logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Xu hướng xây dựng Bộ công cụ của các Layer-2

-28/06/2023

Với việc các bộ công cụ hỗ trợ phát triển chain Layer-2 riêng biệt ngày một phổ biến, hôm nay chúng ta cùng điểm qua những cái tên đáng chú ý và từ đó so sánh xem các bộ công cụ này có gì khác nhau không nhé!

Xu hướng xây dựng Bộ công cụ của các Layer-2

Trước tiên, chúng ta sẽ dành thời gian cho 2 đại diện của Optimistic RollupsOptimism Arbitrum. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng trong bộ công cụ phát triển chain của mình, 2 mạng lưới này vẫn để ngỏ khả năng tinh chỉnh sang hướng Zero-Knowledge nếu dự án ứng dụng có nhu cầu.

OP Stack của Optimism

Cái tên đầu tiên đã có sản phẩm mẫu và một vài dự án bên thứ ba lựa chọn sử dụng là OP Stack. Về cơ bản, đây là bộ công cụ để hiện thực hoá tầm nhìn "Superchain" - mạng lưới gồm nhiều OP Chain khác nhau, tương tác bằng cách truyền dữ liệu on-chain và phụ thuộc vào Ethereum để đảm bảo tính an toàn xác thực.

Các dự án ứng dụng OP Stack

Các dự án thông báo sẽ ứng dụng bộ công cụ OP Stack gồm:

Bên cạnh đó, một vài dự án khác cũng thông báo hỗ trợ kỹ thuật cho bộ công cụ này. Cụ thể, Celestia cho biết sẽ phát triển lớp dữ liệu Modular DA cho OP Stack.

Một cái tên đáng chú ý khác trên nền OP Mainnet là ví World App (dự án được cha đẻ ChatGPT Sam Altman phát triển) vừa để ngỏ khả năng vận hành một blockchain riêng. Song trong bài blog của mình, dự án không đề cập đến việc có sử dụng OP Stack hay không.

Vấn đề tồn đọng

Trong tài liệu của mình, OP Mainnet cũng đã đề cập một vài vấn đề tồn đọng và cần những cải thiện trong tương lai. Các tồn đọng này gồm:

  • Việc rút tiền từ Layer-2 về Layer-1 phụ thuộc vào một nhóm các Attestor (đơn vị kiểm tra).
  • Các giao dịch cross-chain có thể chậm vì phải chờ đợi quá trình kiểm định được thông qua.
  • Các giao dịch cross-chain phức tạp, cần tính đồng bộ cao (ví dụ như flash loan) sẽ khó thực hiện giữa các chuỗi.
  • Khâu xác thực dữ liệu không thể mở rộng dễ dàng vì Superchain phải đối chiếu và phụ thuộc Layer-1.
  • Chưa có bộ công cụ hỗ trợ các DApp có thể tích hợp trên nhiều Superchain một lúc.
  • Nền tảng ví chưa hỗ trợ cho nhiều mạng lưới Superchain một lúc.

Arbitrum Orbit

Một cái tên khác (cũng có cách tiếp cận Optimistic Rollups) là Arbitrum đã công bố những chi tiết liên quan đến bộ công cụ Arbitrum Orbit.

Sự khác biệt (có thể xem là tạm thời vì rất có thể trong tương lai sẽ có sự thay đổi) giữa OP Stack và Arbitrum Orbit nằm ở số tầng mà 2 hệ sinh thái hướng đến trong tầm nhìn phát triển. Cụ thể, theo chi tiết tài liệu dự án công bố, với OP Chain, có thể ngầm hiểu đây là các chain phát triển song song (hoặc xoay quanh) Optimism hiện tại. Trong khi đó, Arbitrum để ngỏ cả 2 hướng phát triển là Layer-2 và cả Layer-3 (các mạng lưới xây dựng đè lên các Layer-2).

Khác với OP Stack khi Superchain có thể được triển khai tự do (permissionless), các Layer-2 nếu muốn triển khai sẽ phải được Arbitrum DAO thông qua, trong khi các Layer-3 có thể được triển khai một cách tuỳ ý.

Orbit chain có thể tuỳ chỉnh các thông số như bảo mật, governance và đặc biệt đáng chú ý là đồng token để trả phí giao dịch. Chi tiết tuỳ chỉnh về token được chọn làm phí giao dịch là điểm khác nhau tiếp theo, khi OP Stack chưa đề cập cụ thể về thông tin này.

Cập nhật phát triển gần đây

Các dự án chính thức thông báo sẽ sử dụng Orbit:

  • Syndr (Sàn giao dịch phái sinh) thông báo sẽ phát triển Syndr Chain vào cuối 2023
  • Ngoài ra, theo chia sẻ của nhà sáng lập Steven Goldfeder, hiện có 33 Orbit Chain đang được phát triển trên Devnet.

Hiện tại, Arbitrum Orbit vừa sang giai đoạn triển khai Devnet. Dưới đây là những hướng dẫn mà bộ công cụ này gửi đến các dự án trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, cuối năm 2023, Arbitrum dự kiến tích hợp nâng cấp Stylus vào cho bộ công cụ của mình. Đây là nâng cấp giúp các lập trình viên có thể tham gia xây dựng contract bằng cả những ngôn ngữ khác như Rust.

Vấn đề tồn đọng

Vì có mô hình khá tương đồng OP Stack, nên một vài vấn đề đã đề cập ở trên thì mình xin phép tóm gọn gồm: Tốc độ tương tác giữa các Orbit Chain (tính năng InterOps thậm chí vẫn được triển khai), phụ thuộc bảo mật (tương tác dữ liệu) vào Layer-1.

Một vấn đề tiềm tàng khác là về token được sử dụng để trả phí giao dịch, khi chi tiết này có thể sẽ tạo nên những tranh cãi trong cộng đồng.

Dù vậy, có một điểm tích cực đó là Arbitrum Nitro hiện được xem là đã tích hợp Fraud Proofs, do đó tính phụ thuộc vào các Sequencer - Attestor sẽ được giảm xuống phần nào.

Tiếp sau đây, chúng ta sẽ điểm qua những bộ công cụ được các ZK-Rollups phát triển. Vì sự khác biệt trong cách tiếp cận (ví dụ như Validity Proofs - Fraud Proofs) và để tránh nhầm lẫn, mình nghĩ sẽ phù hợp hơn nếu tách nhóm này ra một phần riêng.

ZK Stack của zkSync

Tối 26/06, zkSync Era và Matter Labs công bố những thông tin chi tiết liên quan đến bộ công cụ ZK Stack của mình. ZK Stack cũng sẽ để ngỏ 2 khả năng phát triển cho dự án, cả Layer-2 lẫn Layer-3 nếu đội ngũ muốn triển khai trên nền zkSync hiện tại.

Về khâu kết nối cũng có những nét tương đồng với những giải pháp khác. Cụ thể, quá trình tương tác giữa các chain nhánh sẽ được hỗ trợ với Hyperbridge.

Vấn đề tồn đọng

Ngoài ra, giống với 2 giải pháp trước đó, Hyperchain cũng sẽ bị giới hạn bởi mức độ phi tập trung và quy mô của các Seuqencer vận hành mạng lưới.

Khác với OP Stack và Arbitrum Orbit, khi 2 nền tảng này được cho là gặp vấn đề tương tác và liên kết thanh khoản giữa các chain nhánh, zkSync Era tích hợp một cầu nối tên là zkPorter. Giải pháp này được kì vọng sẽ xử lý vấn đề phân mảnh thanh khoản mà phần lớn các blockchain tầng cao gặp phải.

Starknet Slush

Đại diện tiếp theo là Slush do Starknet phát triển. Đây là cái tên có thể không tương đồng 100% với các đại diện trước đó. Điều này là vì bên cạnh hỗ trợ xây dựng các chain độc lập, Slush sẽ fork bộ công cụ Tendermint, khởi tạo môi trường máy ảo mới, đồng thời kết nối hệ thống máy ảo này với hệ thống của ABCI. Nói một cách nôm na, Slush sẽ hỗ trợ những phần sâu hơn trong hạ tầng so với các giải pháp khác.

Sự khác biệt này, bắt nguồn từ việc StarkNet không đi theo hướng tương thích EVM thuần tuý (và không hỗ trợ mặc định ngôn ngữ Solidity) như những cái tên ở trên, do đó kéo theo những chi tiết kỹ thuật sẽ phải tinh chỉnh sao cho khác đi (đặc biệt là việc phải hỗ trợ phát triển cho ngôn ngữ lập trình Cairo).

Dù vậy, về tầm nhìn phát triển thì Layer-2 và Layer-3 cũng là đích đến sau cuối của bộ công cụ này.

Cập nhật phát triển gần đây

Vì hạ tầng Starknet hiện vẫn chưa hoàn thiện và triển khai Regenesis 100%, do đó có thể coi bộ công cụ Slush này vẫn đang trong giai đoạn sơ khởi. Tích hợp đáng chú ý của Slush đó là việc bộ công cụ này đã mở một nhánh mã nguồn, hỗ trợ phát triển cả Solidiy cho zkSync Era nếu dự án có nhu cầu.

Ngoài ra, lộ trình sắp tới của bộ công cụ này gồm:

  • Xây dựng Tendermint light client hỗ trợ ngôn ngữ Cairo;
  • Triển khai Cairo trên Tendermint và hệ thống ABCI;
  • Gửi các block đến SHARP prover (đây là cơ chế xác thực block được Starknet phát triển dành riêng cho chương trình viết bằng Cairo).

Vào thời điểm bài viết, tài liệu dự án cho biết sẽ tốn khoảng 3 tháng để những cột mốc này hoàn thành và tầm nhìn Layer-3 có thể được triển khai.

Vấn đề tồn đọng

Starknet vẫn chưa hoàn thành 100% việc xây dựng nền tảng Layer-2. Do đó, quá trình sẽ cần thêm thời gian để mạng lưới mở rộng Cairo đến nhiều dự án. Từ đó Layer-3 mới có thể bắt đầu được triển khai.

Tốc độ xử lý giao dịch (TPS) hiện tại của mainnet không quá ấn tượng. Vì vậy, nếu chưa thế tập trung khai thông cho Layer-2, khi triển khai phức tạp nhiều chain nhánh, áp lực cho mainnet sẽ ngày một tăng lên.

Polygon Supernets

Về cơ bản, Polygon Supernets mang những thiết kế hệ thống và mục tiêu sẽ giống với những cái tên nói trên. Điểm khác biệt, đó là nền tảng trung tâm cho bộ công cụ này là Polygon PoS và hiện đã dịch chuyển sang cơ chế zkEVM Validium sau thông báo ngày 20/06.

Điều này có nghĩa, khác với các dạng Rollup nói trên, Validium sẽ hiệu quả hơn về mặt chi phí lẫn tốc độ giao dịch. Nhưng bù lại, đó là độ an toàn, khi dữ liệu xác thực được lưu off-chain, thay vì đưa toàn bộ khâu kiểm tra dữ liệu lên on-chain như các đối trọng nói trên.

Cập nhật phát triển gần đây

Có thể nói ở thời điểm hiện tại, Supernets chưa phải là trọng tâm phát triển của Polygon, khi mà dự án này còn quá nhiều dự án con cần chú tâm như Polygon ZKEVM hay thậm chí là mạng chủ lực PoS hiện tại.

Cập nhật đáng chú ý nhất từ bộ công cụ này có lẽ là việc ông lớn viễn thông của Đức là Telekom sẽ tham gia vận hành validator cho các mạng lưới phát triển Supernets.

Vấn đề tồn đọng

Như đã đề cập ở trên, Validium sẽ mở ra những lo ngại về tính minh bạch và an toàn khi lưu trữ dữ liệu xác thực off-chain.

Vấn đề phân mảnh thanh khoản sẽ cần Polygon đưa ra nhiều giải pháp mới trong tương lai, khi đây là hệ sinh thái phát triển quá nhiều nhánh con và mạng lưới khác nhau.

Tạm kết

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm qua một vài bộ công cụ phát triển chain riêng được các Layer-2 xây dựng ở thời điểm hiện tại. Rõ ràng đây là một xu hướng được nhiều dự án hưởng ứng, tuy nhiên về mặt thực thi, sẽ cần phải rất linh hoạt để tránh tạo thêm những phức tạp không đáng có cho toàn thể hệ sinh thái blockchain.

Coin68 tổng hợp

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!
-28/06/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68