của thị trường futures, thì Kimchi Premium giờ đây không còn được đánh giá cao như xưa nữa.

– Know Your Customer (KYC) – Nắm rõ thông tin khách hàng

Những quy định và nguyên tắc yêu cầu các ngân hàng cùng thể chế tài chính khác phải theo dõi và báo cáo chi tiết thông tin cá nhân cùng hoạt động giao dịch của khách hàng.

L

– Lambo

Là viết tắt của Lamborghini, được dùng trong các meme để tượng trưng cho lợi nhuận kiếm được bởi các nhà đầu tư tiền mã hóa, những người luôn mơ ước sở hữu cho mình một “siêu bò”.

– Ledger – Sổ cái

Một bản lưu trữ dữ liệu mà chỉ có thể được bổ sung (thêm thông tin vào). Nó là bất biến (không thể thay đổi được). Blockchain sử dụng sổ cái phi tập trung như là loại công nghệ cốt lõi của nó.

– Ledger Nano S

Là một ví cứng nổi tiếng, được thiết kế và phân phối bởi công ty Ledger Wallet của Pháp. Hai sản phẩm chính của họ là Ledger Nano S và Ledger Blue.

– Leverage – Đòn bẩy

Một công cụ cho phép gia tăng lợi nhuận của mình lên gấp nhiều lần bằng cách thế chấp tài sản.

Leveraged Token – Token đòn bẩy

Một đồng tiền mã hóa sẽ có mức biến động cao hơn x lần so với tài sản cơ sở của nó. 

Lightning Network

Là một đề xuất thay đổi blockchain Bitcoin để có thể xử lý giao dịch nhanh hơn và mở rộng quy mô một cách dễ dàng hơn. Bao gồm các kênh thanh toán song phương cùng một số cập nhật khác.

– Limit Order / Limit Buy / Limit Sell

Lệnh Limit cho phép nhà đầu tư mua/bán tài sản của mình ở một mức giá nhất định.

– Liquidity – Thanh khoản

Đo mức độ dễ dàng mua/bán tài sản trên thị trường, thanh khoản càng cao thì giao dịch càng dễ, và ngược lại.

– Liquidity Pool – Quỹ thanh khoản

Là các quỹ gồm nhiều loại tài sản khác nhau trên các sàn DEX, cho phép người dùng giao dịch, hoán đổi và kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp thanh khoản.

– Liquidity Provider – Nhà cung cấp thanh khoản

Là những người dùng/đơn vị cung cấp thanh khoản cho Liquidity Pool.

Litecoin

Là một đồng tiền mã hóa với nhiều đặc tính tương tự như Bitcoin. Tuy nhiên, đồng tiền này được thiết kế phục vụ cho các giao dịch với số lượng nhỏ và nhanh. Đặt mục tiêu trở thành đơn vị tiền tệ kỹ thuật số thật sự.

– Long

Vị thế khi giao dịch margin/futures, hàm ý chỉ sự kỳ vọng giá sẽ tăng.

– LTC

LTC là biểu tượng viết tắt của Litecoin, đồng tiền được ví như là phiên bản nhỏ gọn hơn của Bitcoin.

M

– Mainnet

Một blockchain độc lập có giao thức và token riêng, không phải lệ thuộc vào những nền tảng khác

Margin Trading – Giao dịch ký quỹ

 Dùng để chỉ phương thức giao dịch mà trong đó những tài sản được mang ra làm vật thế chấp cho những khoản vay ngắn hạn. Những khoản vay này sau đó sẽ được dùng trong những thương vụ đầy rủi ro để tối đa hoá lợi nhuận.

– Market Capitalization – Vốn hóa thị trường

Là tổng giá trị của một loại tài sản, được tính bằng cách nhân tổng số lượng tiền (hoặc cổ phiếu) được phát hành ở thời điểm hiện tại với giá của mỗi đồng tiền (hay cổ phiếu). Biểu thị quy mô cũng như mức độ phổ biến của loại tài sản ấy.

– Market Order / Market Buy / Market Sell

Lệnh Market cho phép nhà đầu tư mua/bán tài sản của mình ở mức giá hiện tại trên thị trường.

– Max Supply – Tổng cung tối đa

Số lượng token tối đa mà có thể được phát hành.

– Mempool

Nơi các giao dịch chờ được đưa vào trong các block để gửi lên blockchain.

Metaverse

Là thế giới ảo được xây dựng trên Internet, nơi người tham gia có thể tương tác với nhau qua các nhân dạng kỹ thuật số như ngoài đời thật. Khái niệm này đã trở nên phổ biến sau khi mạng xã hội Facebook đổi tên thành Meta để phản ánh định hướng xây dựng metaverse.

– Merkle Tree – Cây Merkle

Một hệ thống mà tách các hàm băm phức tạp thành những khối nhỏ hơn (từ đó tạo nên hình như các nhánh cây). Cho phép tăng tốc độ xác nhận trên các blockchain cỡ lớn.

– Microtransaction – Giao dịch vi mô

Dùng để chỉ những khoản tiền rất nhỏ được trả để đối lấy hàng hoá và dịch vụ mã hóa. Ví dụ, trả một số tiền bé xíu cho mỗi trang ebook cần đọc.

– Middleman – Người trung gian

Trong lĩnh vực tiền mã hóa, một người trung gian mà bên đứng giữa như là ngân hàng. Đây là bộ phận mà sẽ không được cần đến nữa trong hệ thống blockchain phi tập trung.

– Miner – Thợ đào

 Là một thành phần quan trọng trong mạng lưới blockchain, những người tập hợp các giao dịch lại vào trong block và được tưởng thưởng bằng những đồng tiền mới cùng phụ phí giao dịch vì đã giúp hệ thống vận hành bình thường.

– Mining – Đào khối

Là quá trình mà trong đó giao dịch được xác nhận, được tập hợp và thêm lên blockchain. Đây mà một phần thiết yếu của bất kì một đồng tiền mã hóa nào, vì nó giúp xử lý tất cả mọi giao dịch.

– Mining Pool – Hội thợ đào

Một nhóm người/tổ chức tập hợp lại với nhau để lập nên một hội và chia sẻ tài nguyên máy tính cho công cuộc khai thác tiền mã hóa. Họ sau đó cũng sẽ chia đều phần thưởng đào khối.

– Mining Reward – Phần thưởng đào khối

Là phần tiền chi trả cho sự tự nguyện đóng góp năng lực máy tính để xử lý giao dịch tiền mã hóa. Phần thưởng đào khối là hỗn hợp những đồng tiền mới được hệ thống tạo ra và phụ phí giao dịch từ người dùng.

– Mining Rig – Máy đào tiền/Dàn “trâu cày”

Một hệ thống máy tính được thiết kế đặc biệt để đào tiền mã hóa. Thường bao gồm nhiều card đồ hoạ (GPU) ghép lại với nhau hoặc những thiết lập phức tạp khác để tối đa hoá mức độ hiệu quả.

– Mnemonic Phrase – Cụm từ ghi nhớ

Còn được gọi là seed phrase, đây là cụm từ xuất hiện lúc mới tạo ví, người dùng cần lưu trữ lại để khôi phục ví sau này.

Monero

Một đồng tiền mã hóa an toàn, riêng tư và không thể bị truy dấu. Monero tập trung vào mục tiêu trở thành đồng tiền ẩn danh trên Internet, cho phép che dấu tài khoản và hoạt động giao dịch khỏi tất cả mọi người.

– Moon / Mooning – Lên “cung trăng”

Từ lóng dùng để chỉ việc giá của một đồng tiền mã hóa đạt đến mức cao chưa từng thấy.

Mt. Gox

Mt. Gox là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử đầu tiên, có lúc từng là sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới. Vào năm 2014, Mt. Gox đã bị tấn công và để thất lạc 850.000 BTC, và dừng hoạt động kể từ đó đến nay.

– Multi Signature (MultiSig) – Ví đa chữ ký

Một số ví tiền mã hóa và địa chỉ ví được bảo vệ bởi nhiều private key khác nhau. Đồng nghĩa với việc nhiều người phải tán thành (ký) vào giao dịch trước khi có thể thực hiện nó.

N

– Node – Nút

Một thành phần của mạng lưới tiền mã hóa mà lưu giữ bản copy của toàn bộ blockchain. Tất cả các thợ đào đều có node, thế nhưng không phải node nào cũng tham gia đào tiền.

– Non-Custodial – Phi lưu ký

Khái niệm thường đi liền với những ví tiền phi tập trung, cho phép người dùng tự nắm giữ private key và bảo quản tiền của mình. Đối lập với đó là các ví lưu ký, thường là của sàn hoặc những nền tảng nắm giữ private key của ví người dùng.

Non-Fungible Token (NFT)

Là một token độc nhất vô nhị, thường đại diện cho một loại tài sản ngoài đời thật hoặc một vật phẩm sưu tầm trên blockchain.

O

– Off-chain

Xảy ra bên ngoài blockchain.

– On-chain

Xảy ra ở trên blockchain.

– Off-Ledger Currency – Đồng tiền nằm ngoài sổ cái

Là một đồng tiền mã hóa được tạo thành (đúc nên) ở bên ngoài sổ cái blockchain thế nhưng sau đó lại được dùng trên sổ cái blockchain. Ví dụ: những đồng tiền pháp định của chính phủ mà sau này được sử dụng trên blockchain.

– Offline Storage – Kho lưu trữ offline

Các ví tiền mã hóa có thể được lưu trữ trên các thiết bị và hệ thống không có kết nối với Internet, cung cấp thêm mức độ bảo vệ khỏi bị hack.

– On-Ledger Currency – Đồng tiền nằm trên sổ cái

Là một đồng tiền mã hóa được tạo thành (đúc nên) ở bên trong sổ cái blockchain và sau đó cũng được dùng trên sổ cái blockchain. Hầu hết các đồng tiền mã hóa ở hiện tại (như là Bitcoin) là các đồng tiền nằm trên sổ cái.

– Online Storage – Kho lưu trữ online

Các ví tiền mã hóa có thể được lưu trữ trên các thiết bị và hệ thống có kết nối với Internet, cung cấp thêm mức độ tiện lợi nhưng lại đổi lại là gia tăng rủi ro an ninh.

– Open Source – Mã nguồn mở

Cách tiếp cận hợp tác phát triển phần mềm mà khuyến khích hoạt động thử nghiệm và chia sẻ. Mã nguồn máy tính của các dự án được chia sẻ với mọi người để cùng nghiên cứu và chính sửa.

– Optimistic Rollups

Là một giải pháp mở rộng quy mô lớp thứ 2 của Ethereum, là một sidechain vận hành song song với blockchain ETH chính để giúp giảm tải giao dịch.

– Options – Hợp đồng quyền chọn

Là sản phẩm phái sinh cho phép người dùng quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai ở một mức giá nhất định.

– Oracle

Là công cụ xác thực và cung cấp thông tin/dữ kiện ngoài đời thật vào các hợp đồng thông minh/giao thức.

– Order Book – Sổ lệnh

Danh sách các lệnh mua và bán trên sàn giao dịch.

OTC (Over-the-counter)

Hoạt động mua bán tiền mã hóa không thông qua sàn giao dịch.

– Overbought – Quá mua

Tín hiệu cho thấy một tài sản sắp sửa giảm sau khi đã tăng giá quá mức trong thời gian ngắn nhờ áp lực mua vào của thị trường.

– Oversold – Quá bán

Tín hiệu cho thấy một tài sản sắp sửa tăng sau khi đã giảm giá quá mức trong thời gian ngắn nhờ áp lực bán ra của thị trường.

P

– Paper Wallet – Ví giấy

Một phương pháp lưu trữ lạnh mà trong đó private và public key (thường dưới dạng mã QR) được in hoặc viết lên một tờ giấy để tránh bị hack hay mất trộm.

Parachain

Là một blockchain được xây dựng riêng trên một blockchain nền tảng khác.

– Peer-to-Peer (P2P) – Ngang hàng/đồng cấp

Một mạng lưới peer-to-peer sẽ phân phối công việc máy tính ra cho nhiều máy tính cá nhân (phi tập trung), thay vì chỉ sử dụng máy tính của riêng công ty (tập quyền).

P2P Trading – Giao dịch P2P

Hoạt động giao dịch trực tiếp giữa người dùng với người dùng, nhưng vẫn có sự tham gia của sàn giao dịch làm trung gian.

– Permissioned Ledger – Sổ cái cấp quyền

Tương tự như một chiếc sổ cái (xem “Ledger” ở trên) nhưng được thiết kế với các hạn chế, chỉ để cho một nhóm người hay một tổ chức có quyền hạn thì mới có thể tiếp cận đến nó.

– Privacy Coin – Các đồng coin ẩn danh

Chỉ các đồng tiền mã hóa đề cao tính bảo mật như Monero (XMR), Zcash (ZEC), Dash (DASH).

– Private Key – Khóa cá nhân

Là một chuỗi các ký tự và số được sử dụng để gửi tiền mã hóa. Private key nên được giữ bí mật vì nó có thể cho phép chuyển tiền từ ví tiền mã hóa ra ngoài.

Proof-of-Stake (PoS)

Giao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động staking coin, người tham gia staking sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoS gồm: Cardano (ADA), EOS (EOS), TRON (TRX), Tezos (XTZ), Polkadot (DOT),…

Proof-of-Work (PoW)

Giao thức đồng thuận xác nhận giao dịch thông qua hoạt động đào block, thợ đào sẽ nhận được các đồng tiền mới để làm phần thưởng. Những đồng tiền đang sử dụng PoW gồm: Bitcoin cùng các bản fork, XEM THÊM (ETH), Litecoin (LTC), Ethereum Classic (ETC), Dogecoin (DOGE),…

– Public Key – Khóa công khai

Một chuỗi các ký tự và số mà được dùng để nhận tiền mã hóa. Hoạt động tương tự như số tài khoản ngân hàng và có thể được chia sẻ với người khác.

– Public Key Cryptography – Mật mã hóa chìa khóa cộng đồng

Là một hệ thống mã hoá mà sử dụng cả private key lẫn public key để bảo vệ giao dịch. Đây là cơ chế bảo vệ trung tâm đằng sau những đồng tiền mã hóa như Bitcoin.

– Pump & Dump

Phương pháp đầu tư mà theo đó quảng bá lợi ích của một loại tài sản nhất định, với hy vọng sẽ lôi kéo được nhiều người tham gia mua nó và bơm giá tăng lên, để rồi những kẻ phát hành sẽ xả – bán tháo hàng loạt để thu lợi nhuận.

 

Q

– QR Code – Mã QR

Một nhãn có thể quét được bởi máy tính mà thể hiện các thông tin mã hoá vào các biểu tượng trắng đen. Đối với tiền mã hóa, mã QR được dùng để chia sẻ địa chỉ ví với người khác.

 

R

– Raiden Network

Một thay đổi giao thức sắp tới của blockchain Ethereum mà được thiết kế để cho phép giao dịch tốc độ cao và mở rộng quy mô dễ dàng hơn. Tương tự như là Lighting Network của Bitcoin.

– REKT

Thuật ngữ bằng với “Toang”, chỉ sự thua lỗ khi giao dịch

Relative Strength Index (RSI) – Chỉ báo sức mạnh tương đối

Một chỉ báo kỹ thuật cho thấy độ vững chắc của xu hướng giá hiện tại.

– Replicated Ledger – Sổ cái sao chép

Là một sổ cái blockchain với một bản copy chính của dữ liệu (Ledger chủ) kết nối với một tầng phụ cũng của lượng dữ liệu ấy (các ledger nô lệ).

– Return on Investment (ROI) – Lợi tức đầu tư

Phần trăm lợi nhuận thu về từ thương vụ đầu tư hoặc một loại tài sản. Ví dụ, ROI = 100% nghĩa là giá trị của loại tài sản hoặc thương vụ đầu tư đã tăng gấp đôi.

Ripple

Một hệ thống thanh toán blockchain cho giới ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ chi trả, các sàn giao dịch tiền mã hóa cùng một số công ty khác. Được thiết kế để chuyển tiền với số lượng lớn một cách nhanh chóng và an toàn.

 

S

– SAFU

Là viết tắt của ‘Secure Asset Fund for Users’, quỹ bảo hiểm được sàn Binance tạo ra để bảo vệ người dùng. 

– Satoshi

Được đặt tên theo “cha đẻ” của Bitcoin, satoshi là đơn vị đo lường nhỏ nhất của đồng tiền mã hóa này. Mỗi một satoshi tương ứng với 0.00000001 BTC, khiến Bitcoin trở nên cực kì dễ chia nhỏ.

Satoshi Nakamoto

Là nhà sáng lập bí ẩn của Bitcoin. Mặc dù Bitcoin đã được tạo ra từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa ai biết danh tính thật sự của Satoshi. Satoshi được phỏng đoán có thể là đàn ông, phụ nữ hay thậm chí là cả một nhóm người.

– Scam

Thuật ngữ chỉ các mánh lừa đảo.

– SEC

Là viết tắt của Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ. SEC là một cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ được giao trọng trách quản lý chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,…) cũng như các sàn giao dịch chứng khoán.

– Second-Layer Solutions (Layer 2)

Là các ‘giải pháp mở rộng quy mô lớp thứ hai’ cho các blockchain, ví dụ như Sharding, Lightning Network, Plasma, Sidechain, Optimistic Rollups,…

Segregated Witness (SegWit)

Là một đề xuất thay đổi blockchain Bitcoin mà sẽ nới rộng kích thước block từ 1 MB lên thành 2 MB để tăng tốc độ giao dịch. Tích hợp SegWit sẽ yêu cầu một đợt fork (xem mục “Fork” ở trên).

– Seigniorage Token

Là một mô hình tạo ra để cân bằng giá cho 1 token chính so với giá chốt (tạm gọi là cash) dựa trên 2 token phụ khác (là share và bond). 

Khi giá token cash cao hơn giá chốt  thì những người giữ share sẽ được nhận thêm cash để tạo ra áp lực giảm giá.

Khi giá token cash thấp hơn giá chốt thì những người giữ cash được khuyến khích đổi cash lấy bond với giá chiết khấu, và có thể dùng bond đổi lại cash với tỉ lệ 1:1 nếu giá cash trở về mức giá chốt hoặc cao hơn. Từ đó tạo ra áp lực mua với cash.

– Sell Wall – Tường bán

Chỉ một số lượng lớn lệnh bán ở một vùng giá nhất định trên sàn giao dịch.

– SHA 256

Là một tiêu chuẩn mã hoá cực mạnh được dùng làm nền tảng cho Bitcoin và các hệ thống Proof-of-Work (xem định nghĩa ở trên). Nó còn là công nghệ giúp bảo vệ các ví tiền.

– Sharding

Một giải pháp mở rộng quy mô dành cho blockchain Ethereum mà sẽ cải thiện tốc độ của các giao dịch lưu lượng lớn. Mạng lưới Etherem sẽ được chia thành 64 shard (mảnh) nhỏ hơn, cho phép giảm tải blockchain chính và tạo điều kiện để tất cả mọi người đều có thể trở thành node.

– Shill / Shilling

Là quảng bá quá mức một loại tài sản để tư lợi cho bản thân, kể cả điều đó làm phiền đến người khác và đôi khi là bóp méo sự thật. 

– Short

Vị thế khi giao dịch margin/futures, hàm ý chỉ sự kỳ vọng giá sẽ giảm.

– Sidechain – Chuỗi phụ

Một giải pháp mở rộng quy mô được xây dựng song song với blockchain chính để giảm tải cho chuỗi khối này.

– Silk Road – Chợ đen “Con đường tơ lụa”

Một chợ đen (giờ không còn hoạt động nữa) trên Darknet (xem lại lý giải ở trên) mà đã bị FBI đóng cửa. Nó nổi tiếng vì buôn bán ma tuý cùng các loại hàng hoá cấm khác để đối lấy Bitcoin.

– Slippage – Trượt giá

Xảy ra khi giá giao dịch thực tế lại chênh lệch so với giá hiển thị trên màn hình, xuất phát từ biến động của thị trường trong thời gian xử lý giao dịch.

Smart Contract – Hợp đồng thông minh

Một bộ mã máy tính tự vận hành mà ra quyết định dựa trên những quy định đã được định sẵn và không thể nào thay đổi được. Ứng dụng phổ biến nhất của nó có thể được tìm thấy trên mạng lưới Ethereum.

– Soft Cap

Số tiền gọi vốn tối thiểu thông qua ICO/IEO.

Soft Fork

Lần thay đổi quy luật của một đồng tiền mã hóa mà sẽ tạo ra hai phiên bản blockchain khác nhau. Soft fork là cập nhật mà khiến phiên bản mới vẫn có thể còn tương thích với phiên bản cũ.

– Solidity

Ngôn ngữ lập trình máy tính mà được dùng để phát triển hợp đồng thông minh cùng các ứng dụng phi tập trung trên nền tảng Ethereum và nhiều blockchain khác.

– Spot Trading – Giao dịch Spot

Là loại hình giao dịch trực tiếp trên thị trường, thanh toán tức thì.

– Stablecoin

Stablecoin là các đồng tiền mã hóa được thiết kế để mô phỏng giá trị của các đồng tiền pháp định như đô la Mỹ, euro, yên Nhật,… Chúng cho phép người dùng di chuyển giá trị một cách nhanh chóng trên toàn cầu, đồng thời duy trì sự ổn định về giá trị.

– Staking

Staking là hoạt động nắm giữ coin/token của một blockchain để hỗ trợ hoạt động cho blockchain đó.

– State Channel

Là một hệ thống mà di chuyển tương tác giao dịch ra khỏi blockchain để giảm chi phí và tăng tốc độ. Giao dịch sẽ được khoá cho đến khi tất cả các bên tham gia đồng ý và xác nhận nó.

 

T

Technical Analysis – Phân tích kỹ thuật

Phương pháp phân tích một đồng tiền dựa trên những chỉ báo kỹ thuật có trên đồ thị giá.

– Testnet

Một blockchain phụ mà không được online và công khai với mọi người. Nó được sử dụng để thử những thay đổi mới, không giao dịch tiền hay giá trị thật. Cho phép các nhà phát triển tự do thí nghiệm và học hỏi.

– Ticker

Ký hiệu của đồng coin/token.

– Token

Token là một đồng tiền mã hóa được xây dựng trên blockchain của một đồng coin nào đó. Mục đích của token cũng khác coin, đó là làm công cụ để vận hành cho ứng dụng phát triển trên nền tảng blockchain gốc, và phụ thuộc rất nhiều vào đồng coin của blockchain gốc.

– Tokenize – Token hóa

Hoạt động số hóa một tài sản dưới dạng token, tài sản này có thể là từ đời thật hoặc là các đồng coin khác.

– Token Generation Event

Ngày token được phát hành/tạo ra.

– Tokenless Ledger – Sổ cái phi token

Chỉ một sổ cái blockchain phân phối mà không cần sử dụng token hay một đồng tiền mã hóa nội bộ để vận hành và xử lý giao dịch.

– Transaction Fee – Phí giao dịch

Phần thưởng trả cho những người tình nguyện xử lý giao dịch trên blockchain (các thợ đào). Phí giao dịch tùy từng đồng tiền mà khác nhau và tùy theo tốc độ giao dịch mà người gửi muốn thực hiện

– Trezor

Là một ví phần cứng tiền mã hóa phổ biến. Trezor là ví cứng Bitcoin đầu tiên nhưng đến hiện tại đã hỗ trợ cả các altcoin như là Ethereum, Litecoin, Dash và nhiều hơn thế nữa.

– Trustless – Không cần tin tưởng/tín nhiệm

Blockchain không cần sự tín nhiệm vì người tham gia không cần phải tin tưởng người khác để giao dịch có thể diễn ra. Niềm tin đến từ bản thân hệ thống, vốn là một điều khách quan.

– Turing Complete – Turing hoàn chỉnh

Một hệ thống máy tính hay ngôn ngữ lập trình máy tính được xem là Turing hoàn chỉnh khi mà nó có thể xử lý bất kì lệnh nào mà một máy tính đa nhiệm có thể làm. Ví dụ: Ethereum.

 

U

– Unpermissioned Ledger – Sổ cái không cần cấp phép

Là một sổ cái mà không cần một cơ quan trung ương cấp quyền mới có thể sử dụng. Nó được sở hữu bởi tất cả mọi người và được tham gia một cách tự do. Ví dụ chính là bản thân Bitcoin

– Utility Token – Token tiện ích

Là những token có công dụng khác trên blockchain, ngoài giao dịch và đầu tư.

 

V

– Vanity Address – Địa chỉ Vanity

Là một địa chỉ cộng động (xem phần “public address” ở trên) mà có các kí tự và chữ số hiểu được bởi người khác. Ví dụ: 1r4523COINCOIN7u01174234kf.

– Vitalik Buterin

Một lập trình viên mang hai quốc tịch Nga-Canada và nhà sáng lập của nền tảng phi tập trung Ethereum. Sinh ra vào năm 1994, Vitalik cũng có nhiều đóng góp vào các nền tảng mã nguồn mở khác.

– Volatility – Tính biến động

Tạo nên bởi sự thay đổi nhanh chóng và lặp đi lặp lại của giá trị một loại tài sản theo cả hai hướng (tăng hoặc giảm). Tính biến động càng làm gia tăng bất an vô định và rủi ro đối với thị trường, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội kiếm lời.

 

W

– Wallet – Ví tiền

Ví tiền mã hóa là nơi những đồng tiền như Bitcoin được lưu trữ. Cụ thể thì các đồng tiền được lưu trữ trên chính blockchain, còn ví chỉ cho ta công cụ để tiếp cận chúng.

– Web 3.0 / Web3

Là phiên bản phát triển tiếp theo của Internet, kế thừa cơ sở hạ tầng nền tảng của Web 1.0 (lập trình trang web, email,…) và các ứng dụng tập trung của Web 2.0 (Google, Facebook,…) để kết hợp với công nghệ blockchain nhằm hình thành một mạng Internet phi tập trung.

– Web Wallet – Ví online

Một loại ví tiền mã hóa mà được kết nối online (ví nóng). Hầu hết ví tiền sử dụng trên các sàn giao dịch đều là ví online. Rất tiện lợi nhưng lại gia tăng nguy cơ bị hack.

– Wei

Độ chia nhỏ nhất của một đồng Ether (Ether là đơn vị tiền tệ trên mạng lưới Ethereum). 1 Ether tương ứng với 1000000000000000000 (1 tỉ tỉ) Wei, nhờ đó giúp Ether rất dễ chia nhỏ.

– Whale – Cá voi/cá mập

Là một nhà đầu tư nắm giữ rất nhiều một loại tài sản. Trong thế giới tiền mã hóa, “cá voi” thường là những người chủ động mua coin ngay từ sớm, hoặc là các nhà đầu tư có tổ chức mà sở hữu lượng lớn tiền.

– Whitelist

Có thể được hiểu là danh sách nhà đầu tư được chấp nhận tham gia mở bán một dự án nào đó, thường là qua phương thức IDO.

Whitepaper – Cáo bạch

Một bản mô tả ý tưởng hay dự án được soạn thảo hết sức trang trọng và mang tính hàn lâm. Whitepaper đề cập trong đó lý thuyết và ứng dụng thực tế của các đồng tiền mã hóa, cũng như những khía cạnh về kỹ thuật.

 

X

– XMR

XMR là biểu tượng viết tắt của Monero, được nhiều sàn giao dịch và các nền tảng tài chính khác sử dụng. Monero là một đồng tiền mã hóa chú trọng riêng tư và không thể bị truy dấu.

– XRP

XRP là đồng tiền được sử dụng trên mạng lưới Ripple,

 

Y

– Yield Farming

Là hoạt động kiếm lời từ lãi suất khi tham gia DeFi.

 

Z

– Zero Confirmation Transaction – Giao dịch chưa xác nhận

Giao dịch tiền mã hóa thì đều được xác nhận tại những khoảng thời gian đều đặn. Những giao dịch mới thì chưa xác nhận, đồng nghĩa với việc chúng đưa được công nhận và không đáng tin cậy.

– Zero Knowledge Proof – Bằng chứng không tiết lộ thông tin

Trong ngành mật mã học, bằng chứng không tiết lộ thông tin cho phép một bên cung cấp bằng chứng là một việc gì đó đã thật sự xảy ra nhưng không cần phải tiết lộ những thông tin cá nhân, cụ thể.

Coin68 tổng hợp

-03/03/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68