logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

50 đồng coin hàng đầu thị trường – Bạn đã biết hết chưa?

-03/03/2021

Lĩnh vực tiền mã hóa đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ngày qua ngày, hàng trăm dự án và nền tảng sinh ra và chết đi ngoài kia.

Dù là người mới hay người chơi lâu năm, sẽ có lúc bạn cảm thấy “ngợp” mỗi khi mở danh sách coin và lại thấy một cái tên mới.

Đồng đó dùng làm gì? Tại sao nó có giá trị? Nó đã được giao dịch trên sàn nào rồi?

Bài viết này tóm tắt chức năng của 50 đồng coin hàng đầu thị trường theo vốn hóa – cập nhật mới nhất năm 2021.

Nào cùng bắt đầu thôi!

1. Bitcoin (BTC)

Theo lời Satoshi Nakamoto, Bitcoin được tạo ra nhằm mục đích giúp “thanh toán trực tuyến được gửi trực tiếp từ bên này sang bên khác mà không cần thông qua trung gian tài chính”.

Ngày nay, dù BTC dần trở thành một tài sản đầu tư hơn là phương tiện thanh toán, tầm nhìn Satoshi vẫn là “kim chỉ nam” của toàn bộ thị trường tiền mã hóa.

2. Ethereum (ETH)

XEM THÊM là đứa con “thiên mệnh” của thị trường, hoạt động như cơ sở hạ tầng cho hầu hết các ứng dụng phi tập trung (DApp) hiện nay. Ethereum ra đời, mang khái niệm hợp đồng thông minh đến với tiền mã hóa.

Ngày nay, các dự án ra đời sau luôn lấy Ethereum là mục tiêu chinh phục. Nhiều dự án tự xem mình là “Ethereum killer” nhưng chưa dự án nào thực sự đánh bại được đồng coin của Vitalik Buterin.

3. Tether (USDT)

Tether là stablecoin neo giá với đồng USD. Tether giữ “ngôi vương” stablecoin trong nhiều năm dù dính dáng đến vụ lùm xùm với Bitfinex.

4. Polkadot (DOT)

Polkadot là giao thức mã nguồn mở nhằm kết nối tất cả các blockchain khác nhau, cho phép chúng hoạt động cùng nhau và chuyển bất kỳ dữ liệu nào.

Thế lực Polkadot ngày càng mạnh, thêm một “tay to” chống lưng cho DOT cùng với sự tham gia của Huobi GlobalThe Graph. Không những thế, DOT thật sự hot nhất tại Trung Quốc vào lúc này.

Khi tìm hiểu về DOT, bạn đừng nên bỏ qua bài viết về Parachain là gì? Parachain của Polkadot là gì? và So sánh Polkadot (DOT) và Kusama (KSM) – “Chị chị Em em” của thế giới crypto?

5. Cardano (ADA)

Cardano cố gắng cải thiện khả năng mở rộng, khả năng tương tác và tính bền vững của các dự án tiền mã hóa. Khác với thuật toán của Bitcoin, người nắm giữ ADA có quyền bỏ phiếu biểu quyết cho bất kỳ thay đổi nào của mạng lưới.

6. XRP

XRP là đồng tiền tập trung với công ty chủ quản là Ripple đang bị SEC kiện vì bán chứng khoán bất hợp pháp.

7. BNB

BNB là đồng coin nền tảng của sàn giao dịch Binance. Giá trị của BNB gắn liền với tiện ích và tính hữu dụng trong hệ sinh thái Binance – một trong những sàn giao dịch phổ biến nhất hiện nay.

Cùng với đó, việc ra mắt Binance Smart Chain cũng làm tăng tính tiện ích của BNB.

8. Litecoin (LTC)

Litecoinanh em cột chèo với Bitcoin, có giao dịch nhanh hơn và phí thấp hơn.

9. Chainlink (LINK)

Mục đích chính của dự án là liên kết hợp đồng thông minh với dữ liệu trong thế giới thực, và hỗ trợ xác minh xem dữ liệu này có chính xác hay không.

Tìm hiểu ChainLink tại đây: ChainLink là gì? Tất tần tật thông tin về Chainlink (thông tin, chỗ mua bán, đánh giá khách quan)

10. Dogecoin (DOGE)

Dogecoin từ lâu đã nổi tiếng là meme-coin vui vẻ của cộng đồng tiền mã hóa. Sau khi trở thành đồng coin yêu thích của Elon Musk, DOGE dần trở thành đồng coin yêu thích của mọi nhà. Fa62n đây, giá DOGE bay cao giữa tâm bão thị trường nhờ những dòng tweet tích cực từ người đàn ông giàu nhất hành tinh.

Muốn chill cùng DOGE? Tìm hiểu tại đây: Đồng Dogecoin là gì? Từ đồng DOGE vô hại đến ước mơ của mọi nhà đầu tư

11. Bitcoin Cash (BCH)

Bitcoin Cash là hardfork của Bitcoin, cố gắng giảm phí giao dịch và tăng khả năng mở rộng.

Lý tưởng tốt đẹp nhưng thực tế phũ phàng, mục đích mà BCH hướng tới đã được nhiều đồng coin có công nghệ hiện đại hơn đạt được và vượt xa.

12. Stellar (XLM)

XLM là một trong những đồng coin có thời gian xử lý nhanh và phí thấp.

13. USD Coin (USDC)

USDC là stablecoin neo giá với đồng USD. Do đó, USDC được xem như đối thủ trực tiếp với USDT.

14. AAVE

Chọn một ngân hàng và phi tập trung hóa ngân hàng đó. Sau đó, đưa ngân hàng trở thành trung gian nhận thanh khoản từ người dùng và trả cho họ phí từ các khoản vay. Đấy chính là Aave Protocol (AAVE).

15. Uniswap (UNI)

Uniswap là một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hàng đầu thị trường hiện nay.

16. Wrapped Bitcoin (WBTC)

Wrapped Bitcoin (WBTC) đóng vai trò là đồng coin thay thế cho Bitcoin, chạy trên mạng lưới Ethereum để sử dụng trong các ứng dụng DeFi.

17. Bitcoin SV (BSV)

Bitcoin SVcháu cụ kị của Bitcoin. Bitcoin SV hard fork từ Bitcoin Cash (BCH lại hard fork từ BTC).

Lý do đằng sau sự chia tay này là để “đi đúng với tầm nhìn của Satoshi”, cố gắng cải thiện khả năng mở rộng và tính ổn định.

18. EOS (EOS)

EOS muốn xây dựng blockchain có khả năng mở rộng cao để sử dụng cho mục đích thương mại.

19. Elrond (EGLD)

Elrond tập trung vào khả năng mở rộng với thông lượng cao. Dự án đạt được điều này bằng cách phân vùng trạng thái của chain và thông qua thuật toán Proof of Stake cải tiến.

20. TRON (TRX)

TRONanh em khác cha khác mẹ với Ethereum. Nhà sáng lập TRON Justin Sun là tài năng PR thực thụ, giúp TRX nhận được sự chú ý rất lớn từ cộng đồng.

21. Cosmos (ATOM)

Cosmos là blockchain độc lập với mục tiêu tạo ra “mạng lưới liên kết các blockchain”.

22. NEM (XEM)

Thay vì chỉ kiểm soát tiền, bạn có thể kiểm soát quyền sở hữu cổ phiếu, hợp đồng, hồ sơ y tế và những thứ tương tự khác.

23. Monero (XMR)

Mục tiêu của Monero rất đơn giản: giúp giao dịch ẩn danh. Mặc dù mọi người thường nghĩ rằng BTC có thể che giấu danh tính của người dùng, nhưng trên thực tế, rất dễ truy dấu giao dịch vì đặc tính minh bạch của blockchain.

Ngược lại, XMR được thiết kế để che giấu thông tin của người nhận và người gửi. Mục đích tốt là vậy, nhưng Monero cũng là đồng coin được sử dụng rất nhiều trên các web đen.

24. THETA

Theta là mạng lưới phân phối video phi tập trung (phát video trực tuyến ngang hàng). Token THETA dùng để thực hiện các nhiệm vụ quản trị khác nhau trong mạng lưới.

25. Tezos (XTZ)

Lại thêm một blockchain dành cho hợp đồng thông minh, nhưng thân thiện hơn với môi trường và đang hướng đến góp nhặt những công nghệ của các blockchain khác về một giao thức duy nhất.

26. Terra (LUNA)

Terra hỗ trợ mạng lưới thanh toán toàn cầu, tạo ra stablecoin phi tập trung với nguồn cung tiền co giãn. Nguồn cung được kích hoạt bởi các khuyến khích khai thác ổn định. Đồng stablecoin của Terra là TerraUSD.

27. Maker (MKR)

MakerDAO là tổ chức đứng đằng sau DAI, một trong những stablecoin nổi tiếng nhất thị trường hiện nay. MKR là token quản trị, giúp người dùng nhận cổ tức và bỏ phiếu trong việc quản lý hệ thống của MakerDAO.

28. Synthetix (SNX)

Synthetix là giao thức trên blockchain Ethereum hỗ trợ giao dịch sản phẩm phái sinh.

29. Avalanche (AVAX)

Avalanche là nền tảng mã nguồn mở nhằm trở thành sàn giao dịch tài sản toàn cầu, nơi bất kỳ ai cũng có thể khởi chạy bất kỳ dạng tài sản nào và kiểm soát nó theo cách phi tập trung bằng các hợp đồng thông minh.

Avalanche đặt mục tiêu trở thành nền tảng dung lượng thấp, thông lượng cao và có thể mở rộng.

30. VeChain (VET)

VeChain là blockchain tập trung vào các trường hợp sử dụng trong kinh doanh hơn là công nghệ, mang công nghệ blockchain đến với công chúng – khi mà họ thậm chí không biết họ đang sử dụng nó.

31. Compound (COMP)

Compound là Bitcoin của giới DeFi. COMP là kẻ tiên phong trong lĩnh vực và nếu không có dự án cho vay ngang hàng này thì nhiều dự án khác sẽ không có ngày hôm nay.

32. IOTA (MIOTA)

Dự án phi tập trung mã nguồn mở được thiết kế cho Internet of Things, với phí giao dịch bằng 0 và khả năng mở rộng cao. Vì IOTA sử dụng blockchain-không-block, với người dùng và người xác minh giao dịch là giống nhau.

33. NEO

Nền tảng ứng dụng blockchain vào việc xác minh danh tính và tài sản được số hóa, nhằm tạo ra một nền kinh tế thông minh. Đây là một trong những đồng coin bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong mùa đông crypto.

34. Solana (SOL)

Solana là blockchain cung cấp các giao dịch tốc độ siêu nhanh. Dự án tuyên bố có thể xử lý 50.000 TPS (giao dịch trên giây) và hoàn hảo để triển khai các ứng dụng có thể mở rộng.

35. DAI

DAI là stablecoin phi tập trung của MakerDAO, neo giá với đồng USD.

36. Huobi Token (HT)

Là token chính thức của sàn Huobi, có các tiện ích tương tự như BNB (của sàn Binance), chẳng hạn như chiết khấu phí giao dịch.

37. SushiSwap (SUSHI)

SushiSwap là một bản fork của UniSwap, với token SUSHI được dùng để trao thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản.

38. Binance USD (BUSD)

Stablecoin neo giá USD do Binance phát hành.

39. FTX Token (FTT)

FTX Token là token của FTX – sàn giao dịch đòn bẩy và các sản phẩm phái sinh. FTT là token ERC20, cho phép giảm phí giao dịch và nhận lợi nhuận được xã hội hóa.

Tìm hiểu sàn FTX tại đây: Sàn FTX là gì? Thông tin chi tiết và hướng dẫn toàn bộ cách đăng ký, KYC và giao dịch trên sàn FTX.

40. Crypto.com Coin (CRO)

CRO là token của public blockchain Crypto.com, giúp thực hiện giao dịch trên toàn thế giới giữa mọi người và doanh nghiệp.

41. Filecoin (FIL)

Filecoin là hệ thống lưu trữ phi tập trung, phân quyền giữa các dịch vụ lưu trữ đám mây.

42. UMA

UMA xây dựng cơ sở hạ tầng mã nguồn mở để tạo ra token tổng hợp trên blockchain Ethereum.

43. UNUS SED LEO (LEO)

Token của sàn Bitfinex, giúp bạn giảm phí khi giao dịch trên Bitfinex.

44. BitTorrent (BTT)

BitTorrent là nền tảng chia sẻ file ngang hàng nổi tiếng. BitTorrent cố gắng trở nên phi tập trung hơn bằng cách ra mắt token BTT, mang lại cho người dùng một số lợi ích như tăng tốc độ tải xuống.

45. Celsius (CEL)

Celsius là một trong những nền tảng ngân hàng đầu tiên dành cho người dùng tiền mã hóa, nơi bạn có thể kiếm tiền lãi, vay tiền mặt và thanh toán/chuyển khoản. Token CEL mang lại lợi ích như tăng hạn mức thanh toán.

46. Algorand (ALGO)

Algorand là mạng lưới blockchain cải thiện khả năng mở rộng và bảo mật. ALGO được sử dụng cho nền kinh tế không biên giới và đảm bảo sự ổn định trong blockchain.

47. Dash (DASH)

DASH là một fork của Litecoin vào năm 2014, tập trung vào việc cải thiện thời gian giao dịch của blockchain và trở thành mạng lưới thanh toán phi tập trung, giá rẻ.

48. Decred (DCR)

Dự án với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho quản trị mở và tương tác cộng đồng. Decred đạt được điều này bằng cách tránh tình trạng độc quyền biểu quyết, trao tất cả quyền quyết định cho những holder DCR.

49. The Graph (GRT)

Đặt mục tiêu trở thành Google của thế giới phi tập trung, The Graph là giao thức lập chỉ mục để truy vấn dữ liệu từ các mạng lưới như Ethereum. The Graph cho phép mọi người xuất bản API mở mà ứng dụng có thể dùng để truy vấn dữ liệu blockchain.

50. yearn.finance (YFI)

Là một trong những dự án nổi bật nhất của hệ sinh thái DeFi, yearn.finance là công cụ tổng hợp cố gắng đơn giản hóa DeFi cho nhà đầu tư, tự động hóa quá trình tối đa hóa lợi nhuận từ yield farming.

Để so sánh, bạn có thể xem lại top 50 đồng tiền điện tử hàng đầu của năm 2018.

Ngoài ra, nếu bạn là người mới muốn hiểu nhanh về thị trường, đừng bỏ lỡ 2 bài viết Từ điển và Thuật ngữ quan trọng cần biết nhé.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-03/03/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68