Trở về năm 2021, một trong những dự án đã tạo tiếng vang lớn trên thị trường với giải pháp tạo ra các block siêu ngắn, từ đó biến khối lượng của cả một blockchain từ vài trăm gigabytes về còn khoảng 22KB. Nhưng đó chỉ là chuyện của 3 năm trước, ở thời điểm hiện tại, dự án này đã mang đến điều gì cho thị trường? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu và phân tích về Mina Protocol thông qua bài viết sau.
Mina Protocol (MINA) là gì? Tìm hiểu về blockchain nhẹ nhất thị trường crypto
Mina Protocol là gì?
Mina Protocol (trước đây là Coda Protocol) là một ZK blockchain được tạo ra nhằm cung cấp cho người dùng một trải nghiệm an toàn, riêng tư và bảo mật. Đây là giao thức đầu tiên sử dụng blockchain với block có khối lượng nhẹ (khoảng 22KB). Dự án giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng của blockchain bằng việc cải tiến source code ban đầu của các blockchain như Bitcoin và Ethereum với giao thức recursive zk-SNARKs.
Để giải thích đầy đủ về Mina Protocol, chúng ta phải nhắc đến hai blockchain lâu đời nhất của thị trường tiền mã hoá đó là Bitcoin và Ethereum. Như chúng ta đều biết, 2 blockchain này luôn được ưa chuộng trong suốt chiều dài lịch sử và độ dài của chúng cũng thế. Hiện tại để đo lường độ dài của chúng, chúng ta phải sử dụng đến đơn vị hàng trăm nghìn gigabytes. Nhưng với Mina Protocol, mọi chuyện lại đi ngược lại, một blockchain sẽ luôn được giữ ở kích thước 22KB. Điều này có nghĩa với việc người dùng có thể đồng bộ và xác minh trạng thái đồng một cách nhanh chóng.
Mina Protocol sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) có tên là Ouroboros Samisika. Dựa trên Ouroboros của Cardano, Ouroboros Samisika là một cơ chế đồng thuận PoS yêu cầu ít năng lượng tính toán hơn so với giao thức Proof of Work (PoW) của Bitcoin. Với cơ chế đồng thuận này, người dùng không cần phải sở hữu thiết bị khai thác đắc tiền để tham gia vào quá trình đồng thuận. Người dùng chỉ cần giữ MINA trong ví để tự stake nếu chạy một khối sản xuất node hoặc có thể ủy quyền cho một node khác.
Điểm đặc biệt của Mina Protocol
Trong hầu hết các giao thức tiền mã hoá, thường có ít nhất 2 vai trò trong mạng lưới:
- Những người xác minh mỗi giao dịch trên mạng, thường được gọi là full node, staker hoặc miner.
- Những người tin tưởng vào bên thứ ba để xác minh giao dịch, chẳng hạn như light clients.
Khi các giao thức này được sử dụng nhiều, việc xác minh trở nên vô cùng đắt đỏ dẫn đến việc nhiều người không thể tham gia vào nhóm đầu tiên và bị đẩy vào nhóm thứ hai. Trái lại, với Mina Protocol, giao thức này chỉ yêu cầu một lượng nhỏ tài nguyên, bất kể số lượng giao dịch mà mạng đã xử lý thấp hay cao, người dùng vẫn có thể xác minh trạng thái hiện tại chỉ với một zk-SNARKs.
Bên cạnh đó, Mina Protocol cũng đang sử dụng một cơ chế hoàn toàn khác biệt để giải quyết những bất cập về tắc nghẽn mạng lưới và mở rộng quy mô. Một trong những ưu điểm chính của Mina Protocol là kích thước cố định của blockchain chỉ là 22KB. Điều này khác biệt rõ rệt so với các blockchain hiện nay, nơi mạng lưới phải mở rộng theo thời gian để đáp ứng sự phát triển và tăng cường sức chứa cho người dùng.
Việc duy trì kích thước nhỏ cho phép người dùng dễ dàng xác minh giao dịch nhanh chóng. Và đồng thời, việc giới hạn kích thước của chuỗi cũng tránh được tình trạng tài nguyên mạng quá tải, từ đó các giao dịch sẽ không bị “pending” quá lâu. Nhờ những cải tiến này, Mina hứa hẹn mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, với khả năng xử lý nhanh chóng, tránh tắc nghẽn mạng lưới và mở rộng quy mô một cách hiệu quả.
Thông tin cơ bản về token MINA
Tên token |
Mina Token |
Token |
MINA |
Công dụng token |
Tiện ích, Quản trị |
Tổng cung |
1.190.667.379 MINA |
Cung lưu hành |
1.167.113.420 MINA |
Tỷ lệ phân bổ token MINA
Tỷ lệ phân bổ token MINA
Lịch phân bổ token MINA
Nhà đầu tư có thể giao dịch token MINA ở đâu?
Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch token MINA tại hầu hết các sàn giao dịch tập trung lớn như Binance, OKX, Coinbase Exchange, Bybit, HTX, Gate.io, KuCoin, MEXC, Bitget,…
Nhà đầu tư
Ở thời điểm viết bài, Mina Protocol đã trải qua 5 vòng gọi vốn và thu về hơn 140 triệu USD tiền đầu tư từ các quỹ và cá nhân như như Polychain Capital, Dragonfly, Naval Ravikant, Paradigm, Coinbase, Pantera Capital,...
Tổng kết
Bên trên là toàn bộ thông tin về Mina Protocol và những điều mà dự án này đang mang đến cho thị trường. Thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc những góc nhìn tổng quan nhất về Mina Protocol cũng như tiềm năng phát triển của dự án này trong tương lai.
Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!