logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Coin nền tảng là gì? Top danh sách những coin nền tảng tiềm năng năm 2023

-27/04/2023

Hiện nay, tiền mã hóa bắt đầu phổ cập tới mọi người nhiều hơn bởi sự tiện dụng cũng như lợi nhuận lớn mà nó mang lại cho người dùng và người đầu tư. Đối với những người mới vào thị trường thì lựa chọn đầu tiên của họ khi đầu tư là những coin nền tảng như một giải pháp an toàn và hiệu quả nhất. Vậy coin nền tảng là gì và đâu là top danh sách những coin nền tảng tiềm năng. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Top danh sách những coin nền tảng tiềm năng năm 2023

Bạn có thể quan tâm:

Coin nền tảng là gì?

Coin nền tảng tại thị trường tiền mã hóa Việt Nam, được biết đến như một token đại diện cho blockchain layer 1.

Các blockchain layer 1 là dạng cơ bản nhất của blockchain và là nền tảng cho tất cả các tầng blockchain khác. Các blockchain này thường được gọi là "trung tâm" hoặc "nền tảng" , vì chúng cung cấp cơ sở hạ tầng cho tất cả các ứng dụng và giao thức khác. Blockchain layer 1 là tầng duy nhất trực tiếp chịu trách nhiệm duy trì sổ cái phân tán, xác minh các giao dịch và bảo vệ mạng khỏi các tấn công độc hại.

Cốt lõi của một blockchain layer 1 là cơ chế đồng thuận chịu trách nhiệm xác minh và ghi nhận các giao dịch vào sổ cái. Nó đảm bảo rằng sổ cái không thể bị thay đổi và có thể được tin tưởng bởi tất cả các thành viên trong mạng. Các cơ chế đồng thuận phổ biến được sử dụng trên các mạng blockchain layer 1 bao gồm bằng chứng công việc (Proof-of-Work - PoW), bằng chứng cổ phần (Proof of Stake - PoS) và bằng chứng cổ phần được ủy quyền (Delegated Proof of Stake DPoS).

Công nghệ blockchain layer 1 là nền tảng cho nhiều mạng blockchain công khai hàng đầu như Bitcoin và Ethereum. Nó cũng là công nghệ cơ bản cho nhiều ứng dụng phi tập trung (DApps) và giao thức.

Vậy nên, coin nền tảng thường nhận được tất cả giá trị từ các hoạt động trên blockchain layer 1, các giao thức hay ứng dụng phát triển dựa trên nền tảng này rồi tạo nên lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong thời gian dài.

Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, khi các blockchain layer 2 phát triển để mở rộng hơn cho blockchain Ethereum và đóng một vai trò như một blockchain nền tảng thứ 2 trong cả 1 hệ sinh thái. Nên cũng vì vậy, các token của blockchain layer 2 cũng tạm được xem là coin nền tảng.

Top 6 coin nền tảng tiềm năng năm 2023

Ethereum

Ethereum là một nền tảng phát triển dựa trên công nghệ blockchain và được phát triển bởi Vitalik Buterin vào năm 2014. Nền tảng này cho phép người dùng xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApps) và các hợp đồng thông minh thông qua việc sử dụng một ngôn ngữ lập trình đặc biệt là Solidity.

Ethereum sử dụng thuật toán Proof of Stake (PoS) thay vì Proof of Work (PoW) như Bitcoin, để đảm bảo tính an toàn và bảo mật của hệ thống. Ethereum cũng hỗ trợ việc tạo các token chuẩn ERC20, cho phép người dùng tạo ra các đồng token của riêng mình trên nền tảng Ethereum.

Tìm hiểu về Proof of Stake (PoS) và Proof of Work (PoW): So sánh Ethereum Proof-of-Work và Ethereum Proof-of-Stake

Vậy tại sao Ethereum là một trong những coin nền tảng tiềm năng trong năm 2023?

Ethereum được cộng đồng nhà đầu tư xem là một dự án coin nền tảng tiềm năng trong năm 2023 bởi vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, sau sự kiện The Merge thì cơ chế đốt token EIP 1559 đã hoạt động hiệu quả khi đã đốt hơn 3 triệu ETH. Điều này gây ra giảm phát đáng kể và tạo ra một cơ chế hỗ trợ giá hiệu quả cho Ethereum trong tương lai.

Lượng token ETH đã được đốt tính đến ngày 27-04-2023

Lượng token ETH đã được đốt tính đến ngày 27-04-2023

Thứ hai, Ethereum là một token có lượng vốn hóa cao đạt đến hơn 200 triệu USD, điều này phù hợp tiêu chí đầu tư của tổ chức lớn khi đây là token có thanh khoản đứng thứ 2 toàn thị trường.

Thứ ba, theo dữ liệu on-chain được cung cấp từ token terminal, số lượng người đầu tư vào Ethereum và lợi nhuận từ các hoạt động trên Blockchain đều có sự tăng trưởng đáng kể trong 6 tháng gần đây nhất.

Hoạt động on-chain và số lượng người nắm giữ Ethereum

Hoạt động on-chain và số lượng người nắm giữ Ethereum

Cuối cùng, Ethereum là một dự án tồn tại khá lâu đời trong thị trường tiền mã hóa đầy biến động và rủi ro. Nên để sống và tồn tại trong thời gian dài như vậy thì Ethereum có một sức mạnh nội tại và niềm tin của các nhà đầu tư vào dự án là rất lớn.

BNB Chain

BNB Chain là một blockchain độc lập của Binance, được xây dựng trên công nghệ Proof of Stake và có thể xử lý tối đa 100 giao dịch mỗi giây. Nó sử dụng Binance Coin (BNB) làm token chính và cho phép người dùng gửi, nhận và trao đổi token trên mạng lưới của nó. 

BNB Chain hỗ trợ phát triển các ứng dụng phi tập trung (dApps) và dịch vụ DeFi, giúp người dùng tạo nền tảng, giao thức, sản phẩm và dịch vụ mới. Các dApps có thể được phát triển bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, bao gồm Solidity và Golang. 

BNB Chain cung cấp tốc độ giao dịch nhanh và phí thấp hơn so với các blockchain khác, cùng với môi trường an toàn và bảo mật cho các giao dịch và dữ liệu trên blockchain. Do đó, BNB Chain đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho các nhà phát triển và dự án trong cộng đồng blockchain và DeFi.

Vậy tại sao BNB là một trong những coin nền tảng tiềm năng trong năm 2023?

Khác với ETH, BNB được biết đến nhiều với vị trí là token sàn Binance - một sàn giao dịch tập trung lớn nhất của thị trường crypto - là con cưng của Changpeng Zhao, tỷ phú top 3 trên thị trường tài chính. Nên vì vậy, động lực tăng giá của BNB phụ thuộc rất lớn vào uy tín của ông trùm CZ.

Thứ hai, BNB được sử dụng nhiều trong các hoạt động trên sàn giao dịch Binance như được dùng Binance Launchpad, Launch Pool, thế chấp, trả phí giao dịch trên sàn Binance hoặc trên BNB Chain, và còn các hoạt động khác.

Thứ ba, về mặt cơ bản, số lượng tài sản được khóa trên BNB Chain tương đối lớn (khoảng 4 tỷ USD theo DefiLlama). Ngoài ra, số lượng các Dapp trên hệ sinh thái của BNB Chain khá nhiều và toàn diện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng.

Total value lock trên BNB Chain tính đến 27-04-2023

Total value lock trên BNB Chain tính đến 27-04-2023

Thứ tư, số lượng người nắm giữ BNB và các hoạt động của người dùng trên BNB Chain mang lại lợi nhuận và tăng giá trị ổn định cho BNB theo thời gian theo Token Terminal.

Số lượng người nắm giữ và lợi nhuận của BNB tính đến ngày 27-04-2024 

Số lượng người nắm giữ và lợi nhuận của BNB tính đến ngày 27-04-2024 

Polygon

Polygon (trước đây được gọi là Matic Network) là một nền tảng blockchain layer 2 cung cấp khả năng mở rộng cho Ethereum, giúp giảm chi phí giao dịch và tăng tốc độ xác nhận giao dịch. Nó được phát triển nhằm giải quyết vấn đề về sự chậm chạp và chi phí cao trong quá trình xử lý giao dịch trên Ethereum.

Polygon cho phép các nhà phát triển dễ dàng xây dựng và triển khai các ứng dụng phi tập trung (dApp) trên nền tảng của mình. Đồng thời, Polygon cũng cho phép giao dịch giữa các chuỗi khác nhau một cách dễ dàng, nhờ đó nó cũng được coi là một nền tảng "thích nghi đa chuỗi" (multi-chain interoperability platform).

Về mặt kỹ thuật, Polygon sử dụng một số công nghệ như Plasma, Proof-of-Stake (PoS) và zk-rollups để giảm thiểu chi phí và tăng tốc độ giao dịch. Từ đó, Polygon có thể xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi giây và chi phí giao dịch chỉ bằng một phần nhỏ so với Ethereum.

Trong tổng thể, Polygon là một nền tảng blockchain đa năng và có tính mở rộng cao, cung cấp cho các nhà phát triển và người dùng nhiều lợi ích trong việc xây dựng và sử dụng các ứng dụng blockchain.

Vậy tại sao Polygon là một trong những coin nền tảng tiềm năng trong năm 2023?

Có 1 vài yếu tố đặc biệt để nói Polygon là một dự án coin nền tảng tiềm năng.

Đầu tiên, Polygon là một dự án layer 2 phát triển nhờ mối quan hệ mật thiết với Ethereum trong giai đoạn đầu. Vào giai đoạn này, tất cả giải pháp của Polygon đều hỗ trợ Ethereum trong các vấn đề như:

  • Thông lượng thấp

  • UX kém (phí gas quá cao)

Thứ hai, ở thời điểm sau này, khi hệ sinh thái của Polygon đủ lớn mạnh thì phần lớn các giao dịch trên Polygon đều có thể tự xác nhận và hoạt động độc lập nhưng vẫn còn có một mối liên kết với Ethereum. 

Ngoài ra, đây là một blockchain được nhiều các dự án Game lựa chọn để phát triển cũng như hỗ trợ cơ sở hạ tầng và tích hợp công nghệ blockchain để cải thiện trải nghiệm người dùng cũng như tìm ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp game triệu đô.

Optimism

Optimism sử dụng công nghệ rollup để tăng tốc độ xử lý giao dịch và giảm chi phí giao dịch trên Ethereum. Cụ thể, rollup cho phép gom nhóm nhiều giao dịch vào một giao dịch duy nhất, giúp tiết kiệm chi phí tính toán và tăng tốc độ xử lý giao dịch.

Optimism cho phép các dApp được triển khai trên nền tảng Ethereum sử dụng Optimistic Rollup để xử lý giao dịch. Các giao dịch trên Optimism sẽ được xử lý nhanh hơn và có chi phí giao dịch thấp hơn so với trên mạng chính của Ethereum.

Điều này có nghĩa là người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng các dApp trên Optimism và các ứng dụng mới có thể được phát triển nhanh chóng hơn. Ngoài ra, Optimism cũng cung cấp một cách để tương tác giữa các nền tảng layer 2 và mạng chính Ethereum, từ đó giúp tăng tính toàn vẹn và tính linh hoạt của hệ sinh thái blockchain của Ethereum.

Tóm lại, Optimism là một nền tảng layer 2 cho Ethereum, cung cấp giải pháp tối ưu hóa tốc độ và chi phí giao dịch trên Ethereum, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng tốc độ phát triển của hệ sinh thái blockchain của Ethereum.

Vậy tại sao Optimism là một trong những coin nền tảng tiềm năng trong năm 2023?

Bởi vì, đây là một dự án blockchain layer 2 trên Ethereum sử dụng công nghệ Optimistic Rollups đầu tiên được phát triển và mainnet nên được nhiều người đầu tư quan tâm. Bên cạnh đó, dự án cũng đã gọi hơn 170 triệu USD để phát triển, đây là một số tiền không nhỏ để dự án có thể tiếp tục phát triển trong thời gian dài.

Ngoài ra dựa trên dữ liệu từ Dune ở bên dưới, phần lớn các người dùng vẫn còn hoạt động năng nổ do các hoạt động incentive của Optimism khá là tích cực, số lượng người dùng cũng tăng thêm theo thời gian.

Dữ liệu từ Dune vào ngày 27-04-2023

Dữ liệu từ Dune vào ngày 27-04-2023

Dữ liệu từ Dune vào ngày 27-04-2023

Dữ liệu từ Dune vào ngày 27-04-2023

Arbitrum

Arbitrum sử dụng công nghệ Optimistic Rollup, giúp giảm thiểu chi phí tính toán và tăng tốc độ xử lý giao dịch trên Ethereum. Cụ thể, Arbitrum cho phép gom nhóm nhiều giao dịch vào một giao dịch duy nhất, giúp tiết kiệm chi phí và tăng tốc độ xử lý giao dịch.

Với Arbitrum, người dùng có thể trải nghiệm giao dịch nhanh chóng, đáng tin cậy và chi phí thấp hơn so với trên mạng chính của Ethereum. Arbitrum cũng cung cấp khả năng tương tác giữa các nền tảng layer 2 và mạng chính Ethereum, từ đó giúp tăng tính toàn vẹn và tính linh hoạt của hệ sinh thái blockchain của Ethereum.

Vậy có thể thấy, Arbitrum là một nền tảng layer 2 cho Ethereum, giúp giảm thiểu chi phí và tăng tốc độ xử lý giao dịch trên Ethereum. Arbitrum cung cấp cho người dùng trải nghiệm giao dịch nhanh chóng, đáng tin cậy và chi phí thấp hơn, cũng như giúp tăng tính tiện ích và phổ biến hóa blockchain.

Vậy tại sao Arbitrum là một trong những coin nền tảng tiềm năng trong năm 2023?

Một số lý do tại sao Arbitrum đang được đánh giá là đáng chú ý trong thị trường tiền mã hóa:

  • Tăng tốc độ giao dịch: Arbitrum cho phép thực hiện các giao dịch nhanh hơn và với chi phí thấp hơn so với việc thực hiện trên nền tảng Ethereum chính.

  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Arbitrum cung cấp một trải nghiệm người dùng tốt hơn với tính năng tương tác trực tiếp, một cách thức sử dụng đơn giản và hiệu quả.

  • Hỗ trợ tính khả dụng của các ứng dụng: Với khả năng xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi giây, Arbitrum giúp tăng tính khả dụng của các ứng dụng và nền tảng dApps (decentralized applications) trên Ethereum.

  • Sự phổ biến của EVM (Ethereum Virtual Machine): Arbitrum được xây dựng trên EVM, một công nghệ cơ bản của Ethereum, cho phép các nhà phát triển dễ dàng chuyển đổi các ứng dụng và dApp từ Ethereum sang Arbitrum.

Ngoài ra, theo dữ liệu từ DefiLlama, thì Total value lock trong hệ sinh thái Arbitrum đang có sự gia tăng lớn. Điều này cho thấy dòng tiền đang tập trung vào Arbitrum nhiều hơn so với các hệ sinh thái khác.

Total Value Lock của Arbitrum tính đến ngày 27-04-2023

Total Value Lock của Arbitrum tính đến ngày 27-04-2023

Không chỉ vậy, tổng số vốn và dự án Arbitrum đã gọi lên đến hơn 120 triệu USD. Đây là một khoản tiền khá lớn để gia tốc sự phát triển của Arbitrum trong tương lai.

Injective Protocol

Injective Protocol cho phép người dùng trao đổi các tài sản trên nền tảng DEX mà không cần thông qua một bên trung gian nào, như các trung tâm giao dịch truyền thống. Điều này giúp tăng tính an toàn, đáng tin cậy và minh bạch của giao dịch, đồng thời giảm thiểu chi phí và thời gian chờ đợi.

Nền tảng của Injective Protocol được thiết kế để hỗ trợ việc triển khai các ứng dụng phi tập trung (dApp) trên blockchain, giúp tăng tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh. Ngoài ra, Injective Protocol còn hỗ trợ việc phát triển các công cụ và ứng dụng dành cho nhà giao dịch, giúp tăng tính tiện ích và đa dạng hóa các cơ hội giao dịch.

INJ là token native của Injective Protocol, được sử dụng như một phương tiện để trao đổi giữa các tài sản trên nền tảng. INJ cũng được sử dụng để đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy của hệ thống Injective Protocol.

Nhìn chung, Injective Protocol là một nền tảng giao dịch phi tập trung, được xây dựng trên blockchain Cosmos, giúp tăng tính an toàn, đáng tin cậy và minh bạch của giao dịch, đồng thời giảm thiểu chi phí và thời gian chờ đợi. Injective Protocol cũng hỗ trợ việc triển khai các dApp trên blockchain và phát triển các công cụ và ứng dụng dành cho nhà giao dịch. Token native của Injective Protocol là INJ, được sử dụng để trao đổi giữa các tài sản và đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy của hệ thống.

Vậy tại sao Injective Protocol là một trong những coin nền tảng tiềm năng trong năm 2023?

Điểm đặc biệt là hành động giá của dự án Injective Protocol có biểu hiện rất tốt khi tăng hơn 9 lần tính từ đầu năm 2023

Dữ liệu giá của token INJ tính đến ngày 27-04-2023

Điểm nổi bật là Injective Protocol đã ra mắt quỹ 150 triệu USD để phát triển hệ sinh thái nhằm thu hút người dùng lẫn các nhà phát triển tham gia hệ sinh thái của INJ.

Dữ liệu TVL của Injective Protocol theo ngày 27-04-2023

Dữ liệu TVL của Injective Protocol theo ngày 27-04-2023

Điều này thể hiện rõ khi TVL của hệ sinh thái bắt đầu tăng đáng kể so với đầu năm 2023.

Dữ liệu Nansen ngày 27-04-2023

Dữ liệu Nansen ngày 27-04-2023

Theo dữ liệu Nansen cho thấy lượng lớn người dùng có ấn tượng và thích thú khi liên quan đến việc giao dịch token INJ và số lượng người sử dụng DEX của Injective Protocol gia tăng đột biến trong khoản thời gian gần đây cho thấy sẽ có lượng lớn lợi nhuận và giá trị chảy về cho token INJ.

Vậy nên, theo mô hình hoạt động của INJ mà bạn có thể tìm hiểu qua bài viết này: hyperkink INJ

thì có thể xác định INJ vẫn là một token đầy tiềm năng trong tương lai.

Tổng kết

Qua bài viết trên, Coin68 đã nêu ra những coin nền tảng tiềm năng trong 2023 và các quan điểm về các coin nền tảng này. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho các bạn trong quá trình đầu tư.

Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.

-27/04/2023
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68