logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Tổng hợp những FUD làm thị trường crypto “điêu đứng” trong quý 2/2022

-26/06/2022

Quý 2/2022 tiếp tục là chuỗi ngày ảm đạm của thị trường crypto sau 1 năm 2021 quá bùng nổ. Hàng loạt tin tức xấu và chấn động xuất hiện làm cộng đồng dần vơi mất niềm tin, hoảng loạn bán tháo. Cả nhà đầu tư nhỏ lẻ lẫn các quỹ đầu tư lớn đều lao đao trong 3 tháng gần đây.

1. NFT không còn là “miền đất hứa”

Cuối 2021, GameFi và NFT là những từ khóa hot-hit thị trường lúc bấy giờ. Nhiều bộ sưu tập NFT ghi nhận khối lượng giao dịch và mức giá “khủng”, mang đến lợi nhuận “chỉ sau một đêm” cho nhiều nhà đầu tư may mắn.

Thị trường NFT sôi động đến nỗi đã sản sinh ra một thế hệ nhà đầu tư chuyên đi “flip” (đầu cơ – mua thấp bán cao) NFT.

NFT không còn là “miền đất hứa”

Tuy nhiên, khi crypto dần hạ nhiệt, NFT cũng không thể giữ nổi ngọn lửa của mình. 3 tháng quý 2/2022 chứng kiến hàng loạt tin tức tiêu cực, FUD, hack,… làm nhiều nhà đầu tư thua lỗ. Có thể nói, NFT đã không còn là “miền đất hứa” của cộng đồng nữa.

Đợt mở bán NFT đất đai Otherside của Bored Ape Yacht Club làm sập cả Etherscan

– Okay Bears mở bán làm blockchain Solana “đứng im” 8,5 tiếng đồng hồ

– Nhà sáng lập bị “bóc phốt” quá khứ đen tối, làm giá NFT giảm mạnh. Điển hình là Azuki và Milady

Giá sàn nhiều dự án NFT hàng đầu giảm mạnh

Khối lượng giao dịch NFT trên một số marketplace hàng đầu. Nguồn: TheBlock

Theo dữ liệu từ TheBlock, volume trên các sàn giao dịch NFT đã giảm kỷ lục 94% chỉ trong 6 tháng qua. Tổng khối lượng giao dịch NFT đang ở mức 1,01 tỷ USD, giảm 4 lần so với cùng kỳ tháng trước. Trong đó, OpenSea vẫn đang đóng góp volume giao dịch nhiều nhất với 681 triệu USD, chiếm khoảng 67%.

2. Thảm họa Terra (LUNA) – UST

Câu chuyện LUNA-UST sẽ trở thành một casestudy kinh điển của thị trường crypto nhiều năm về sau. Có thể trước đây một số người trong cộng đồng không biết Do Kwon là ai, không biết Terra là gì. Nhưng sau chuỗi sự cố này, 2 cái tên này sẽ mãi được nhắc đến trong lịch sử tiền mã hóa.

Dù đến hết quý 2, thảm họa UST đã dần nguôi đi, không còn ảnh hưởng mạnh lên thị trường. Nhưng nhiều tác nhân liên quan trong sự vụ này vẫn đang bị cơ quan chức năn điều tra. Và có thể nhiều “sự thật đen tối” đằng sau bức màn sẽ dần được vén mở.

Terraform Labs bị Hàn Quốc điều tra cáo buộc “biển thủ”, bị tòa án Mỹ bác đơn kháng cáo SEC

Nhà phát triển Anchor Protocol có tiết lộ gây “chấn động” về sự thật đằng sau thảm họa Terra

3. Khó khăn của Ethereum

Quý 2 là quãng thời gian vô cùng khó khăn đối với cộng đồng Ethereum. Giá ETH dump mạnh trong nhiều tuần liên tiếp, dự án gặp hàng loạt lỗi với Beacon Chain, Ropsten và các nâng cấp quan trọng như Bom độ khó và The Merge đều bị trì hoãn.

– Ngày 20/5, The Merge diễn ra vào tháng 8 “nếu mọi thứ đúng kế hoạch”

– Ngày 26/05, Beacon Chain của Ethereum 2.0 gặp sự cố kỹ thuật

– Ngày 27/05, testnet Ropsten gặp lỗi

– Ngày 08/06, The Merge triển khai thành công trên testnet Ropsten

– Ngày 13/06, “bom độ khó” trì hoãn sang tháng 8, đồng nghĩa với việc Ethereum tiếp tục thất hứa và The Merge khả năng cao lại bị dời ngày triển khai.

Hành trình “Hợp nhất” của Ethereum

4. Lạm phát tháng 5 tăng ngoài dự kiến

Trái với con số dự báo 8,3% được giới phân tích đưa ra, lạm phát Mỹ trong tháng 05/2022 tiếp tục tăng lên mốc 8,6% từ mức 8,3% của tháng 4, cho thấy các biện pháp điều tiết thị trường của FED vẫn chưa có tác dụng kìm hãm như kỳ vọng.

Yếu tố vĩ mô này là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến thị trường crypto. Nhiều nhà phân tích vẫn luôn xem FED là một “chỉ báo” dự đoán giá BTC.

Đến rạng sáng 16/06, Fed thông báo nâng lãi suất thêm 0,75%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994, lên con số mới là 1,75%. Fed dự báo sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong 4 lần điều chỉnh còn lại của năm 2022, với mục tiêu cuối năm sẽ là 3,4%.

5. Hiệu ứng dây chuyền stETH – Celsius – 3AC

Nếu tháng 5 cộng đồng bị “bỏ bom” với thảm họa LUNA-UST, thì tháng 6 tiếp tục “thê thảm” với sự vụ stETH lệch giá so với ETH, kéo theo đó là hàng loạt các quỹ đầu tư (VC) đứng trước nguy cơ bị thanh lý.

Để hiểu rõ về stETH và mối quan hệ “dây mơ rễ má” trên thị trường cho vay DeFi, mời các bạn xem qua bài viết: “Hiệu ứng dây chuyền” stETH – Alameda – Celsius.

Kể từ stETH bắt đầu bị depeg, chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi đã có nhiều tên tuổi lớn trên thị trường “lâm nguy”:

– Celsius đứng trước nguy cơ “vỡ nợ” và phải thuê cố vấn đề phòng trường hợp “phá sản”

3AC gặp vấn đề thanh khoản, bị thanh lý ồ ạt

Như hiệu ứng “hòn tuyết lăn”, giá ETH không ngừng giảm, cùng với mối lo ngại USDD depeg, thị trường tiền mã hóa những ngày gần đây như “ngồi trên chảo lửa”, có thể sập mạnh bất kỳ lúc nào.

6. Các công ty crypto cắt giảm nhân sự

Điều gì gây đau đớn hơn cả việc mất tiền trên thị trường crypto?

Đó chính là vừa mất tiền vừa mất việc làm!

Nhiều công ty tiền mã hóa phải tuyên bố cắt giảm và không tuyển thêm nhân sự mới vì tình hình thị trường khó khăn. Chẳng hạn như sàn Crypto.com cắt giảm 260 nhân viên, BlockFi “chia tay” 20% nhân sự và đỉnh điểm là Coinbase sa thải 1.100 nhân viên.

Tuy vậy, không phải tất cả doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng khó khăn. Trong khi các sàn đối thủ phải “thắt lưng buộc bụng” thì FTX không đóng băng hoạt động tuyển dụng và Binance tiếp tục mở rộng nhân sự.

CEO Binance Changpeng Zhao thậm chí còn đăng Twitter “cà khịa” chiến lược marketing rầm rộ của các sàn đối thủ, để rồi giờ hết tiền và phải “thắt lưng buộc bụng”.

“Thật không dễ để từ chối việc đăng quảng cáo tại Super Bowl, đặt tên cho sân vận động và các thỏa thuận tài trợ khủng cách đây vài tháng, nhưng chúng tôi đã làm được điều đó.

Hiện tại, Binance vẫn đang đăng tuyển cho hơn 2.000 vị trí.”

Jane

Có thể bạn quan tâm:

-26/06/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68