Tổng TVL trong các giao thức DeFi vừa đạt đến con số kỷ lục – 148 tỷ USD. Phải chăng một mùa Altcoin mới đã tới?
TVL là gì?
Tổng giá trị bị khóa (TVL) trong các giao thức DeFi thể hiện số lượng tài sản được giữ trong smart contract của giao thức đó.
Số tài sản trong giao thức càng nhiều, càng thể hiện mức độ tin tưởng của người dùng đối với dự án.
Dù không phải là thước đo hoàn hảo, TVL vẫn là chỉ số quan trọng nhất thể hiện mức độ tăng trưởng của giao thức DeFi, thể hiện dòng tiền của người dùng và dự án đang ở đâu.
TVL DeFi áp sát mức đỉnh mới
Theo dữ liệu mới nhất từ Messari, tổng TVL trong các giao thức DeFi hiện tại đã đạt đến 148 tỷ USD. Con số này không ngừng tăng trưởng, và ATH mới sẽ nhanh chóng được lập ra.
Trong các hệ sinh thái DeFi được tính đến, Ethereum, BSC, Polygon, Terra và Solana là những hệ sinh thái có TVL chiếm tỷ trọng cao nhất.
Tiếp theo, chúng ta cùng phân tích cụ thể vào từng hệ sinh thái này nhé!
Tổng quan TVL theo từng hệ sinh thái
1. Hệ Ethereum: 116 tỷ USD
Là hệ sinh thái DeFi lâu đời nhất, là nền tảng khởi nguồn smart contract, dĩ nhiên Ethereum vẫn đang chiếm số lượng tài sản bị khóa cao nhất. Với 116 tỷ USD, tương đương hơn 78% thị phần TVL, hệ sinh thái Ethereum chiếm giữ ngôi vị độc tôn trong thế giới DeFi.
Trong hệ sinh thái Ethereum, Curve (CRV), Yearn Finance (YFI), AAVE, MakerDAO (MKR) hay Uniswap (UNI), SushiSwap (SUSHI) vẫn là những giao thức có dòng tài sản “khủng” nhất. Đây hầu hết là những cái tên quen thuộc đối với cộng đồng người dùng DeFi.
Đặc biệt, nếu xem xét kỹ hơn, TVL của Curve và AAVE vừa đạt ATH mới – cho thấy dòng tài sản đổ vào 2 giao thức này đạt đỉnh điểm chưa từng có.
Bên cạnh đó, cuộc chiến trở thành sàn DEX lớn nhất giữa Uniwap và SushiSwap vẫn chưa đi đến hồi kết. Dù “sinh sau đẻ muộn”, dù có lúc TVL giảm 50%, SushiSwap vẫn rất đáng để kỳ vọng. Trong khi, Optimistic và Uniswap đang có “drama” nảy lửa thì hacker đã giúp SushiSwap tiết kiệm 350 triệu USD. Nền tảng mở bán IDO MISO cũng là nhân tố thu hút sự chú ý của cộng đồng vào SUSHI.
2. Hệ Binance Smart Chain (BSC): 20 tỷ USD
Mặc dù vẫn chiếm thị phần TVL lớn thứ 2 chỉ sau Ethereum nhưng hệ BSC đã có dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng.
Sau một loạt các vụ hack trên BSC, cùng sự trỗi dậy của hệ Polygon (MATIC), dòng tiền đổ vào BSC bắt đầu giảm dần.
Từ hình trên có thể thấy, PancakeSwap (CAKE) hay Venus (XVS) vẫn chiếm giữ lượng tài sản lớn nhất trong hệ BSC. Tuy nhiên, có thể thấy rõ những dự án DeFi nổi bật trên BSC vẫn khá khiêm tốn hơn so với “người anh” Ethereum.
3. Hệ Polygon: 6 tỷ USD
Là đại diện tiêu biểu nhất của các giải pháp Layer 2, Polygon nhận được sự chú ý cực lớn cũng là điều dễ hiểu. Như đã giải thích ở trên, TVL trong Polygon tăng 1.102%, trong khi BSC giảm đến 50% trong tháng 5 – dẫn đến sự tăng trưởng lớn cho hệ sinh thái này.
Một phần sự bùng nổ của Polygon cũng đến từ việc Coinbase và Binance tích hợp ví Polygon – giúp người dùng giao dịch, tương tác với MATIC dễ dàng hơn.
4. Hệ Terra: 5 tỷ USD
Tổng giá trị bị khóa trong các giao thức DeFi của Terra đã đạt đỉnh ở 5 tỷ USD. Giá LUNA “đột phá” 165% trong tuần trước cũng mang đến bất ngờ lớn trong cộng đồng người dùng DeFi.
5. Hệ Solana: 2 tỷ USD
Nhờ giá (SOL) lập ATH mới – hệ sinh thái Solana bùng nổ kéo theo TVL của các giao thức trên Solana. SOL đang rất hype trong cộng đồng crypto khi nhiều người dự án Solana Summer đã tới.
Tuy nhiên trong bài viết Có phải Solana (SOL) đang khoác chiếc áo quá lớn?, tác giả đã nhận định hệ Solana chưa thực sự xứng với sự chú ý đang có, vì dòng tiền và dự án chỉ như “sơ khai” nếu so với các hệ DeFi khác. Việc TVL của Solana chỉ chiếm 1,3% trong tổng TVL (2 tỷ USD trong tổng 148 tỷ USD), xếp hàng thứ 5 trong danh sách này cũng cho thấy vị trí thực sự của Solana.
6. Hệ Fantom: 400 triệu USD
Hệ sinh thái Fantom chiếm giữ 400 triệu USD TVL. Dữ liệu dưới đây cho thấy, gần một nửa TVL của Fantom đến từ Curve – là giao thức vốn có của Ethereum mở rộng sang Fantom.
Từ đó có thể thấy, hệ Fantom vẫn chưa có một giao thức DeFi chính chủ hàng đầu, đủ sức “đọ” lại với các giao thức của hệ khác.
Dĩ nhiên, nhìn từ hướng tích cực hơn, Fantom là mảnh đất màu mỡ còn nhiều tiềm năng đối với các dự án, đội ngũ DeFi. Nếu xây dựng được một dự án “đinh” trên Fantom, dòng tiền lớn sẽ đổ vào rất nhiều.
7. Hệ Avalanche: 230 triệu USD
Cũng như Fantom, hệ Avalanche vẫn còn nhiều tiềm năng cho các dự án muốn tìm một nền tảng mới, không phải cạnh tranh gắt gao với những “tay chơi sừng sỏ”.
Sau khi công bố Roadmap 2021, AVAX chính thức là cái tên thứ 9 Tether đặt niềm tin phát hành USDT. Việc stablecoin có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới xuất hiện trên Avalanche đã giúp dòng tiền dễ dàng đổ về hệ sinh thái này hơn nữa.
Bên cạnh đó, Avalanche ra mắt kế hoạch thu hút DeFi trị giá 180 triệu USD với AAVE và Curve – 2 giao thức hàng đầu trên Ethereum sẽ giúp TVL của Avalanche bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới.
Jane
Có thể bạn quan tâm: