logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Hàng loạt FUD bủa vây Huobi: Nhân sự cấp cao bị Trung Quốc điều tra, nguy cơ vỡ nợ, USDT bị bán tháo?

-06/08/2023

Thị trường tiền mã hóa chưa kịp hồi phục sau sự vụ Curve Finance (CRV) và rủi ro thanh lý thì tiếp tục phải đối mặt với loạt tin FUD mới. Lần này, đối tượng bị FUD là sàn Huobi của Justin Sun.

Hàng loạt FUD bủa vây Huobi: Nhân sự cấp cao bị Trung Quốc điều tra, nguy cơ vỡ nợ, USDT bị bán tháo?

Lưu ý: Dưới đây là những thông tin một chiều, chưa được chứng thực do cá nhân Adam Cochran chỉ ra. Adam Cochran là người có hiềm khích với Binance và thường xuyên chia sẻ các thông tin tiêu cực về sàn.

Cuối tuần này, Adam Cochran tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý với loạt tin tức "bóc trần" những gì đang diễn ra ở Huobi, một trong những sàn có gốc gác Trung Quốc nổi bật hiện nay.

Nhân sự Huobi đang bị cảnh sát Trung Quốc điều tra?

Adam Cochran khẳng định mình đã được nguồn tin nội bộ từ chính Huobi xác nhận rằng một số nhân sự cấp cao của Huobi và Tron đang rơi vào tầm ngắm của cảnh sát Trung Quốc.

Lý do là vì chính quyền đất nước tỷ dân đang tích cực càn quét các nền tảng bị xem là hoạt động không đăng ký, "rửa tiền" và chuyển tiền ra nước ngoài bất hợp pháp. Sau Multichain thì đến lượt Huobi. 

Dù thông tin này chưa được chứng thực, nhưng việc cảnh sát Trung Quốc đang rà soát gắt gao với các nền tảng crypto là thật.

Đầu tiên là việc CEO Multichain bị bắt giữ dẫn đến nền tảng buộc phải đóng cửa đã làm thị trường điêu đứng một thời gian. Sau đó lại có thêm bằng chứng cho thấy ví exploit Multichain có liên quan đến vụ việc SBF hối lộ Trung Quốc càng làm mọi việc "rối như tơ vò".

Kể từ khi Trung Quốc chính thức cấm tiền mã hóa, các sàn giao dịch ở nước này đã tháo chạy sang những quốc gia khác có pháp lý dễ thở hơn. Tuy vậy, một số nhân sự của các sàn vẫn sinh sống tại Trung Quốc và hoạt động điều hành từ xa. Những năm gần đây thì không có chuyện gì xảy ra, nhưng đến khi giới chức muốn "làm căng" thì các nhân sự này là những người đầu tiên gặp rủi ro.

Một quản trị viên cộng đồng Huobi đã phản bác dưới bài post rằng Adam không nên "tung tin vịt" như vậy, vì chưa hề có chứng thực.

Nhưng Adam khăng khăng khẳng định mình đã được nguồn tin mật là nhân sự cấp cao của Tron xác nhận, còn chê bôi ngược lại là quản trị viên cộng đồng thì không được cấp trên cho biết những "tin mật" đấy đâu.

Tuy nhiên, Wu Blockchain, nhà quan sát thị trường Trung Quốc nhiều năm, đã bình luận rằng việc Trung Quốc điều tra các sàn crypto như vậy là điều vô cùng bình thường. Dù việc bị điều tra sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhưng ảnh hưởng rất nhỏ. Wu cũng khuyên Adam không nên "làm quá" mọi chuyện lên như vậy.

Huobi đang có nguy cơ vỡ nợ?

Theo Adam Cochran cáo buộc, Huobi rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng tất cả là vì "đầu sỏ" Justin Sun.

Như Coin68 đưa tin, dù không chính thức xác nhận nhưng cộng đồng đều ngầm hiểu Justin Sun mới là chủ sở hữu thật sự của sàn Huobi sau khi nhà sáng lập Leon Li bán cổ phần.

Kể từ khi về dưới trướng Justin Sun, Huobi đã có nhiều thay đổi "lộ hint" rõ ràng như delist stablecoin sàn HUSD để list USDD của Tron, thay đổi định vị thương hiệu rồi để ngỏ khả năng sáp nhập với Poloniex - sàn giao dịch cũng thuộc sở hữu của Sun.

Dưới cái nhìn của Adam Cochran, Justin Sun đang dùng Huobi để "rửa tiền" và lợi dụng tiền của người dùng Huobi để làm thanh khoản cho hệ sinh thái Tron - vốn là một hệ sinh thái chỉ có mỗi Justin Sun sử dụng.

Dẫn chứng từ stUSDT, staked token nhận được khi stake USDT TRC-20 với APY 4,29%/năm. Theo website, hiện có hơn 350.000 người dùng đã stake USDT, với tổng tài sản trị giá hơn 500 triệu USD.

Tuy nhiên check từ Tronscan, 98% cung stUSDT hiện được nắm giữ bởi 1 địa chỉ ví duy nhất - nhiều khả năng là ví của Justin Sun hoặc Huobi. Khi người dùng stake USDT của mình vào smart contract thì số USDT đó sẽ được gửi vào địa chỉ nạp tiền của sàn Huobi.

Hay nói cách khác, Justin Sun đang cố gắng thu hút USDT cho Huobi, bằng cách cung cấp lãi suất tiền gửi cho người dùng. Vậy làm sao để có tiền trả lãi? Và tại sao phải gấp gáp hút USDT đến vậy?

Vì thực tế, theo Adam, Huobi đang chỉ có 90 triệu USD stablecoin USDT và USDC. Trong khi theo báo cáo tài sản công khai thì người dùng đang gửi 630 triệu USDT trên Huobi. Nhưng dữ liệu này được cập nhật lần cuối là vào tháng trước...

Từ những dữ kiện trên có thể kết luận là:

Người dùng gửi tổng cộng 630 triệu USDT trên sàn Huobi, nhưng thực tế sàn này chỉ đang có 90 triệu USD stablecoin. Nếu "bank run" hay tất cả mọi người đều đồng loạt rút tiền thì Huobi sẽ không có đủ tiền để trả. Vì vậy mà Justin Sun phải ra mắt stUSDT để thu hút cộng đồng stake USDT hỗ trợ thanh khoản.

USDT bị bán tháo?

Binance là bên sớm nhất nắm được những thông tin này. Tương tự như với trường hợp quỹ Alameda Research và sàn FTX thiếu thanh khoản, Binance cũng biết tin sớm nhất nên đã tranh thủ thanh lý toàn bộ FTT.

Nhưng với Huobi không phải là HT mà là USDT. Binance nắm được thực trạng mất cân bằng USDT của Huobi như đã nêu trên, dự đoán được nếu "bank run" xảy ra USDT sẽ rơi vào rủi ro cao. Nên sàn đã bán USDT bằng 3pool của Curve để đổi lấy DAI - stablecoin ít bị liên đới nhất. Chính vì vậy gây nên tình trạng USDT depeg vì bị “bán tháo” những ngày gần đây.

Thêm nữa là vào tháng 6, Binance đã có động thái dịch chuyển tổng cộng 2 tỷ USDT từ chain Tron sang Ethereum. Khi đó sàn giải thích là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của người dùng, nhưng nếu liên kết những dữ kiện hiện tại thì có lẽ Binance biết được rủi ro của USDT hệ Tron nên đã nhanh tay chuyển hết sang Ethereum.

Về phần mình, Justin Sun chỉ trả lời như cái cách mà CZ hay dùng:

Coin68 tổng hợp

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!
-06/08/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68