logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Coin68 Blog: “The DAO” và Ethereum Classic – 2 năm nhìn lại

-18/06/2018

Tháng 06/2016, một trong những sự kiện, hay nói đúng hơn là một canh bạc, lớn nhất của cộng đồng Ethereum đã được đưa ra – quỹ DAO, và kèm theo đó là sự ra đời của Ethereum Classic. Hôm nay, hãy cùng Coin68 lật lại lịch sử của Ethereum, và tìm về chương đen tối nhất của nó. Nhưng trước tiên, hãy bắt đầu với những khái niệm cơ bản.

Coin68 Blog: “The DAO” và Ethereum Classic – 2 năm nhìn lại

Ethereum là gì?

Hả?

Không, Coin68 không định bắt đầu với những định nghĩa nhàm chán về Ether, mà ở đây, tôi muốn nói đến Hợp đồng Thông minh nằm sau mạng lưới này. Và đây là lúc câu chuyện của chúng ta bắt đầu.

DAO là gì?

“DAO” là từ viết tắt của “tổ chức tự trị phi tập trung” (Decentralized Autonomous Organization). Để đủ tiêu chuẩn là một DAO, một thực thể phải đáp ứng cả ba yêu cầu: phi tập trung, có quyền tự trị, và được tổ chức chặt chẽ.

- Xem thêm: DAO 101 – Tất tần tật về Tổ chức Tự trị Phi tập trung (DAO)

Tóm tắt lại thì đây là cách chúng hoạt động:

(1) Một nhóm người sẽ viết Smart Contract để vận hành chương trình (2) Sau đó huy động vốn bằng ICO (3) khi đủ nguồn quỹ, DAO sẽ được đưa vào hoạt động (4) Những người tham gia mua cổ phần sẽ nắm quyền bỏ phiếu những quyết định đề ra với DAO.

Như chúng ta đã biết thì DAO bắt nguồn từ Đức và được vận hành từ tháng 5/2016. DAO hoạt động như một một quỹ đầu tư mạo hiểm sử dụng đồng tiền Ethereum và được tạo nên từ mã nguồn mở viết bởi Slock.it. Các thành viên trong DAO sẽ quyết định đầu tư vào dự án nào đó mà họ yêu thích hoặc cho là có thể sinh lời. Cũng như Bitcoin, Ethereum được tạo nên từ mạng máy tính và cũng được quản lý công khai bởi  blockchain.

Chính vì vậy cả Ethereum hay DAO token đều rất quan trọng trong DAO. Sau hơn một tháng kêu gọi đầu tư, DAO đã thu về được số Ether có giá trị khoảng 162 triệu USD. Hệ thống vận hành cũng mở rộng thêm tính năng chia nhỏ DAO thành các child DAO để thành viên có thể tìm những người chung chí hướng đầu tư.

Thế nhưng vào ngày 12/06/2016, Stephan Tual – một trong những người xây dựng The DAO, công bố phát hiện ra “lỗi đệ quy” nhưng cũng khẳng định nó “không gây nguy hại cho quỹ DAO” – đó là khi viên gạch đầu tiên rơi xuống.

Vụ tấn công lịch sử

Trong khi đội ngũ phát triển đang tìm cách sửa lỗi này, một hacker bắt đầu khai thác lỗ hổng và bòn rút số Ether của quỹ DAO bằng cách đem bán những token DAO.

Okay, nói qua một chút về lỗ hổng, đó là khi tạo hợp đồng thông minh DAO, các nhà phát triển không tính đến 2 vấn đề:

  1. Là khả năng quá trình lặp lại liên tục
  2. Là trên thực tế, hợp đồng thông minh sẽ tiến hành gửi Ether trước sau đó mới tiến hành cập nhật cân bằng token nội bộ.

Ngày 18/06/2016, kẻ tấn công đã rút được hơn 3,6 triệu Ether (tương đương 70 triệu USD thời điểm đó) tới một tài khoản con của DAO gọi là “DAO child”. Trước sự bất lực của đội ngũ lập trình viên, giá Ether giảm từ $20 xuống dưới $13.

Một số nhà đầu tư của quỹ DAO tìm cách bỏ phiếu thực hiện việc Soft Fork để vô hiệu hoá tính năng rút Ether ra khỏi quỹ DAO. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tạm thời trong khi chờ đội ngũ lập trình đưa ra quyết định.

Soft fork – cả làng đều vui

Trong thời điểm đó, The DAO nắm giữ khoảng 15% số Ether trên thị trường, nếu dự án này thất bại thì đây sẽ là một vết nhơ lịch sử của Ethereum cũng như đồng Ether.

Mọi ánh mắt đổ dồn vào quyết định của The DAO và đội ngũ phát triển của Ethereum với hy vọng sản phẩm này vẫn sẽ tiếp tục hoạt động.

Để hiểu được những chuyện xảy ra tiếp theo các bạn cần nắm được điều này: một mạng lưới các nodes sẽ xếp các giao dịch vào các block và xếp các block vào một chuỗi đồng thời ghi lại giao dịch trên sổ cái, nhưng khi có một giao dịch không hợp lệ, hệ thống sẽ loại bỏ nó bằng cách chọn theo số đông, cách giải quyết dựa trên sự đồng thuận.

Để thay đổi được lịch sử thì phải có 51% số node trong hệ thống đồng thuận với nhau, đây là một việc chưa từng xuất hiện trong lịch sử của Bitcoin và Ethereum (ETH). Điều này vi phạm hoàn toàn các tính chất của Blockchain: không một ai có thể can thiệp vào đó, không một ai cả.

Ngày 17/06/2016, Vitalik Buterin thông báo rằng DAO đã bị tấn công và anh đã tìm được cách khắc phục. Trong đó, Vitalik nói rằng sẽ không tạo một khối mới để thay thế vết nhơ trong khối cũ và thêm vào chuỗi Blockchain của Ethereum.

Thay vào đó anh sẽ chèn một “công tắc” trong mã nguồn của Ethereum để ngăn chặn không cho bất kỳ Ether nào thoát ra khỏi quỹ DAO và tài khoản con của nó.

Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Trong một bức thư gửi cho The DAO và cộng đồng Ethereum, kẻ tấn công này tuyên bố “phần thưởng” của mình là hợp pháp và đe doạ sẽ thực hiện hành động pháp lý tới những ai đang can thiệp vào công việc của mình.

Đồng thời người này cho biết sẽ thưởng 1 triệu ETH và 100 BTC cho tất cả các thợ đào ủng hộ hành động của anh ta.

Hard fork – Chó cùng cắn giậu

Một giải pháp khả thi hơn đã được đưa ra để biểu quyết ngay sau đó, đó chính là Hard Fork. Đây sẽ là dấu chấm hết cho The DAO và hoàn trả lại toàn bộ Ether cho các nhà đầu tư. Phương án Hard Fork sẽ là một lựa chọn hợp lệ bằng cách chuyển toàn bộ số Ether bị đánh cắp và Ether còn sót lại trong quỹ DAO tới tài khoản có tên là “RefundDAO”, điều này sẽ không đi ngược lại chính sách của Ethereum và định nghĩa Blockchain nói chung. Đề xuất này gây ra khá nhiều tranh cãi trong cộng đồng Ethereum.

Những người phản đối cho rằng:

  • Mã code là luật- tuyên bố và các điều kiện ban đầu về điều khoản DAO phải được giữ nguyên trong bất cứ trường hợp nào.
  • Những gì xảy ra trên blockchain là bất biến dù kết quả như thế nào.
  • Rất khó để đảm bảo hành động này sẽ không xảy ra lại trong tương lai.
  • Quyết định trả lại tiền không mang tính tầm nhìn và có thể sẽ phải giảm giá ETH xuống mức sàn tùy thuộc vào hành động hiện tại.
  • Đây là một gói cứu trợ.

Những người ủng hộ lại lập luận:

  • Tuyên bố ‘mã code là luật’ vào thời điểm hiện tại là quá cứng nhắc và chúng ta nên quyết định thông qua sự đồng thuận xã hội.
  • Hacker không thể được hưởng lợi, đó là vi phạm đạo đức và cộng đồng nên can thiệp giải quyết.
  • Lập luận về tính tiếp diễn của hành động là hợp lý vì cộng đồng không hề bị ảnh hưởng bởi những quyết định trong quá khứ và chúng ta nên có cách xử lý khôn ngoan và  linh động trong mỗi trường hợp.
  • Sẽ rất rắc rối nếu để một lượng Ether lớn như vậy trong tay một cá nhân xấu, có thể sẽ làm giá trị ETH sụt giảm nghiêm trọng.
  • Đây không phải gói cứu trợ vì ta không hề nhận tiền từ cộng đồng, chỉ đơn giản là hoàn trả lại quỹ cho nhà đầu tư ban đầu.
  • Ngăn chặn được cuộc chiến giữa white-hat hacker và các hacker có thể gây hại cho cộng đồng.
  • Vụ tấn công đủ lớn để buộc phải hành động và đảo ngược nó.
  • Nếu cộng đồng hành động ngay lập tức thì những kẻ gian sẽ phải dè chừng khi suy nghĩ đến việc sử dụng nền tảng Ethereum.
  • Hard- fork hoàn trả lại quỹ và có thể tránh sự can thiệp của pháp luật (bên thứ ba).

Để đạt được sự đồng thuận nhanh chóng, các chủ sở hữu của Ether đã “trưng cầu dân ý”. Nhìn các lý do ở trên, chắc các bạn cũng đoán được kết quả rồi.

Phần lớn (89%) chọn Hard Fork và nó được đưa vào khối thứ 1920000 (ngày 20 tháng 7 năm 2016).

Blockchain mới tách ra thì tiếp tục giữ cho mình cái tên Ethereum, trong khi những người không chịu thay đổi để đảo ngược vụ hack DAO thì vẫn duy trì blockchain cũ, song lại phải dùng một cái tên "mới nhưng cũ" để phân biệt.

Và đó cũng chính là sự ra đời của Ethereum Classic.

Hồng Phong

-18/06/2018
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68