Bullish và Bearish là hai khái niệm cơ bản và quan trọng trên các thị trường tài chính như chứng khoán, ngoại hối và Crypto. Cả 2 thuật ngữ này đều liên quan đến xu hướng của thị trường. Bullish chỉ thị trường đang trong xu hướng tăng giá, trong khi đó, Bearish ám chỉ thị trường đang trong xu hướng giảm giá. Hiểu rõ hai khái niệm Bullish và Bearish giúp nhà đầu tư nắm bắt xu hướng một cách dễ dàng. Ngoài ra, mỗi dạng thị trường cũng có những đặc điểm, tính chất và xu hướng biến động riêng, từ đó, các nhà giao dịch có thể xác định các chiến lược giao dịch phù hợp và hiệu quả nhất. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về khái niệm Bullish và cách giao dịch hiệu quả trong thị trường Bullish qua bài viết này nhé!
Bullish là gì? Hướng dẫn giao dịch hiệu quả trong thị trường Bullish
Bullish là gì? Hiểu rõ khái niệm Bullish Market
Thị trường Bullish là một trạng thái thị trường tài chính khi giá cả của phần lớn tài sản tăng đều. Thuật ngữ "Bullish Market" thường được sử dụng trong thị trường chứng khoán, Crypto và áp dụng cho tất cả các tài sản có thể giao dịch.
Trong quá trình giao dịch, giá Crypto thường biến đổi liên tục. Do đó, thuật ngữ "Bullish Market" chỉ áp dụng cho giai đoạn kéo dài khi giá token tăng mạnh. Bullish Market thường kéo dài từ vài tháng đến cả năm.
Thị trường Bullish là kết quả của sự lạc quan, niềm tin của nhà đầu tư và kỳ vọng rằng kết quả tích cực sẽ tiếp tục trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, việc dự đoán chính xác khi xu hướng thị trường tài chính thường khá khó khăn. Một phần khó khăn đó là do tác động tâm lý và sự đầu cơ góp phần quan trọng trong việc ảnh hưởng hướng đi của thị trường.
Thuật ngữ "Bullish" được sử dụng để ám chỉ thị trường tăng giá vì nó có tính tương đồng với cách con bò tấn công - "Bull" sẽ sử dụng cặp sừng của nó để tấn công đối phương từ dưới lên.
Ngược lại, thuật ngữ "Bearish" ám chỉ thị trường giảm giá vì nó cũng có tính tương đồng với cách con gấu tấn công - "Bear" sẽ giáng những đòn rất mạnh từ trên xuống.
Ví dụ: Thị trường Crypto Bullish từ 16/03/2020 đến 08/03/2021
Qua ví dụ trên, ta có thể thấy rõ xu hướng tăng trưởng của thị trường Crypto đã có một đợt Bullish trong khoảng thời gian 16/03/2020 đến 08/03/2021. Tại thời điểm này, hầu hết giá của tất cả token đều tăng trưởng mạnh mẽ.
Các yếu tố tạo nên sự Bullish trong thị trường
Điều kiện để tạo nên thị trường Bullish thường được xác nhận bởi những yếu tố khác nhau.
Một trong những nguyên nhân quan trọng để tạo nên một thị trường Bullish là sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Trong đó, các chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ lệ việc làm, thu nhập và lợi nhuận doanh nghiệp có sự thay đổi tích cực sẽ tạo động lực cho thị trường Bullish và ngược lại.
Tìm hiểu thêm về các khái niệm kinh tế tại đây: 5 khái niệm Kinh tế – Tài chính Mỹ mà bạn cần biết
Chính sách chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng của thị trường. Việc giảm thuế, quy định thân thiện với doanh nghiệp và các gói kích thích kinh tế có thể khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường Bullish.
Tương tự, chính sách tiền tệ như việc giảm lãi suất có thể khuyến khích vay mượn, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh gia tăng và tạo áp lực tăng giá.
Tâm lý của nhà đầu tư cũng là yếu tố quan trọng khác góp phần vào một Bullish Market. Tình hình tâm lý tích cực của nhà đầu tư có thể kích hoạt hoạt động mua vào gia tăng, đẩy giá cả lên cao. Điều này lại tiếp tục tạo ra sự lạc quan tiếp tục, tạo ra một chu kỳ tốt đẹp. Như vậy, niềm tin vào sự tăng trưởng của thị trường có thể trở thành một dự đoán hiệu quả trong quá trình đầu tư.
Ngoài ra, để xác định thị trường có trong giai đoạn Bullish hay không, các nhà đầu tư cần xem xét yếu tố sau:
Nhu cầu mua vào vượt trội so với nhu cầu bán ra: Trong thị trường Bullish, nhà đầu tư thường mua vào. Tâm lý phổ biến là mua ở mức giá thấp và bán ở mức giá cao khi giá cả liên tục tăng. Điều này giúp họ nhanh chóng kiếm được lợi nhuận.
Sự quan tâm công chúng: Một thị trường Bullish thường nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng. Tin tức tài chính, cơ hội đầu tư và các cập nhật giá cả sẽ được các phương tiện truyền thông đưa tin liên tục.
Phân tích kỹ thuật trong thị trường Bullish
Ngoài việc xem xét các điều kiện vĩ mô thì yếu tố phân tích kỹ thuật cũng góp phần quan trọng trong việc xác định thị trường Bullish. Coin68 sẽ đưa ra một số góc nhìn kỹ thuật trong giao dịch để bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường Bullish như:
Mô hình giá: Kiểm tra các mô hình giá để xác định xu hướng Bullish như mô hình đảo chiều (reversal patterns) như đảo chiều đầu vai (head and shoulders), tam giác tăng (ascending triangle) hoặc các mô hình tiếp diễn (continuation patterns) như cờ tăng (bull flag), hình cánh bướm (butterfly pattern),...
Đường xu hướng: Sử dụng các đường xu hướng như đường trung bình đơn giản (simple moving average) hoặc đường xu hướng bậc cao (trendline) để xác định xu hướng chính. Một đường xu hướng tăng có thể cho thấy một thị trường Bullish.
Mô hình Vai đầu vai ngược trong chart ETH khung H4 ngày 11/07/2023 báo hiệu giá tăng
Chỉ báo kỹ thuật: Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như MACD (Moving Average Convergence Divergence), RSI (Relative Strength Index), Stochastic Oscillator, hay MFI (Money Flow Index) để đánh giá sự mạnh mẽ của xu hướng tăng và xác định mức độ quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold) của thị trường.
Khối lượng giao dịch: Kiểm tra khối lượng giao dịch để xem liệu sự tăng giá có được hỗ trợ bởi sự gia tăng đáng kể trong khối lượng giao dịch hay không. Một tăng giá lớn kèm theo khối lượng giao dịch lớn có thể cho thấy sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư và củng cố tính chất Bullish của thị trường.
Chiến lược giao dịch trong thị trường Bullish: Cách tận dụng cơ hội tăng giá
Trong thị trường Crypto, có rất nhiều chiến lược giao dịch trong thị trường Bullish, trong bài viết hôm nay Coin68 chia ra làm 3 chiến lược đầu tư theo thứ tự là: an toàn, trung bình và rủi ro.
Đối với chiến lược giao dịch rủi ro an toàn trong thị trường Crypto
Khi tham gia thị trường tài chính, cho dù là chứng khoán hay Crypto, các nhà đầu tư cũng phải chịu lấy một số rủi ro nhất định. Vậy để hạn chế lại rủi ro đó và có được lợi nhuận ổn định và trong mục quản lý rủi ro ở mức độ an toàn (khoảng - 20% đến - 30%) Coin68 sẽ đưa ra 3 chiến lược mà bạn có thể tham khảo như:
Đầu tư vào các token có vốn hóa lớn như Bitcoin và Ethereum để ổn định lợi nhuận. Đây là những dự án được nhiều người quan tâm nên mục đích của các các nhà đầu tư sẽ mua và tích trữ.
Phân tán rủi ro: Phân tán danh mục đầu tư của bạn bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành và loại tài sản khác nhau. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và giúp bảo vệ vốn đầu tư trong trường hợp một lĩnh vực hoặc tài sản không phát triển như mong đợi.
Quản lý rủi ro: Đặt giới hạn lỗ và tiền lời hợp lý cho mỗi giao dịch để bảo vệ mức vốn đầu tư của bạn. Điều này đảm bảo rằng bạn không mất quá nhiều khi thị trường diễn biến không như dự đoán.
Đối với chiến lược giao dịch rủi ro trung bình trong thị trường Crypto
Trong trường hợp nguồn vốn của bạn có khả năng chịu đựng rủi ro nằm ở mức trung bình cho phép, điều này có nghĩa là khả năng gồng lỗ của bạn trong thị trường Crypto có thể đạt đến mức chia 2 hoặc chia 3. Tuy nhiên, với mức rủi ro nhưng vậy, thì cơ hội bạn có thể kiếm được từ nguồn vốn lên đến nhân 2 tới nhân 5. Điều này hoàn toàn phụ thuộc về tính cách, khẩu vị đầu tư và nguồn lực cho phép. Dưới đây là 2 cách mà Coin68 thấy tương đối dễ dàng mà các bạn có thể thử:
Chiển lược giao dịch rủi ro trung bình trong thị trường Crypto
Đầu tiên là đầu tư theo xu hướng. Đây là phương pháp đầu tư theo từng trend trong thị trường Crypto. Không thể phủ định răng, trend rất dễ hình thành trong thị trường Crypto nên nắm bắt xu hướng cực nhanh sẽ giúp bạn kiếm lấy lợi nhuận nhanh chóng.
Vậy làm thế nào để xác định xu hướng trong thị trường Crypto?
Trong thị trường Crypto, 1 xu hướng mới thường rất dễ dàng hình thành khi 1 dự án thuộc lĩnh vực nào đó được list trên Binance Launchpad. Đây là một tín hiệu dễ dàng nhất để báo hiệu sắp tới có thể sẽ xuất hiện 1 xu hướng mới được hình thành trong thị trường Crypto.
Ví dụ: Sắp tới, Binance Launchpad sẽ list token ARKM của dự án Arkham Intelligence, điều này cũng có thể là một tín hiệu tích cực cho các dự án liên quan đến data như data visualization, data storage hoặc AI. Chúng ta có thể quan sát để xác định đây có phải là Bullish Market của các dự án liên quan hay không.
Tiếp theo, là phương pháp tập trung vào các dự án chất lượng thuộc về mảng cơ sở hạ tầng như Layer 1 và Layer 2 vừa mới xuất hiện trong thời gian gần đây như Optimism, Arbitrum hoặc quan sát động thái của các dự án chưa ra token như zkSync và LayerZero. Như vậy, bạn có thể dễ dàng chọn ra thời điểm để đầu tư khi nắm bắt đủ thông tin từ dự án.
Đối với chiến lược giao dịch rủi ro cao trong thị trường Crypto
Chiến lược đầu tư "High Risk - High Return" thường được áp dụng với phương pháp Leverage tài sản bằng các công cụ tài chính như Lending và Borrowing, Margin và Futures.
Với 3 công cụ tài chính vừa liệt kê trên, tất cả đều có điểm chung là dòng tiền bạn sử dụng để đầu tư sẽ được mở rộng và bạn sẽ có nhiều nguồn vốn để nắm bắt lấy cơ hội từ thị trường Bullish. Tuy nhiên, với các phương pháp này bạn sẽ gặp rủi ro cực lớn về quản trị rủi ro, bởi vì chỉ 1 sai lầm duy nhất cũng có thể làm tài sản của bạn bị thanh lý sạch sẽ.
Đối với công cụ Lending và Borrowing, bạn có thể các token có sẵn để làm tài sản thế chấp cho khoản tiền đầu tư mới. Như vậy, bạn có thể vòng lặp để tăng nguồn vốn của mình lên.
Ví du: Bạn có $10.000 BTC thì bạn thế chấp để vay $7500 (trong thị trường Crypto, Lending và Borrowing thường chỉ được vay 75% giá trị của tài sản thế chấp) để mua thêm ETH và dùng ETH để làm tài sản thế chấp tiếp. Dòng tiền của bạn sẽ được tăng lên nhưng rủi ro cũng đồng thời tăng lên. Khi thị trường biến động và tài sản của bạn đạt mức thanh lý thì kết quả đầu tư của bạn sẽ bằng 0 và lỗ vốn.
Với phương pháp Margin và Futures, bạn cần phải ký quỹ cho 1 khoản vay nhất định, tức là dùng các stablecoin như USDT thay thế cho tài sản biến động khác. Điểm khác biệt ở đây là nguồn vốn của bạn sẽ được tăng lên theo cấp số nhân nhưng rủi ro cũng vậy. Phương pháp này khá giống bên thị trường tài chính truyền thống.
Ở 3 công cụ trên đều có tính lãi suất vay theo thời gian nên yêu cầu các nhà đầu tư phải quản lý vốn thật kỹ.
Vậy nên, đối với các chiến lược như thế này, Coin68 không khuyến khích bạn sử dụng khi không đủ kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm.
Các điều cần lưu ý để tránh "Over-Bullish"
Trong thị trường Bullish, đặc biệt là ở Crypto, các nhà đầu tư thường rất là FOMO (Fear Of Missing Out) nên rất dễ dàng dẫn đến "Over-Bullish" mà không để ý đến một vấn đề là không có bất kỳ thị trường gì sẽ tăng mãi. Kết quả của "Over-Bullish" thường thấy nhất chính là mất hết toàn bộ lợi nhuận.
Vậy phương pháp nào là phương pháp để phòng "Over-Bullish"?
Để phòng tránh "Over-Bullish", bạn cần phải hiểu rõ tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư khác, có kiến thức và mức độ cung cầu của thị trường. Điều này sẽ làm bạn tỉnh táo hơn khi đưa ra quyết định chốt lời và cắt lỗ hiệu quả trong thị trường Bullish.
Ngoài ra, bạn cần phải theo dõi nguồn tin từ báo chính thống trong thị trường Crypto như Coin68 để tiếp cận thông tin một cách khách quan nhất nhằm giúp lý trí tỉnh táo khi đưa ra quyết định. Đừng quá tin vào cộng đồng đầu tư vì có khi họ còn FOMO hơn chính bản thân bạn. Bạn hãy sáng suốt để đưa ra quyết định khi đầu tư.
Bên cạnh đó, bạn hãy cân nhắc rủi ro khi quyết định tiếp tục mua hay bán để tránh thất thoát tài sản. Bởi vì, việc đánh giá diễn biến thị trường, mức độ rủi ro, tỷ lệ lợi nhuận mong đợi và thời gian đầu tư luôn là điều mà mỗi một nhà đầu tư cần phải cân nhắc khi đã quá lời trong thị trường Bullish.
Tổng kết
Thông qua bài viết này chắc bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản, góc nhìn tổng quan về thị trường Bullish để tự có cái nhìn khách quan về diễn biến thị trường trong tương lai và đồng thời cũng biết quản lý rủi ro khi tham gia vào thị trường Bullish. Coin68 chúc bạn thành công trong quá trình đầu tư của mình.
Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của bạn. Chúc bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!