logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Staking là gì? Những lợi ích và rủi ro khi staking người trong thị trường crypto cần phải biết

-22/11/2023

Đối với thị trường crypto, staking là một trong những phương pháp tối ưu hóa nguồn tiền đầu tư vào các token của các blockchain Proof of Stake. Vậy staking là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về staking cũng như những lợi ích và rủi ro thông qua bài viết này nhé!


Staking là gì? Những lợi ích và rủi ro khi staking người trong thị trường crypto cần phải biết

Staking là gì?

Staking là quá trình khóa lại một lượng token nhất định trong 1 blockchain để nhận được phần thưởng. Phần thưởng này phụ thuộc vào đầu tư ban đầu của bạn, bao gồm số lượng token và thời gian mà bạn đã stake.

Tuy nhiên, khác với một hành động tương tự là farming, vốn cũng là khóa token để nhận thưởng trong một dự án/giao thức crypto, lượng token bị khóa trong staking còn được dùng để tham gia hoạt động xác minh giao dịch của blockchain theo cơ chế Proof-of-Stake.


Staking là gì?

Tương tự như việc gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ngân hàng để nhận lãi khi đáo hạn, staking đòi hỏi bạn cam kết một số lượng token để tham gia vào quá trình này. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là khi staking, bạn không chỉ đơn giản là một nhà đầu tư, mà còn đóng vai trò như một người hỗ trợ cho dự án blockchain. Điều này giúp cải thiện tính bảo mật, tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng của dự án, vì bạn thực sự tham gia vào cơ chế Proof of Stake của blockchain.

Một điểm lợi ích khác của staking là ảnh hưởng quy mô nhỏ đối với môi trường và nguồn điện tiêu thụ, khác biệt rõ ràng so với cơ chế Proof of Work.

Proof of Stake là gì?

Để hiểu rõ về cơ chế staking thì mô hình đồng thuật Proof of Stake là kiến thức cần phải biết qua. 

Về tổng quan, Proof of Stake (PoS) là một cơ chế đồng thuận trong blockchain, thay thế Proof of Work (PoW) một cách hiệu quả hơn. Không giống như PoW với quy trình khai thác đòi hỏi phần cứng và năng lượng đáng kể, PoS cho phép người dùng tham gia xác thực giao dịch bằng cách stake tài sản.


Proof of Stake

Trong cơ chế hoạt động của PoS, người dùng sở hữu nhiều native token của blockchain mà họ đang tham gia, có cơ hội cao để trở thành validator và nhận phần thưởng từ việc xác minh giao dịch trên blockchain. Điều này giúp giảm thiểu ảnh hưởng môi trường và tạo ra một cơ chế đồng thuận hiệu quả và bảo mật trong quá trình xác nhận giao dịch.

PoS giúp giảm thiểu rủi ro an ninh mạng, vì lợi nhuận từ việc tấn công trở nên ít hấp dẫn hơn. Việc chọn người xác thực khối tiếp theo thường diễn ra ngẫu nhiên, nhưng ưu tiên được đưa cho những người sở hữu lượng tài sản lớn.

Bạn có thể tìm hiểu hơn về cơ chế Proof of Stake tại đây: Proof of Stake (PoS) là gì? Tìm hiểu về cơ chế đồng thuận phổ biến nhất thị trường Crypto

Các mô hình staking chính

Staking as validator

Staking as validator sử dụng một số lượng token cụ thể để staking trực tiếp vào blockchain với cương vị là 1 người xác thực để nhận phần thưởng từ việc xác minh giao dịch. Hình thức này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành và bảo mật của blockchain. 

Ví dụ: Ethereum là một blockchain mà người dùng có thể staking trực tiếp vào mạng lưới.

Delegated staking

Delegated staking là hình thức mà người dùng gửi token của họ vào ví của nhóm phát triển dự án hoặc những người vận hành các node để nhận lợi nhuận định kỳ mà không tham gia trực tiếp vào xác minh giao dịch hay các hoạt động khác trong mạng lưới. Mặc dù không tham gia trực tiếp, hình thức này vẫn được gọi là staking.

Ví dụ: Casper Network sử dụng mô hình staking này để hỗ trợ cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

CEX staking

Với sự tăng cường sự phổ biến của staking, ngày càng nhiều sàn giao dịch đang cung cấp dịch vụ staking. Điều này có nghĩa là bạn hiện có thể stake các loại token của mình trên một số sàn giao dịch crypto tập trung (CEX) như Binance, ByBit, OKX và nhiều sàn khác.


Binance Staking

Để sử dụng CEX để staking, hãy sử dụng nền tảng như một ví để giữ token của bạn. Đây là phương pháp đơn giản nhất, nhưng nó cũng có một số hạn chế. Một trong những điều đó là độ tin tưởng vào CEX để giữ an toàn cho tài sản của bạn. Nếu CEX bị hack hoặc phá sản, bạn có thể mất tài sản của mình.

Việc sử dụng một CEX để staking có phải là ý tưởng tốt hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh và sở thích cá nhân của bạn. Nếu bạn thoải mái với rủi ro, việc sử dụng một CEX có thể là một cách thuận tiện để lưu trữ giá trị tài sản của bạn.

Liquid staking

Liquid staking là việc người dùng stake một loại tài sản để nhận token đại diện theo tỷ lệ 1:1. 

Ví dụ: Khi stake ETH trên Lido, người dùng nhận stETH tương đương và Lido uỷ quyền ETH cho nhiều validator.


Liquid Staking

Lợi ích của liquid staking bao gồm tăng thanh khoản cho tài sản staking, cung cấp cơ hội kiếm yield từ DeFi và tạo linh hoạt cho người dùng bán token đại diện để giảm tổn thất trong biến động thị trường.

Ngoài ra, liquid staking giảm rủi ro khi validator gặp vấn đề bằng cách uỷ quyền token cho nhiều validator và sử dụng quỹ bảo hiểm để đền bù cho người dùng khi cần thiết.

Bạn có thể đọc thêm tại đây: Liquid staking là gì? Tổng quan về giải pháp liquid staking

Re-Staking

Re-Staking là giải pháp đối mặt với vấn đề phi tập trung trong mạng lưới ứng dụng Mev-Boost. EigenLayer là một trong những dự án tiên phong triển khai Re-Staking, giúp trừng phạt các node có hành vi xấu và đảm bảo lợi ích từ Mev

Hệ thống hoạt động bằng cách người dùng stake ETH, validator sử dụng để vận hành mạng và thực hiện các tác vụ bảo mật như oracle, data availability và triển khai sidechain hoặc rollup. 

Re-Staking giúp giảm rủi ro mạng lưới phụ thuộc vào Mev-Boost, cân bằng lợi nhuận MEV và an ninh, tái sử dụng nguồn vốn Ethereum và có thể thúc đẩy nhu cầu mua thêm ETH để stake. Tuy nhiên, vẫn tồn tại rủi ro về hiệu quả, tập trung quyền lực và đô bảo mật của mô hình mới này.

Bạn có thể xem thêm tại: Re-Staking là gì? Lời giải mới cho bài toán “phi tập trung hoá” Ethereum là đây?

Kiếm tiền từ staking


Kiếm tiền từ staking

Kiếm tiền thụ động: Cơ chế PoS cho phép bạn kiếm tiền một cách thụ động. Bạn chỉ cần gửi token lên một nền tảng hỗ trợ staking và giữ chúng ở đó. Không cần phải thực hiện bất kỳ giao dịch hoặc di chuyển nào, bạn vẫn có thể đạt được thu nhập thụ động từ việc stake token hàng tháng.

Stake trên ví "chính chủ": Nhiều dự án blockchain phát triển ví riêng để người dùng có thể giữ, nhận và chuyển token một cách thuận tiện. Hơn nữa, các ví này thường tích hợp tính năng staking. Bạn chỉ cần tải xuống ví, giữ token và có thể nhận được phần thưởng từ việc tham gia vào quá trình staking.

Ví dụ: Trust Wallet cho phép người dùng stake trực tiếp các token như ATOM, EVMOS trên nền tảng của ví để nhận lợi nhuận.

Stake token trên sàn giao dịch: Nhiều sàn giao dịch hiện nay đã tích hợp nền tảng staking, giúp người dùng kiếm thu nhập thụ động thông qua việc stake token trực tiếp trên ví sàn. Ưu điểm của phương thức này là bạn có thể nhanh chóng thực hiện giao dịch token nếu thị trường có biến động mạnh, mà không cần phải chờ đợi thời gian gửi từ ví cá nhân lên sàn.

Ví dụ: Binance cho stake USDT để kiếm lợi nhuận APR là 11%.

Việc kiếm tiền từ staking không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn đơn giản và thuận tiện, làm cho nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những người muốn tận dụng tiềm năng tăng giá của token.

Lợi ích của việc staking

Việc staking token mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các nhà khai thác, nhấn mạnh những điểm sau:

- Loại bỏ sự phụ thuộc vào phần cứng cao cấp: Cơ chế đồng thuận PoS giải phóng khai thác khỏi sự ràng buộc của phần cứng máy tính cao cấp. Mỗi node được kết nối với một ví blockchain, nó được đảm bảo theo một tỷ lệ cố định của các giao dịch mạng, không phụ thuộc vào sức mạnh xử lý từ phần cứng của máy tính.

- Các nhà đầu tư có thể tham gia xác nhận giao dịch: Các nhà đầu tư nắm giữ đủ số lượng token có thể tham gia xác nhận các giao dịch trên mạng, tăng tính minh bạch và sự tin cậy trong quá trình giao dịch.

- Bảo toàn giá trị của tài sản đã stake: Giá trị của tài sản tham gia staking qua PoS không chịu ảnh hưởng từ sự mất giá theo thời gian như máy ASIC và các thiết bị khai thác khác. Điều này chỉ phụ thuộc vào biến động giá thị trường.

- Thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng: PoS là cơ chế đồng thuận thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng hơn so với PoW, được sử dụng trong mạng Bitcoin. Điều này giúp giảm ảnh hưởng đến môi trường và chi phí năng lượng.

- Giảm thiểu rủi ro tấn công 51%: PoS giúp giảm thiểu mối đe dọa từ các cuộc tấn công 51% trong mạng, tăng cường tính an toàn và ổn định của hệ thống.

Trong số các lợi ích này, staking đặc biệt nổi bật với việc loại bỏ nhu cầu đầu tư vào các thiết bị phần cứng đắt tiền, mang lại lợi nhuận ổn định và dự đoán được cho các nhà khai thác. Ngược lại, trong cơ chế PoW, phần thưởng là ngẫu nhiên và tập trung vào các hệ thống máy tính cao cấp.

Những rủi ro khi staking

- Thời gian khóa: Một số dự án yêu cầu token của họ phải được stake trong thời gian dài. Điều này có nghĩa là nếu bạn khoá tài sản của mình trong một khoảng thời gian, bạn không thể mở khoá cho đến khi khoảng thời gian đó kết thúc. Ngay cả khi bạn gặp thất thoát, bạn cũng không thể làm gì cả. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến đầu tư tổng thể của bạn. 

- Thời gian nhận thưởng lâu: Một số dự án không trả phần thưởng hàng ngày và có thể mất thời gian để xử lý phần thưởng của staker.

- Rủi ro từ validator: Người xác nhận giao dịch (validator) cũng có thể tạo ra rủi ro nếu họ mắc phải sai lầm nào.

- Nguy cơ bị hack: Có khả năng ví của bạn có thể bị hack.

- Biến động của thị trường crypto: Sự biến động là điều mà mọi nhà đầu tư crypto đều phải đối mặt. Giảm giá trên thị trường có thể xảy ra trong thời gian ngắn, gây mất mát lớn cho bạn.

Những điều cần lưu ý khi tham gia staking

- Tỷ lệ lạm phát khi staking: Đây là tỷ lệ được tính dựa trên sự sinh ra của token mới so với tổng lượng token đang lưu hành trên thị trường. Sự xuất hiện của số lượng token mới được phát hành có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của token đó dựa theo quy luật cung cầu.

- Thời gian khóa và mở khóa: Thời gian khóa là khoảng thời gian mà số token bạn đã stake bị khóa và không thể giao dịch. Bạn tự chọn khoảng thời gian này từ đầu. Thời gian mở khóa là thời điểm bạn có thể dừng staking, nhưng để nhận lại số token đã stake, bạn phải đợi một khoảng thời gian nhất định.

- Lãi suất: Là tỷ lệ lợi nhuận sau khi kỳ hạn staking kết thúc. Mục tiêu là tìm hiểu và tham gia vào nơi có staking với lãi suất cao nhất và an toàn nhất có thể.

- Số token yêu cầu tối thiểu: Để tham gia staking, bạn cần đáp ứng mức tối thiểu về số lượng token mà dự án yêu cầu. Giá trị này thay đổi tùy thuộc vào từng dự án cụ thể.

Tổng kết

Qua bài viết trên của Coin68, có thể thấy staking là một cách hấp dẫn để đầu tư vào thị trường crypto, tuy nhiên nhà đầu tư cần phải hiểu rõ về các mô hình, lợi ích và rủi ro liên quan. Bằng cách này, họ có thể tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào hoạt động staking.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư. Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. 
-22/11/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68