• Stepn
  • Bitcoin là gì?
  • Ethereum là gì?
coin68
Advertisement
  • Tin tức 24h
  • Tin tức coin

    Tất cả tin

    Tin tức Bitcoin

    Tin tức Ethereum

    Tin tức Ripple

    Tin tức Altcoin

    Tin tức DeFi

    Tin tức Blockchain

    Tin Tổng hợp

  • Nổi bật
  • Kiến thức
  • Chủ đề chuyên sâu
  • Coin68 TV
  • PortalNew
  • Tuyển dụng
No Result
View All Result
Coin68
  • Tin tức 24h
  • Tin tức coin

    Tất cả tin

    Tin tức Bitcoin

    Tin tức Ethereum

    Tin tức Ripple

    Tin tức Altcoin

    Tin tức DeFi

    Tin tức Blockchain

    Tin Tổng hợp

  • Nổi bật
  • Kiến thức
  • Chủ đề chuyên sâu
  • Coin68 TV
  • PortalNew
  • Tuyển dụng
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Coin68 Giải thích

Lí giải về Hợp đồng thông minh (Smart Contract)

05/11/2017
— Coin68 Giải thích, Đặc sắc, Ethereum, Kiến thức coins, Nổi bật
0
Share on FacebookShare on TwitterShare on Telegram

Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

1. Smart contract là gì?

Một hợp đồng thông minh (smart contract) là một bộ quy tắc quản lí hợp đồng.

Smart contract là một bộ giao thức đặc biệt với mục tiêu là để đóng góp, xác nhận hay tiến hành quá trình đàm phán và thực hiện hợp đồng. Smart contract cho phép chúng ta triển khai giao dịch mà không cần thông qua một bên thứ ba. Những giao dịch này hoàn toàn dễ dàng truy dấu và không thể bị can thiệp hoặc đảo chiều. Hợp đồng thông minh chứa trong mình toàn bộ những thông tin chi tiết về các điều khoản và thực hiện chúng một cách tự động.

2. Smart contract xuất hiện như thế nào?

Ý tưởng này ban đầu được trình bày bởi nhà khoa học máy tính và thuật toán học Nick Szabo vào năm 1994.

Ông đã nêu ra những nguyên tắc hoạt động chính, nhưng ở thời điểm ấy thì vẫn chưa có đủ phương tiện và môi trường thích hợp để hiện thực hóa tất cả. Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi với sự ra đời và phát triển của công nghệ Blockchain. Bitcoin đã đặt ra những nền tảng cơ bản cho việc thiết lập hợp đồng trên Blockchain. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ sức để thỏa mãn mọi yêu cầu. Chỉ đến khi Ethereum xuất hiện thì ý tưởng smart contract mới được phổ biến đến cho mọi người dùng, cung cấp cho ta thêm một phương thức mới để thiết lập hợp đồng.

3. Smart Contract hoạt động như thế nào?

Nguyên lí vận hành của smart contract có thể đem so sánh được với một chiếc máy bán hàng tự động.

Chúng chỉ tự động thực hiện những lệnh mà đã được lập trình sẵn từ trước.

Đầu tiên, tài sản và điều khoản hợp đồng đều được mã hóa và chuyển vào một block thuộc Blockchain. Smart contract này tiếp đó sẽ được phân phối và copy lại bởi các node hoạt động trên nền tảng đó. Sau khi có nhận lệnh triển khai thì hợp đồng sẽ được triển khai theo đúng như điều khoản định sẵn. Đồng thời, smart contract cũng sẽ tự động kiểm tra quá trình thực hiện những cam kết nêu trong hợp đồng

4. Tôi cần làm những gì để có thể lập nên một smart contract?

Để lập nên một smart contract, bạn cần:

• Chủ thể hợp đồng: Chương trình phải được cấp khả năng truy cập đến sản phẩm/dịch vụ liệt kê trong hợp đồng để có thể tự động khóa hay mở khóa chúng.

• Chữ kí điện tử: Tất cả các bên tham gia đồng ý triển khai thoả thuận bằng private key của họ.

• Điều khoản hợp đồng: Điều khoản của smart contract có dạng một chuỗi các hoạt động. Các bên tham gia hợp đồng đều phải ký chấp nhận nó.

• Nền tảng phân quyền: Smart contract sau khi hoàn tất sẽ được tải lên Blockchain của nền tảng phân quyền tương ứng và được phân phối về cho các node của nền tảng ấy.

5. Làm thế nào để ứng dụng smart contract vào đời thực?

Hợp đồng thông minh có thể được tích hợp vào rất nhiều lĩnh vực.

• Bầu cử: Kết quả bỏ phiếu sẽ được chuyển vào Blockchain và phân phối về các node trong mạng lưới. Toàn bộ dữ liệu sẽ được mã hóa và hoàn toàn ẩn danh. Phương pháp này có thể loại bỏ âm mưu thao túng cuộc bầu cử.

• Logistics: Như chúng ta đều biết, chuỗi cung ứng mà một hệ thống kéo dài và gồm nhiều liên kết khác nhau. Mỗi liên kết cần phải nhận được xác nhận bởi cái ở trước để đủ điều kiện thực hiện phần việc của mình theo như hợp đồng. Đây là một quá trình dài hơi và kém năng suất, nhưng với smart contract thì mỗi bộ phận tham gia đều có thể theo dõi tiến trình công việc để từ đó hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Smart contract bảo đảm tính minh bạch trong điều khoản hợp đồng, chống gian lận. Nó còn có thể cung cấp cho ta khả năng giám sát quá trình cung ứng nếu như được tích hợp chung với Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things).

Bên cạnh đó hợp đồng thông minh còn có vô vàn ứng dụng khác, ví dụ như trong quản lí, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, vân vân và vân vân.

6. Lợi ích của Smart contract là gì?

Smart contract sử dụng tất cả những điểm mạnh của công nghệ Blockchain.

• Tính an ninh: Hợp đồng thông minh được mã hóa và phân phối về cho các node. Cách thức này bảo đảm nó sẽ không bị thất lạc hay sửa đổi mà không được bạn cho phép.

• Hiệu quả về kinh tế và nhanh gọn: Hầu hết các công đoạn đều được tự động hoá, và gần như loại bỏ hoàn toàn bên trung gian.

• Tiêu chuẩn hóa: Hiện đã xuất hiện một loạt các hình thức smart contract khác nhau. Người dùng có thể chọn ra một kiểu và thay đổi sao cho phù hợp nhất với nhu cầu bản thân.

7. Smart contract có hạn chế gì không?

Hợp đồng thông minh dù gì cũng không phải là tuyệt đối hoàn hảo.

Sau đây là một số các khiếm khuyết còn tồn đọng của smart contract:

• Nhân tố con người: Vì toàn bộ phần mã được soạn thảo bởi con người, và họ vẫn có thể mắc lỗi. Nếu smart contract đã được tải lên Blockchain, các nhà lập trình sẽ không thể nào thay đổi được nó. Một ví dụ nổi tiếng về nhân tố con người đó chính là sự kiện DAO. Lỗi lập trình của đội ngũ phát triển đã bị một số tin tặc phát hiện và tận dụng, từ đó cướp đoạt đến 60 triệu USD tiền vốn của người dùng

• Tình trạng pháp lý chưa rõ ràng: Hiện tại, smart contract vẫn chưa được quản lí bởi bất kì chính phủ nào cả. Vì thế cho nên vẫn tiềm ẩn khả năng xuất hiện mâu thuẫn nếu như các thể chế quản lí quyết định xây dựng bộ khung pháp lý dành cho hình thức hợp đồng thông minh còn khá mới mẻ này.

• Chi phí thực hiện: Smart contract không thể nào được lập nên mà không cần thông qua công đoạn lập trình. Do đó, điều cần thiết là phải có một chuyên gia lập trình dày dạn kinh nghiệm trong đội ngũ phát triển để hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra đối với hợp đồng và bảo đảm cơ sở hạ tầng của công ty tương thích được với công nghệ Blockchain.

Theo CoinTelegraph


Cập nhật những tin tức nhanh nhất về lĩnh vực DeFi tại kênh thông báo của Cộng đồng Fomo Sapiens!


Có thể bạn quan tâm:
Hacker xâm nhập hợp đồng thông minh của nền tảng “người lớn” SpankChain
BlockShow trở thành hội nghị Blockchain đầu tiên bán vé bằng hợp đồng thông minh
Wormhole – Nỗ lực mới nhất từ Bitcoin Cash nhằm “hạ bệ” ERC-20 của Ethereum
Thử nghiệm Blockchain của Pepsi cho kết quả cải thiện 28% hiệu quả marketing
Ban biên tập

Ban biên tập

Related Posts

Tác động và thiệt hại mà “thảm họa” Terra (LUNA) - UST để lại cho ngành crypto
Nổi bật

Tác động và thiệt hại mà “thảm họa” Terra (LUNA) – UST để lại cho ngành crypto

15/05/2022
Nổi bật

Cập nhật: Đề xuất “hồi sinh” hệ sinh thái Terra từ Do Kwon

14/05/2022
CEO Binance “chê trách” cách xử lý của Terra (LUNA), nhà sáng lập quỹ 3AC lên tiếng “nhận lỗi”
Nổi bật

CEO Binance “chê trách” cách xử lý của Terra (LUNA), nhà sáng lập quỹ 3AC lên tiếng “nhận lỗi”

13/05/2022
Tổng cung tăng lên 6,5 nghìn tỷ, LUNA - UST đã “vô phương cứu chữa”
Nổi bật

Lượng cung tăng lên 6,9 nghìn tỷ, LUNA – UST đã “vô phương cứu chữa”

13/05/2022
Tài sản của top tỷ phú giàu nhất ngành crypto đã "bốc hơi" ra sao trước khủng hoảng Terra-UST?
Nổi bật

Tài sản của top tỷ phú giàu nhất ngành crypto đã “bốc hơi” ra sao trước khủng hoảng Terra-UST?

12/05/2022
Một số cập nhật về “thảm họa” LUNA - UST
Nổi bật

Một số cập nhật về “thảm họa” LUNA – UST

12/05/2022
Next Post

ICO giả mạo, các mánh khóe lừa đảo tiền thuật toán và cách phòng tránh

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sàn PancakeSwap Là Gì

Sàn giao dịch PancakeSwap Là Gì? Top 1 Trên BNB Chain – Hướng Dẫn Farming Và Staking Cake Trên PancakeSwap

17/05/2022

Sàn PancakeSwap Là Gì BNB Chain (BNB) là một tượng đài khi các ứng dụng và...

IPOR Protocol

Đánh giá tổng quan dự án IPOR Protocol (IPOR coin) – Thông tin và update mới nhất về dự án

17/05/2022

Spotify có thể sẽ tích hợp NFT nếu quá trình thử nghiệm diễn ra suôn sẻ

16/05/2022

DeFi Discussion ep.45: Tâm sự về Luna và UST – Câu chuyện buồn về một dự án top đầu

16/05/2022
Khoản đầu tư 1,6 tỷ USD LUNA của Binance giờ chỉ còn lại có 3.000 USD

Khoản đầu tư 1,6 tỷ USD LUNA của Binance giờ chỉ còn lại có 3.000 USD

16/05/2022
Luna Foundation Guard bán 750 triệu USD Bitcoin để bảo vệ giá cho UST

Cách Luna Foundation Guard đốt 3 tỷ USD Bitcoin trong 3 ngày (và vẫn thất bại)

16/05/2022

Tác giả nổi bật

  • Phong
  • Jane Luu
  • John Weak
  • Julian
  • Marcus
  • Poseidon
  • Rachel
  • Song Song
  • Nguyên Hồ
  • Zane

Mục lục

  1. 1. Smart contract là gì?
  2. 2. Smart contract xuất hiện như thế nào?
  3. 3. Smart Contract hoạt động như thế nào?
  4. 4. Tôi cần làm những gì để có thể lập nên một smart contract?
  5. 5. Làm thế nào để ứng dụng smart contract vào đời thực?
  6. 6. Lợi ích của Smart contract là gì?
  7. 7. Smart contract có hạn chế gì không?
Coin68_logo

Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.

Liên kết với Coin68

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2016 by Coin68

  • Giới Thiệu
  • Tuyển dụng
  • Quảng cáo
No Result
View All Result
  • Tin tức 24h
  • Tin tức coin
  • Kiến thức
  • Nổi bật
  • Chủ đề chuyên sâu
  • Coin68 TV
  • Portal
  • Tuyển dụng

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In