Protocol hay giao thức là thuật ngữ chỉ các quy tắc, thủ tục được thiết kế để điều chỉnh hoặc quản lý các hoạt động giữa nhiều thực thể khác nhau tùy thuộc vào các trường hợp sử dụng của từng lĩnh vực. Với thị trường crypto, Protocol là các quy tắc được thiết kế để truyền, lưu trữ dữ liệu, xác thực giao dịch bởi cơ chế đồng thuận và mã hoá bảo mật trong blockchain. Nếu không có các giao thức này, tiền điện tử sẽ không hoạt động. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Protocol thông qua bài viết dưới đây nhé!
Protocol là gì? Tìm hiểu về khái niệm và cơ chế hoạt động của Crypto Protocol
Protocol là gì?
Protocol hay giao thức là thuật ngữ chỉ các quy tắc, thủ tục được thiết kế để điều chỉnh hoặc quản lý các hoạt động giữa nhiều thực thể khác nhau tùy thuộc vào các trường hợp sử dụng của từng lĩnh vực. Với thị trường crypto, Protocol là các quy tắc được thiết kế để truyền, lưu trữ dữ liệu, xác thực giao dịch bởi cơ chế đồng thuận và mã hoá bảo mật trong blockchain.
Protocol là gì?
Protocol là thực thể đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ từ gửi một khoản thanh toán đơn giản đến xây dựng DApp phức tạp. Bitcoin là Crypto Protocol P2P nổi bật nhất trong thị trường crypto với cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (PoW) tạo tiền đề cho các giao thức khác được ra đời như Ethereum với smart contract cho phép phát triển các DApp về DeFi, NFT,...
Cơ chế hoạt động của Crypto Protocol
Trọng tâm của mọi giao thức crypto là consensus mechanism (cơ chế đồng thuận) - cách thức để tất cả những người đồng ý một giao dịch hợp lệ. Có nhiều loại cơ chế đồng thuận khác nhau nhưng có 2 loại cơ chế phổ biến là:
- Proof-of-Work (PoW): Đây là một thuật toán được áp dụng trong cơ chế đồng thuận của mạng lưới blockchain. Cơ chế đồng thuận Proof of Work từng là phương pháp phổ biến để xác minh giao dịch và tạo ra các block mới. Các thợ đào (miner) cần phải cạnh tranh để hoàn thành giao dịch trên mạng lưới để lấy nhận thưởng. Bitcoin là giao thức nổi tiếng nhất áp dụng cơ chế này và Ethereum cũng đã sử dụng PoW trước khi chuyển đổi sang Proof-of-Stake (PoS).
- Proof-of-Stake (PoS): Đây là thuật toán người dùng sở hữu nhiều native token của một blockchain và họ có thể tham gia xác thực giao dịch mạng lưới bằng cách staking token đó. Điều này giúp giảm thiểu tác động môi trường, tạo ra một cơ chế đồng thuận hiệu quả và bảo mật hơn trong việc xác nhận giao dịch trên các blockchain Proof of Stake. Một số blockchain nổi bật hiện đang sử dụng cơ chế đồng thuận PoS bao gồm Ethereum, BNB Chain, Avalanche,…
Ngoài các cơ chế này, các giao thức crypto đảm bảo rằng các mạng lưới vẫn đảm bảo tính phi tập trung và bảo mật với các cơ chế như Proof of History (PoH) của Solana, Proof of Liquidity (PoL) của Berachain,... Điều này làm cho toàn bộ hệ thống trở nên an toàn hơn vì nó được quyết định bởi một lượng lớn người dùng độc lập thay vì một bên thứ ba tập trung quyền lực quyết định trong mạng lưới.
Một số Crypto Protocol nổi bật
Một số giao thức crypto phổ biến và nổi bật đã xuất hiện trong những năm gần đây được thiết kế riêng để giải quyết các vấn đề cụ thể. Các giao thức này đóng vai trò là nền tảng cho sự đổi mới trong thị trường crypto với việc phi tập trung nhiều sản phẩm và dịch vụ.
Ví dụ: Bitcoin là giao thức tiên phong trong khái niệm thanh toán P2P kỹ thuật số đã giải quyết vấn đề “chi tiêu gấp đôi” thông qua việc triển khai cơ chế đồng thuận PoW. Ethereum cũng là một giao thức đã cách mạng hóa thị trường crypto bằng cách giới thiệu (smart contract) hợp đồng thông minh. Nhờ vào smart contract, Ethereum có khả năng đưa các sản phẩm, dịch vụ tương tự các tổ chức tài chính truyền thống cung cấp và là tiền đề tạo ra DeFi.
Từ đây, nhiều giao thức khác đã xuất hiện phục vụ cho các trường hợp sử dụng cụ thể bao gồm:
- Uniswap là giao thức phổ biến khác tạo điều kiện cho các hoạt động như swap token, cung cấp thanh khoản,...
- OpenSea là giao thức cho phép giao dịch NFT, gửi, nhận, mint, đấu giá NFT,…
- LayerZero là giao thức cross-chain cho phép chuyển token giữa nhiều blockchain khác nhau.
- Chainlink giải pháp oracle cung cấp hỗ trợ tích hợp thông tin off-chain từ nhiều nguồn dữ liệu bên ngoài blockchain
Những Crypto Protocol nổi bật
Sự khác biệt giữa Crypto Protocol và Internet Protocol
Crypto Protocol có thể nghe giống với Internet Protocol nhưng chúng phục vụ cho các mục đích hoàn toàn khác nhau. Internet Protocol chẳng hạn như HTTPS hoặc Transmission Control Protocol/Internet Protocol (TCP/IP) sẽ quản lý cách dữ liệu được truyền qua Internet. Cụ thể, chúng sẽ xử lý định tuyến, địa chỉ và nhiều khía cạnh khác của giao tiếp Internet.
Mặt khác, các Crypto Protocol hoạt động trên các Internet Protocol để tạo ra các mạng lưới và ứng dụng blockchain hoàn toàn mới. Thay vì ngăn cách dữ liệu đằng sau các ứng dụng và nền tảng như trên internet, dữ liệu trên blockchain được lưu trữ trên một sổ cái phi tập trung mà bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra và xác minh.
So sánh Internet Protocol và Crypto Protocol
Ưu và nhược điểm của Crypto Protocol
Ưu điểm
- Bảo mật: Các giao thức crypto dựa vào việc mã hóa mạng lưới phi tập trung để cung cấp độ bảo mật cao nhờ vào các cơ chế đồng thuận.
- Tính minh bạch: Tất cả các giao dịch được ghi lại trên sổ cái công khai của blockchain giúp hệ thống minh bạch và dễ kiểm toán.
- Đổi mới: Các giao thức crypto cho phép phát triển đột phá trong các lĩnh vực như DeFi, NFT và Web3 cho phép tạo ra những cách thức mới để tương tác với tài sản kỹ thuật số.
Nhược điểm
- Khả năng mở rộng: Một số giao thức crypto gặp khó khăn khi xử lý số lượng lớn giao dịch cùng một lúc dẫn đến tốc độ chậm hơn và chi phí cao hơn. Từ đây, một số giao thức mới chẳng hạn như Layer 2, Layer 3 đã ra đời nhằm khắc phục tình trạng trên.
- Tiêu thụ năng lượng: Các giao thức PoW như Bitcoin sử dụng nhiều năng lượng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
- Quy định về pháp lý: Chính phủ trên toàn thế giới vẫn đang tìm cách quản lý về crypto nói chung và các dự án liên quan đến ngành công nghiệp này nói riêng bằng cách ban hành các quy định về pháp lý chặt chẽ.
Tổng kết
Protocol hay giao thức là thuật ngữ chỉ các quy tắc, thủ tục được thiết kế để điều chỉnh hoặc quản lý các hoạt động giữa nhiều thực thể khác nhau tùy thuộc vào các trường hợp sử dụng của từng lĩnh vực. Với thị trường crypto, Protocol là các quy tắc được thiết kế để truyền, lưu trữ dữ liệu, xác thực giao dịch bởi cơ chế đồng thuận và mã hoá bảo mật trong blockchain. Protocol là thực thể đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ từ gửi một khoản thanh toán đơn giản đến xây dựng DApp phức tạp.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về khái niệm và cơ chế hoạt động của Protocol.
Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!