logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 1) – Tổng quan về Price Action

-06/07/2021

Trong series bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho anh em về Price Action – một trường phái giao dịch được rất nhiều trader ưa chuộng với sự đơn giản, mộc mạc và hiệu quả của nó. Cá nhân mình hiện tại cũng chủ yếu giao dịch trên thị trường Crypto bằng Price Action.

Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 1) – Tổng quan về Price Action

Xem thêm các bài viết khác về Lớp giao dịch 101: 

Price Action là gì?

Nếu anh em đã từng tìm hiểu về phân tích kỹ thuật, chắc hẳn biết rõ một trong các nguyên lý quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật chính là: Giá phản ánh mọi thứ.

Nguyên lý này có nghĩa là: mọi thông tin mà traders cần đã được phản ánh trong giá, kể cả tin tức, cả tâm lý thị trường, cả lực bán và lực mua…

Các traders theo trường phái Price Action tin rằng giá (được thể hiện qua các cây nến) chính là nguồn thông tin chủ yếu và quan trọng nhất, dựa trên sự biến động này, traders có thể xây dựng được các chiến lược giao dịch và kiếm lợi nhuận từ thị trường.

Vì vậy, Price Action Traders chỉ sử dụng biểu đồ nến là chủ yếu, ít hoặc không sử dụng các indicators khác (như Bollinger Bands, EMA, SMA…)

Ví dụ:

Chart XAU/USD theo Price Action

Anh em lưu ý nhé, Price Action sẽ có nhiều dạng khác nhau: có người chỉ sử dụng nake-chart (biểu đồ chỉ có nến), có người kết hợp thêm volume, kết hợp thêm các đường EMA hoặc SMA… tùy phong cách và chiến thuật giao dịch.

Những điều quan trọng trước khi bắt đầu

Price Action hoàn toàn tương tự các phương pháp, chiến thuật trading khác, có tỉ lệ xác suất thắng và thua. Price Action hoàn toàn không phải là “chén thánh” để đánh bại thị trường. Do đó, trước khi bắt đầu rèn luyện phương pháp này, anh em cần ghi nhớ kỹ:

  • Back-test thật nhiều để rèn luyện.
  • Quản lý vốn, quản lý rủi ro.
  • Sử dụng Nhật ký giao dịch để rút ra được những mô hình, những dạng nến và những trường hợp có hiệu quả nhất, từ đó định hình lên chiến thuật trading của cá nhân.

Các khái niệm quan trọng trong Price Action

Xu hướng

Dù là trường phái trading nào, trend is friend, có nghĩa là: Nếu xu hướng lớn là xu hướng tăng, chúng ta chỉnh canh buy, ngược lại, nếu xu hướng lớn là xu hướng giảm, chúng ta chỉ canh sell.

Thị trường có 3 dạng xu hướng:

Xu hướng tăng (Uptrend): đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, đáy mới cao hơn đáy cũ.

Xu hướng khung 4H của XAUUSD là xu hướng tăng với đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, đáy mới cao hơn đáy cũ

Xu hướng giảm (Downtrend): đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ, đáy mới thấp hơn đáy cũ.

Khung 5m của BTCUSDT đang trong xu hướng giảm

Xu hướng đi ngang (Sideway): giá không tạo các đỉnh đáy rõ ràng như 2 trường hợp trên.

Xu hướng đi ngang được thể hiện rất rõ trong biểu đồ của BTC hơn 1 tháng rưỡi vừa qua, giá đi hoàn toàn không có xu hướng tại khung D

Tại sao xu hướng lại quan trọng?

Bản chất của lệnh trade chính là việc anh em chọn phe (phe long hoặc phe short, phe mua hoặc phe bán). Xu hướng tăng có nghĩa là phe long đang chiếm ưu thế, lực mua đang lớn hơn lực bán.

Nếu anh em cố gắng short trong xu hướng tăng, đơn giản là anh em đang cố gắng đi ngược lại phe chiến thắng. Sẽ có đôi lần anh em bắt được đúng đỉnh, đáy của một xu hướng. Và anh em nghĩ rằng có thể làm giàu bằng cách đó. Có lẽ chính lý do này khiến nhiều người thích trade ngược xu hướng.  Tin mình đi, chẳng có phương pháp nào giúp xác định đỉnh và đáy của thị trường cả. Đỉnh chỉ là đỉnh, đáy chỉ là đáy khi giá đã chạy xong một thời gian rất xa. Traders không làm giàu bằng cách xác định đỉnh và đáy. Việc của traders là xác định đúng xu hướng, ăn khúc giữa và tiếp tục chờ đợi. Chỉ cần ăn khúc giữa của các xu hướng trong một thời gian dài thì lợi nhuận đã là rất tốt rồi.

Vì vậy, hãy luôn tuân theo xu hướng khi có thể. Anh em cũng lưu ý: Price Action hoạt động tốt nhất trong thị trường có xu hướng cụ thể tăng hoặc giảm, hạn chế tối đa việc vào lệnh khi thị trường sideway.

Key-level

Đúng như tên gọi, key-level là các vùng giá quan trọng mà chúng ta sẽ quan sát sự phản ứng của giá để đưa ra quyết định.

Khi anh em đã xác định được xu hướng là tăng, anh em sẽ canh Long. Tuy vậy, Long ở đâu để tỉ lệ thắng cao nhất, và Win-rate (Risk:Reward) tốt nhất? Chính là ở các key-level. Key-level cũng có thể hiểu là các vùng hỗ trợ – kháng cự quan trọng.

Cách xác định key-level:

Trong một xu hướng tăng, key-level chính là vùng đáy dẫn tới đỉnh cao nhất trong xu hướng đó, và ngược lại, trong một xu hướng giảm, key-level chính là vùng đỉnh dẫn tới đáy thấp nhất của xu hướng.

Trong xu hướng tăng của XAUUSD khung 4H, vùng L3 chính là key level của xu hướng tăng này

Kết hợp xu hướng và Key-level

Một xu hướng tăng sẽ có dấu hiệu bị phá vỡ khi giá phá key-level và chính thức bị đảo chiều khi tạo ra đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ, đáy mới thấp hơn đáy cũ.

Trong hình, hôm qua (tính theo đời điểm viết bài) BTC có một xu hướng tăng theo khung 15m. Tuy nhiên rạng sáng nay thì giá đã đâm thủng key-level, sau đó tạo ra một xu hướng giảm (nếu mở qua khung 5m sẽ thấy đỉnh và đáy rõ ràng hơn). Như vậy, chúng ta có thể kết luận là khung 15m, xu hướng đã đảo chiều từ tăng sang giảm.

Giá BTC xuyên thủng key-level, do đó mới tiếp tục bị bán tháo

Ngược lại, nếu giá tôn trọng key-level thì sao? Khi đó, xu hướng vẫn là xu hướng tăng, anh em có thể thực hiện lệnh Long (stoploss ngay dưới key-level). Ví dụ như trường hợp này:

Đầu tiên, khung 1H có xu hướng tăng tạo thành với một cây nến tăng rất lớn (big boy). Mình xác định key-level (bỏ râu nến cuối cùng vì râu nến đó chỉ là một râu tạo phá vỡ giả và quét stoploss).

Sau đó, giá hồi về key-level. Anh em có thể thấy có đến 3 cây nến dạng pin-bar rút râu khi giá chạm về vùng key-level, thể hiện sự từ chối giảm tiếp (rejection).

Tiếp theo, giá break lên tạo 1 cây nến tăng. Khi đó, mình vào lệnh Long, stoploss dưới key-level, TP theo R:R khoảng 1:2 và đây là lệnh win.

Giá bảo vệ thành công key-level, tạo tiền đề để bật lại và phục hồi

Như vậy, qua 2 ví dụ trên, mình có thể tóm tắt cách vào lệnh theo xu hướng và key-level như sau:

  1. Xác định xu hướng chính của thị trường.
  2. Xác định key-level
  3. Đợi giá phản ứng với key-level, nếu phá vỡ thì tiếp tục đợi, nếu tôn trọng thì canh vào lệnh theo xu hướng
  4. Đo tỉ lệ R:R, nếu R:R > 1:2 mới vào lệnh.

Tạm kết

Trong bài viết này, mình chỉ giới thiệu cơ bản về Price Action và 02 khái niệm quan trọng trong trường phái giao dịch này cùng một số ví dụ minh họa. 

Sẽ có rất nhiều anh em đọc xong còn nhiều thắc mắc như: Làm sao xác định key-level chính xác? Xu hướng 4h giảm xu hướng 1h tăng thì tôi phải xác định xu hướng vào lệnh như thế nào? Như thế nào là một phản ứng giá tốt để vào lệnh (nến dạng nào)?… 

Tất cả sẽ có trong những bài viết tiếp theo về series Price Action. Anh em đừng quên theo dõi Coin68 và tham gia nhóm 68 Trading để cùng thảo luận nhé!

Poseidon

Xem thêm các bài viết phân tích dự án DeFi tiềm năng khác của tác giả Poseidon:

-06/07/2021
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68