logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Giới thiệu về giao dịch tiền thuật toán thông qua cơ chế P2P

-08/04/2017

Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

1. Thế nào là trao đổi P2P các loại tiền điện tử?

Giao dịch P2P (“Peer-to-peer”: trực tiếp, ngang hàng) hay giao dịch ‘phân quyền’ được tiến hành thực hiện và được duy trì độc quyền bởi các phần mềm.

Phương thức P2P giúp các thành phần tham gia thị trường có thể mua bán trực tiếp với nhau mà không cần phải thông qua bên thứ ba để xử lí các khoản giao dịch.

Các cách trao đổi tiền điện tử thường gặp hiện nay là thông qua các công ty, vốn đóng vai trò là trung gian giữa các khách hàng và qua đó kiếm lời từ việc thu phí giao dịch. Ngược lại, sự tương tác giữa các bên trong phương thức P2P được điều phối trực tiếp bởi các phần mềm máy tính mà không cần bàn tay can thiệp của con người.

Cách tiếp cận thay thế này có nhiều lợi thế so sánh với cái thông thường nhưng bên cạnh đó cũng là không ít các hạn chế. Nhìn chung thì phương thức giao dịch P2P là một ví dụ điển hình của triết lí phân quyền trong kinh doanh.

2. Phương thức P2P đã phát triển như thế nào?

Trao đổi P2P là một lý thuyết được phát triển hoàn toàn tự nhiên, hướng đến mục tiêu loại bỏ những giới hạn trong cách mua bán Bitcoin thông thường.

Gần như trong suốt quá trình tồn tại của Bitcoin thì các giao dịch trên mạng đã đóng vai trò như những cánh cổng dẫn vào thế giới tiền thuật toán. Nhưng với thực tế là có rất ít các cửa hàng online lẫn ngoài đời chấp nhận tiền điện tử như một phương thức thanh toán nên đã sinh ra nhu cầu xây dựng một giao diện để người dùng có thể thực hiện các tương tác giữa nền kinh tế của thế giới thực và mạng lưới Bitcoin.

Các sàn giao dịch online như là Bitstamp, BTC China, Kraken, … đã đáp ứng những nhu cầu trên bằng cách trở thành nơi phổ biến để mua Bitcoin và các loại tiền điện tử khác bằng tiền mặt và ngược lại.

Hạn chế ở đây là khác với Bitcoin, các sàn giao dịch này được quản lí bởi các công ty. Điều này có nghĩa là nhân viên của họ có quyền giám sát, quản lí tất cả các giao dịch giữa người sử dụng với nhau, đóng vai trọng tài trong giải quyết các tranh chấp và tính phí tất cả các hoạt động trên để thu tiền.

Thấy được những bất lợi sản sinh ra từ các hoạt động nêu trên nên một số thành viên của cộng đồng Bitcoin đã tiến hành gián đoạn thị trường bằng cách tạo ra một giải pháp mới – phương thức giao dịch trực tiếp phân quyền, với đặc trưng là không phải được điều khiển bởi con người mà thay vào đó là các phần mềm máy tính.

3. Những giao dịch P2P diễn ra làm sao?

Phần mềm giao dịch này có thể tự động kết nối người bán và người mua dựa trên các điều kiện trao đổi mà họ đưa ra.

Trước hết thì chúng ta hãy tóm tắt lại cách thức hoạt động thường gặp trong giao dịch tiền điện tử. Các nhà giao dịch đầu tiên phải liệt kê ra số lượng Bitcoin và giá họ muốn bán. Những yêu cầu trên hay được gọi là “lệnh đặt bán” được lưu vào một sổ cái chung với tên gọi “sổ lệnh”.

Khi có người muốn mua Bitcoin, họ có thể tra cứu các lời chào mua đáp ứng nhu cầu bản thân và nếu như không tìm thấy cái nào cả thì họ có thể tự tạo “lệnh đặt mua” của riêng mình, nêu rõ các điều khoản của thương vụ theo ý của họ. Mỗi khi thấy trùng thì sàn giao dịch lại khớp các lệnh mua và bán phù hợp với nhau theo giá và tiếp đó môi giới cho cái giao dịch trên.

Tuy nhiên, chuyển khoản Bitcoin tốn rất nhiều thời gian – ít nhất là từ 5 đến 10 phút, đôi khi cần đển cả hàng giờ. Mua bán bằng tiền mặt thường còn lâu hơn nữa; trong vài trường hợp, quá trình thanh toán quốc tế có thể cần đến vài ngày để hoàn tất. Để thúc đẩy tốc độ quá trình trao đổi, các sàn giao dịch đóng vai trò như là một người trung gian đáng tin cậy: nó giải quyết tất cả các giao dịch ngay lập tức, kể cả khi việc thanh toán lúc này vẫn chưa hoàn thành.

Với mục tiêu là loại bỏ bên thứ ba thì phương thức P2P hoạt động theo một hướng hoàn toàn khác.

Thay vì khớp các lệnh mua bán trong sổ lệnh thì nó lại ghép các nhà đầu tư đứng sau các lệnh đó. Chi tiết hơn, mỗi khi tìm thấy những lệnh mua bán hợp nhau thì phần mềm giao dịch không tiến hành xử lí nó ngay lập tức mà trái lại, nó kết nối trực tiếp người bán và người mua để có thể tiến hành trao đổi mà không cần thông qua trung gian.

Tuy vậy, bên thứ ba vẫn có thể can thiệp vào thương vụ với tư cách là trọng tài để giải quyết những tranh chấp (nếu có), nhưng về mặc định thì sẽ không có yếu tố tác động của người ngoài vào trong giao dịch.

Ở đây, cũng giống như bản thân Bitcoin, phần mềm có thể một mình khớp hoàn hảo các nhà đầu tư hợp nhau theo bản chất phân quyền.

4. Lợi thế của giao dịch P2P?

Phương thức P2P có điểm mạnh về kiểm duyệt giao dịch, có hiệu quả kinh tế cao, độ bảo mật và an toàn tốt, ít nhất là khi nó được nhận thức rõ.

Tất cả những ưu điểm của giao dịch phân quyền tiền điện tử có được là nhờ việc không bị kiểm soát bởi một cá nhân hay doanh nghiệp nào hết. Quyền hạn cục bộ cho ta vài lợi thế mà chủ yếu là tăng tốc các giao dịch. Tuy nhiên, đó cũng là điểm chí tử vì chỉ một chút hư hỏng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

Sau đây là các lợi thế khi sử dụng giao dịch P2P, đạt được nhờ loại bỏ đi cái quyền hạn cục bộ.

Hạn chế kiểm soát các giao dịch. Các sàn giao dịch tiền thuật toán bình thường đều được quản lí bởi con người – vì vậy họ rất dễ bị tác động và bị Chính phủ lợi dụng để áp đặt các quy chế điều phối. Một trường hợp điển hình là việc can thiệp gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa dẫn tới hai đợt đóng băng khả năng thu hồi lại Bitcoin trong suốt một tháng. Là một nhà đầu tư thì bạn sẽ không muốn chuyện này xảy ra với tài sản của mình đâu.

Trái lại, phương thức P2P gần như là miễn nhiễm khỏi các tác động can thiệp của Chính phủ vì chúng không có điểm tập trung cục bộ nào để có thể bị kiểm soát. Kể cả khi có vài bộ phận bị yêu cầu ngừng hoạt động thì phần còn lại của hệ thống vẫn không bị ảnh hưởng. Lợi thế này chính là lí do tạo ra mức tăng đột biến về lượng sử dụng LocalBitcoins, một trong những điểm giao dịch P2P hàng đầu, theo sau hành động của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa.

Hiệu quả về kinh tế. Xin nhắc lại một lần nữa là các sàn giao dịch bình thường được vận hành bởi con người, và công bằng mà nói thì họ xứng đáng được trả lương. Còn trao đổi thông qua P2P được thực hiện bằng phần mềm máy tính, vì vậy có rất ít hoặc gần như không có chi phí doanh nghiệp cho nên khoản phí thu từ người dùng nếu có thì cũng rất bé nhỏ.

Vấn đề riêng tư cá nhân. Trong những năm gần đây, Chính phủ nhiều nước trên toàn thế giới đã thành công trong việc áp đặt Luật phòng chống rửa tiền (AML) và các qui định về Quản lí thông tin khách hàng (KYC) lên các sàn giao dịch tiền điện tử. Sự giám sát này buộc các công ty phải thu thập nhiều nhất có thể thông tin cá nhân từ người sử dụng như họ tên, địa chỉ cư trú, số CMND, vân vân và vân vân.

Chắc chắn rằng Chính phủ sẽ khó có thể thiết lập các luật trên vào phương thức P2P, điều này sẽ giúp các thương vụ sẽ tăng tính riêng tư hơn.

Tính an toàn. Các điểm giao dịch P2P sẽ không lưu trữ Bitcoin của người dùng – thay vào đó nó sẽ kết nối các bên mua bán và giúp họ thực hiện đàm phán trực tiếp. Việc không phải uỷ thác tiền của bạn cho một bên thứ ba sẽ giúp tiến trình trao đổi diễn ra nhanh hơn. Nếu không ai giữ tài sản của bạn ngoại trừ chính bạn thì chẳng ai có thể đánh mất hay ăn cắp chúng – dù vô tình hay cố ý.

5. Những hạn chế của nó?

Phương thức P2P không phải là tốt hơn cách mua bán thông thường về mọi mặt – một số các khiếm khuyết của nó là thời gian giao dịch lâu hơn, ít mang tính trực quan và tính thanh khoản thấp.

Hầu hết các hạn chế của giao dịch phân quyền được gây nên đơn giản chỉ vì nó là một dịch vụ tương đối mới. Ví dụ như là Bitsquare, một trong những điểm trao đổi P2P lâu đời nhất, xuất hiện đã gần ba năm rồi nhưng phần lớn thời gian đó nó chỉ hoạt động trong giai đoạn phát triển, thử nghiệm.

Chính vì vậy, những điểm giao dịch này phải giải quyết một lượng lớn các vấn đề phát sinh. Đơn cử là việc P2P chỉ nhắm vào vào một lượng nhỏ các khách hàng đam mê tiền điện tử mà không đáp ứng được nhu cầu của những người dùng mới – hệ quả là họ không coi P2P là phương án số một mỗi khi cần mua bán.

Cũng chính vì lí do tương tự – số lượng người dùng ít và đang ở trong giai đoạn phát triển – khiến giao dịch phân quyền có lưu lượng mua bán thấp hơn các sàn thông thường.

Mặt khác, thời gian giao dịch kéo dài có vẻ như sẽ là vấn đề khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Nguyên nhân của nó là do bởi cách thức tiến hành thương vụ mua bán – các nhà đầu tư phải đợi quá trình chuyển khoản Bitcoin và tiền mặt hoàn tất trước khi kết thúc đàm phán với nhau.

Vấn đề cuối cùng, đi đôi với tính thanh khoản thấp sẽ khiến P2P không phải là sự lựa chọn tối ưu đối với các thương nhân chuyên nghiệp, những người cần giao dịch nhanh để có thể kịp giới hạn thời gian. Ở trạng thái hiện tại thì phương thức P2P chỉ thích hợp với các nhà đầu tư hứng thú với các ưu điểm của nó – khả năng đàn hồi, tính riêng tư, bảo mật và tự do thanh toán.

6. Nếu không có ai quản lí thì làm sao để ngăn chặn gian lận, lừa đảo?

Để có thể phòng ngừa các hành vi gian lận có thể xảy ra, các điểm giao dịch P2P khác nhau sử dụng các phương án đối phó khác nhau.

Về cơ bản thì phương thức P2P hoạt động dựa trên hệ thống cộng đồng uy tín, bắt buộc phải có tiền đặt cọc trong quá trình đàm phán giữa người bán và người bán và người mua.
Cách thức các thương vụ được tiến hành bằng P2P khiến người dùng dễ trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo. Các khoản thanh toán Bitcoin sẽ khó có khả năng được hoàn lại nhưng tiền mặt thì vẫn có thể. Chính vì vậy, một người mua có thể đặt cọc tiền mặt để mua Bitcoin, sau đó yêu cầu ngân hàng hay bất cứ tổ chức tài chính nào mà họ sử dụng hoàn tiền lại, và làm người bán trắng tay.

Để có thể ngăn chặn các trường hợp như trên, giao dịch P2P giới thiệu đủ các loại biện pháp an ninh. Ví dụ như Coinffeine bắt buộc phải đặt ra tiền cọc: trước khi bắt đầu mua bán thì cả hai phía phải cọc ra một số lượng Bitcoin nhất định. Nếu thương vụ kết thúc suôn sẻ và không có vướng mắc gì thì họ có thể nhận lại tiền của mình.

Nếu có tranh chấp xảy ra, một trọng tài được cộng đồng chỉ định sẽ nghe phân trần từ cả hai phía và sau đó giải quyết nó. Khoản tiền cọc sau đó sẽ được dùng để bồi thường cho người bị hại và chi trả cho dịch vụ trọng tài. Một hệ thống uy tín cũng sẽ được áp đặt để đảm bảo là trọng tài sẽ không lạm dụng quyền lực của mình.

LocalBitcoins thì lại có cách giải quyết khác: nó buộc người dùng phải gặp mặt trực tiếp để mua bán. Bằng cách này thì mới chắc chắn hai bên đã đạt được thoả thuận trước khi rời bàn đàm phán. Hiển nhiên thì giải pháp này hạn chế các cơ hội giao dịch vào từng khu vực mà nhà các đầu tư sinh sống. Chính vì thế mà điểm giao dịch P2P này mới có tên là LocalBitcoins nhưng nhiều người cho rằng đây là điều mà ta phải đánh đổi để có thể tăng mức độ an toàn.

Bài viết được dịch bởi SS

Theo CoinTelegraph

-08/04/2017
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68