Sự hiện diện của Bitcoin ETF và Ethereum ETF là bằng chứng rõ ràng nhất của việc các cơ quan hành pháp của Mỹ đã chú ý đến thị trường tiền mã hoá. Bên cạnh SEC thì Hoa Kỳ cũng sở hữu những cơ quan khác sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng đến thị trường crypto như CFTC & NYDFS. Vậy 2 cơ quan này là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
CFTC & NYDFS là gì? Ảnh hưởng của CFTC & NYDFS đến thị trường Crypto
CFTC & NYDFS là gì?
CFTC (Commodity Futures Trading Commission) là một cơ quan liên bang của Mỹ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động quyền chọn và thị trường hàng hóa tương lai. Hiện người đứng đầu CFTC là Rostin Behnam, chủ tịch thứ 15 của cơ quan này. Ông được tiến cử bởi cựu Tổng thống Donald Trump và được phê chuẩn của Thượng viện, tuyên thệ nhậm chức sau đó dưới thời Tổng thống Joe Biden.
NYDFS (New York State Department of Financial Services) là Sở Dịch vụ Tài chính của Tiểu bang New York được thành lập năm 2011 bằng việc sáp nhập Bộ Ngân hàng Tiểu Bang New York (New York State Banking Department) và Cục Quản lý Bảo hiểm Tiểu bang New York (New York State Insurance Department. NYDFS sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm của các hoạt động bảo hiểm, các dịch vụ tài chính tại New York. Điều này có nghĩa cơ quan này phải đảm bảo tính ổn định và minh bạch tài chính tại đây.
Cấu trúc hoạt động của CFTC & NYDFS
Cấu trúc của CFTC
Trụ sở của CFTC được đặt tại Washington, DC và đặt các văn phòng tại Chicago, Kansas, New York và Missouri. Các uỷ viên của CFTC sẽ được bổ nhiệm trực tiếp bởi Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ và chọn ra chủ tịch dưới sự đồng ý của Thượng viện Hoa Kỳ.
Cấu trúc của CFTC sẽ có 4 bộ phận, từng bộ phận sẽ có chức năng riêng lẻ, phục vụ cho từng mục đích cụ thể khác nhau.
-
Division of Enforcement: Chịu trách nhiệm điều tra và truy tố các hành vi vi phạm Commodity Exchange Act (Đạo luật giao dịch hàng hóa) và các quy định khác của CFTC. Những hành vi vi phạm bị bộ phận này truy tố thường thuộc về các phạm trù như giao dịch quyền chọn và giao dịch commodity futures trên các sàn giao dịch trong nước, bên cạnh đó, các hoạt động tiếp thị các khoản đầu tư cũng là vấn đề mà cơ quan này đặc biệt lưu tâm.
-
Division of Market Oversight (DMO): Chịu trách nhiệm quản lý đối với việc công nhận cũng như giám sát các sàn giao dịch mới, các cơ sở swap execution cũng như kho dữ liệu. Các chức năng của bộ phận này bao gồm đánh giá việc thi hành các quy định, đánh giá các sản phẩm mới, sửa đổi các quy tắc cũng như nghiên cứu liên quan đến thị trường và sản phẩm.
-
Market Participants Division (MPD): Chịu trách nhiệm giám sát thị trường phái sinh gồm các advisor giao dịch hàng hóa, futures commission merchant, introducing broker, đại lý ngoại hối bán lẻ và hoán đổi.
-
Division of Clearing and Risk (DCR): Chịu trách nhiệm giám sát các tổ chức thanh toán phái sinh (derivatives clearing organization - DCO). Điều này có nghĩa các cá nhân hoặc tổ chức môi giới, swap dealers cũng sẽ nằm dưới sự giám sát của DCR.
Cấu trúc NYDFS
NYDFS sẽ bao gồm 5 bộ phận chính đó là insurance division, banking division, consumer protection & financial enforcement division (CPFED), research & innovation division, cybersecurity division và climate division.
-
Insurance division: Chịu trách nhiệm quản lý các văn phòng bảo hiểm sức khỏe và tài sản.
-
Consumer protection & financial enforcement division (CPFED): Được thành lập bởi Financial Services Law nhằm mục đích bảo vệ và giáo dục người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tài chính cũng như phòng chống gian lận tài chính. CPFED tiến hành các cuộc điều tra dân sự và hình sự về các hoạt động có thể cấu thành hành vi vi phạm Financial Services Law, Banking Law, Insurance Law hoặc các luật khác và tiến hành các thủ tục thực thi.
Ảnh hưởng của CFTC & NYDFS đến thị trường Crypto
Năm 2021 - 2022
Năm 2021, CFTC cáo buộc sàn giao dịch Kraken đã vi phạm Đạo luật trao đổi hàng hóa, động cơ của việc này đó chính là những sản phẩm tiền mã hoá ký quỹ có thị trường từ tháng 06/2020 đến 06/2021 mà không đăng ký với cơ quan. Từ đó, CFTC xác định những sản phẩm này là bất hợp pháp. Sau cáo buộc trên, Kraken đã trả khoản tiền phạt 1,25 triệu USD trong vòng 30 ngày và ngừng cung cấp loại ký quỹ này cho người dân Mỹ. Bên cạnh đó, sàn này cũng sẽ từ bỏ quyền với bất kỳ phiên điều trần nào cũng như xem xét của toà án.
Cũng trong năm này, Polymarket, một nền tảng Prediction Market cũng rơi vào tầm ngắm của CFTC. Cụ thể, cơ quan này đã điều tra liệu Polymarket có đang cho phép khách hàng giao dịch hoán đổi hoặc quyền chọn nhị phân (Trade BO) hay không. Và cũng theo báo cáo, nền tảng này không bị cáo buộc với bất kỳ hành vi sai trái nào.
Trong năm 2022, Coinbase cũng là một trong những cái tên bị cả CFTC và SEC cùng nhau tấn công. Cụ thể, SEC (Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ) đã cáo buộc 9 token được Coinbase niêm yết là chứng khoán, đơn kiện này xuất hiện sau khi Cựu Giám đốc Sản phẩm Coinbase bị bắt vì giao dịch nội gián. Những token trên bao gồm: AMP, RLY, DDX, XYO, RGT, LCX, POWR, DFX và KROM. Sự việc còn được đẩy lên cao trào khi các uỷ viên của CFTC thể hiện mong muốn hợp tác cùng SEC trong vụ việc.
CFTC kết thúc năm 2022 bằng việc khởi kiện Sam Bankman-Fried, sàn FTX và quỹ Alameda Research với tội danh thông đồng để gian lận. Nối gót Uỷ ban Chứng khoán SEC và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, CFTC ngày 13/12/2022 đã đâm đơn kiện SBF và các tổ chức của người này. Đơn vị thụ lý đơn kiện của CFTC là Tòa án Quận Nam New York cũng đồng thời đang thụ lý các cáo trạng của Bộ Tư pháp và SEC. Theo nội dung đơn kiện, đại diện CFTC cáo buộc FTX và Alameda Research đã thông đồng với nhau để sử dụng tiền gửi của khách hàng sai mục đích, vi phạm Điều khoản Sử dụng đã cam kết với người dùng. Không những thế, cơ quan này còn cáo buộc FTX còn thiết lập các cơ chế ưu tiên đối với Alameda để quỹ này được hưởng các ưu đãi trong giao dịch bao gồm thời gian thực hiện nhanh và không bị thanh lý.
Năm 2023
CFTC mở đầu năm 2023 với đơn kiện nhằm vào Avraham Eisenberg, người tự nhận là kẻ chủ mưu đứng sau vụ tấn công nhằm vào Mango Markets, thiệt hại hơn 114 triệu USD. Người này trước đó đã bị bắt tại Puerto Rico vào rạng sáng ngày 28/12/2023 bởi Bộ Tư pháp Mỹ để phục vụ điều tra. Cáo trạng được gửi lên toà án đã buộc tội Avraham Eisenberg với 2 tội danh là “thao túng giá tài sản” và “gian lận tài sản”.
Tiếp đó, sau sụp đổ của Signature Bank, nhiều lời đồn đoán được đưa ra rằng đây là động thái “tiếp quản để chống lại ngành crypto”. NYDFS đã lên tiếng bác bỏ tin đồn này và khẳng định chính quyền Mỹ đóng cửa Signature Bank “không liên quan đến mối quan hệ giữa ngân hàng này với ngành tiền mã hóa”.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của các bạn.