logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

DeFi 2.0 – Xu hướng tương lai hay chỉ đơn giản là “hữu danh vô thực”?

-14/10/2021

Dạo gần đây trên mạng xã hội Twitter, xuất hiện nhiều các cuộc tranh luận xoay quanh chủ đề DeFi 2.0. Vậy nhóm dự án mới này là gì? Và liệu đây có phải là một xu hướng tiềm năng, hay đơn giản chỉ là một danh xưng “tự đặt” của cộng đồng?

DeFi 2.0 – Xu hướng tương lai hay chỉ đơn giản là danh xưng “vô thực”?

Sự bùng nổ của DeFi 2.0?

Trong một bản báo cáo ngắn của đơn vị nghiên cứu Delphi Digital, một khái niệm mới là “DeFi 2.0” đã được đề cập. Theo báo cáo này, các token thuộc nhóm 2.0 đang có những biến động hết sức mạnh trong thời gian gần đây, có thể kể đến như Rari Capital (RGT)OlympusDAO (OHM).

“Các dự án này đang hưởng lợi từ làn sóng phấn khích và chúng ta có thể chứng kiến làn sóng mạnh mẽ của các kẻ thách thức mới.” – Delphi Digital nhận định.

Thống kê các token thuộc nhóm “DeFi 2.0” đã tăng trưởng mạnh trong thời gian qua, theo Delphi Digital

Ngoài ra, một số người dùng Twitter còn tự tổng hợp các danh sách những token mà họ cho là thuộc nhóm “DeFi 2.0” – đa phần toàn là các đồng coin DeFi đang tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng DeFi 2.0 chỉ là cơn sốt nhất thời, là các token DeFi đang tăng trưởng ngắn hạn ở thời điểm hiện tại. Việc đặt ra thuật ngữ mới chỉ là “bánh vẽ” để dụ nhà đầu tư mới tham gia, từ đó tiếp tục đẩy giá token tăng lên.

Vậy DeFi 2.0 thực sự là gì?

Hiện tại, vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể cho DeFi 2.0, nhưng cá nhân mình quan sát, thì các dự án này có một điểm chung là hướng đến tính phi tập trung cao hơnthường có xu hướng khai phá lượng vốn bị tồn đọng ở các sản phẩm DeFi đời đầu. Có thể tạm chia thành các nhóm như sau.

Stablecoin

Thay vì là các stablecoin bảo chứng bởi tài sản truyền thống thế chấp trong ngân hàng, hay là các stablecoin như DAI (được phát hành trên nền tảng là các tài sản tiền điện tử), các stablecoin mới như MIM-SPELL hay mô hình của Inverse và Alchemix đề cao tính phi tập trung, tính cộng đồng hơn, đồng thời hướng đến các tài sản thế chấp mới như các LP token, các giấy chứng nhận đã cung cấp thanh khoản.

Dù độ ổn định cần được kiểm chứng, song việc mở ra một mảng thị trường mới, cùng tính phi tập trung liên tục được nhấn mạnh là yếu tố khiến nhóm stablecoin này được chú ý.

Tìm hiểu thêm về stablecoin trong podcast dưới đây:

> Xem thêm: DeFi Discussion ep.7: Stablecoin liệu có… “stable”?

Các bonding DAO

Ngoài stablecoin, có thể kể đến mảng bonding DAO, với đại diện nổi bật nhất chắc chắn là Olympus DAO và bản fork của mình trên Avalanche là TIME. Về mô hình hoạt động của bonding DAO, bạn đọc có thể tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây.

> Xem thêm: Olympus (OHM) – Người dẫn đầu xu hướng DAO hay “mô hình kim tự tháp” kiểu mới?

Thanh khoản hoá

Một trong 5 vấn đề mình từng đề cập trong bài viết “Những vấn đề nào đang chờ đợi thị trường DeFi” chính là việc “Thanh khoản hoá”. Nếu tham gia thị trường DeFi lâu, bạn sẽ thấy phần lớn lượng vốn đọng ở các pool stake. Điều này vô hình chung tạo ra một rào cản lớn về hiệu quả sử dụng vốn.

Các dự án chú trọng mảng liquid staking (dẫn đầu là Lido và mới đây có Stafi) cũng thu hút được rất nhiều sự chú ý. Ngoài ra Pendle cũng là dự án có hướng đi khá mới trong việc thanh khoản hoá các phần thưởng Yield.

Nhận định cá nhân về xu hướng tương lai

Trong các nhóm tăng trưởng mạnh đã đề cập ở trên, cá nhân mình đánh giá mảng “Thanh khoản” sẽ có tăng trưởng dài hạn trong tương lai, đơn giản vì nhu cầu của nó là rất lớn và thực sự tồn tại. Nếu đem lượng TVL đang được khoá trên các hệ sinh thái DeFi ra để tận dụng, vốn hoá của các sản phẩm nhóm này có thể sẽ chứng kiến mức tăng thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong tương lai.

2 nhóm còn lại là stablecoinbonding DAO thì cá nhân mình nghĩ sẽ là hiện tượng nhất thời. Vì stablecoin hiện bị thống trị quá rõ ràng bởi Tether và vẫn chưa có nhiều chuyển biến quá lớn trong tư duy nắm giữ stablecoin của phần lớn người dùng. Nếu có dịch chuyển, mình nghĩ xu hướng đâu đó sẽ dồn về USDC (một tài sản bảo chứng bởi giới ngân hàng truyền thống khác), thay vì tin tưởng vào một mạng lưới quá mới.

Bonding DAO thì là mô hình có tính cách tân, dùng lý thuyết trò chơi để quản lý hệ thống và đảm bảo mọi người hướng đến trường hợp win-win cho tất cả. Tuy nhiên, lượng token nắm giữ của các cá nhân, tổ chức tham gia thì không quá rõ ràng, vì vậy rủi ro dump token và thao túng hệ thống vẫn là rất lớn. Và dù là mô hình mới, nhưng đừng quên đây vẫn là biến thể của mô hình farming và phụ thuộc rất nhiều vào bên tạo game.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-14/10/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68