logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Có phải Solana (SOL) đang khoác chiếc áo quá lớn?

-30/07/2021

Solana được xem là một trong những dự án nổi bật nhất trong 2 năm trở lại đây. Với những lợi thế của mình, Solana đã trở thành đối thủ đáng gờm với các blockchain nền tảng cả cũ lẫn mới. Tuy nhiên, Solana có thực sự “danh xứng với thực”, đã làm được những gì so với nguồn lực dồi dào của mình?

Đứng trên vai những người khổng lồ

Nguồn tài chính vững mạnh

Solana Labs bắt đầu gây quỹ vào quý 2/2018. Từ tháng 4/2018 đến tháng 7/2019, đội ngũ đã huy động được hơn 20 triệu USD từ các đợt Private Sale khác nhau.

Solana ra mắt trên Mainnet Beta vào tháng 3/2020, ngay sau khi huy động được 1,76 triệu USD trong một cuộc đấu giá công khai (Auction public sale) trên CoinList. Đây được xem là thành quả đáng kinh ngạc, khi mà tháng 3/2020 vẫn còn là giai đoạn “mùa đông crypto” ảm đạm.

solana-9
Solana là một trong những dự án có ROI tốt trên Coinlist. Nguồn: Kyros Ventures

Cụ thể, nguồn tiền mà Solana thu được qua các vòng gọi vốn là:

  • Seed Round: 3,17 triệu USD
  • Founding Sale: 12,63 triệu USD
  • Validator Sale: 5,7 triệu USD
  • Strategic Sale: 2,29 triệu USD
  • Đấu giá trên CoinList: 1,76 triệu USD

Dàn backer khủng

Ngoài nguồn tài chính dồi dào, không thể kể đến “thế lực chống lưng” cho Solana toàn những “tai to mặt lớn” trong lĩnh vực tiền mã hóa.

Ngoài đội hình “toàn sao” là những nhân sự chất lượng cao, từng làm ở những công ty công nghệ lớn như Qualcomm, Intel và Dropbox, Solana còn nhận được sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư cá nhân, quỹ VC lớn hiện nay như:

Cá nhân

  • Lyndon Rive – Đồng sáng lập và CEO SolarCity
  • Kenvin Rose – Nhà đầu tư công nghệ và chuỗi các dự án khởi nghiệp

Tổ chức

  • Passport Capital
  • Multicoin Capital
  • Reciprocal Ventures
  • Blockchange Ventures
  • NEO Global Capital
  • Block Tower Capital
  • Foundation Capital
  • Slows Ventures
  • Distributed Global

Nhà đầu tư dự án

Đặc biệt, mối quan hệ thân thiết giữa FTX và Solana đã được đề cập trong bài Kyros Kompass #1: FTX và Solana – Bộ đôi “Batman và Robin” mới của thế giới crypto.

Tổng quan về các dự án nổi bật trong hệ sinh thái FTX x Solana. Nguồn: Kyros Ventures

Như có thể thấy ở hình trên, không khó nhận ra mối quan hệ “khăng khít” giữa Solana và sàn giao dịch phái sinh hàng đầu thế giới FTX. Nhiều dự án thuộc hệ sinh thái Solana đều có FTX hay Alameda Research (VC đằng sau FTX) “nhúng tay”.

Và ở chiều ngược lại, các dự án nổi bật thuộc hệ Solana cũng gần như “chắc suất” niêm yết trên sàn FTX.

solana-10
Các dự án IEO trên FTX hầu hết đều thuộc “Hệ Solana”. Nguồn: Kyros Ventures

Cấu trúc blockchain khác biệt

Dù có tài chính mạnh và backer khủng đến đâu, mà không có điểm nào nổi bật trong công nghệ nền tảng thì cũng khó lòng sóng sót giữa mùa đông crypto ảm đạm 2018 – 2020. Từ đó có thể thấy, Solana trở thành điểm sáng nhất trong năm 2020 của thị trường tiền mã hóa là nhờ những bước tiến mới trong việc phát triển công nghệ.

Như bài viết DeFi 101 – Tất tần tật về hệ sinh thái Tài chính Phi tập trung đã giải thích, cấu trúc của Solana và Ethereum – blockchain tiên phong trong việc xây dựng smart contract và Dapp – có nhiều điểm khác nhau.

defi-101-3
Hệ sinh thái DeFi xây dựng trên Solana và Ethereum

Về cơ bản, cấu trúc của Ethereum gồm:

  1. Lớp thứ 1 (Layer 1) – Lớp cơ sở
  2. Hệ thống node
  3. Lớp thứ 2 (Layer 2) – Giải pháp mở rộng
  4. Bộ công cụ

Trong khi với Solana thì:

  1. Lớp cơ sở
  2. Sổ lệnh
  3. Bộ công cụ

Ngoài ra, Ethereum sử dụng ngôn ngữ lập trình là Solidity, trong khi Solana sử dụng Rust.

Không bàn đến việc cấu trúc mới này có giúp Solana giải quyết được những vấn đề tồn động mà Ethereum mắc phải hay không. Nhưng việc Solana xây dựng cấu trúc mới, sử dụng ngôn ngữ lập trình mới – khác hoàn toàn so với Ethereum đã quá “quen thuộc” với nhiều dự án – đã thu hút được rất nhiều sự tò mò chú ý từ cộng đồng tiền mã hóa.

Ưu điểm phí rẻ, tốc độ nhanh

Và thực tế, cấu trúc mới này đã giúp Solana có lợi thế hơn Ethereum về phí giao dịch và tốc độ xử lý. Trong khi Ethereum nhiều năm “vật lộn” với vấn đề mở rộng, người dùng “than trời” vì phí giao dịch Ethereum “đắt xắt ra miếng” thì với Solana – ít nhất là ở thời điểm hiện tại – những vấn đề đó không hề tồn tại!

solana-3
So sánh các thông số nền tảng giữa các blockchain nổi bật hiện nay. Nguồn: Coin98 Analytics

Như có thể thấy ở bảng trên, ưu điểm lớn nhất của Solana là phí giao dịch rẻ – 0,00001 USD so với 0,01 USD của Binance Smart Chain hay 4 USD với Ethereum.

Tốc độ xử lý giao dịch, thể hiện bằng tổng số giao dịch trên giây (TPS), của Solana cũng vô cùng ấn tượng với 50.000 giao dịch được xử lý. Trong khi đó, BSC xử lý 100 giao dịch/giây. Còn Ethereum thì… 5 giao dịch/giây.

Với tất cả những ưu điểm và lợi thế kể trên, Solana trở thành cái tên sáng chói trong thị trường tiền mã hóa là điều dễ hiểu. Đến 2021, Solana đã trở thành “thế lực đáng gờm” đối với các blockchain mới nổi, cạnh tranh ngang hàng với các hệ sinh thái Ethereum, BSC, Polkadot,… Cái mác “xây dựng trên Solana” giúp nhiều dự án non trẻ nhận được sự chú ý tương tự như “xây dựng trên Polkadot”.

Tuy nhiên, chúng ta thường hay nói:

“Đừng nghe những gì dự án nói, hãy nhìn những gì dự án làm.”

Nhìn vào những gì Solana đang làm được ở hiện tại, có chăng Solana đang khoác chiếc áo danh tiếng qua lớn so với giá trị thực của mình?

Chiếc áo quá lớn

Hệ sinh thái Solana: Nhiều nhưng có chất?

Đầu tiên, hãy cùng nghía qua tổng quan hệ sinh thái của Solana hiện nay đã có những gì nhé!

solana-eco
Hệ sinh thái Solana. Nguồn: Solanians

Nhiều đấy chứ! Nếu so với hệ Ethereum cũng “một chín một mười” rồi!

eth-eco
Hệ sinh thái Ethereum. Nguồn: Coin98 Analytics

solana-6
Dự án trên Solana cũng đa dạng không kém Ethereum. Nguồn: Coin98 Analytics

Có thể nói Solana đang là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất hiện nay. So với các hệ sinh thái khác – điển hình là Cardano như trong bài 1 năm rồi, liệu Cardano (ADA) đã “bùng nổ” như tuyên bố của Charles Hoskinson? đã phân tích – thì Solana đa dạng và đầy đủ hơn hẳn.

cardano-eco
Hệ sinh thái Cardano. Nguồn: Coin98 Analytics

Tuy vậy, là người dùng trong lĩnh vực tiền mã hóa, bạn có thể kể tên những dự án Solana bạn biết đến không?

Nếu Ethereum có Uniswap hay SushiSwap dẫn đầu lĩnh vực DeFi, BSC có PancakeSwap thì Solana bạn nhớ đến những dự án nào?

Hàng loạt cái tên DeFi nổi bật hiện nay như AAVE, Compound, MakerDAO, Curve,… đều xuất thân từ Ethereum.

Ok, có thể bạn đang nói so sánh thế này thì quá phiến diện! Ethereum dẫn đầu trong mảng DeFi không phải ngày một ngày hai, đem dự án mới như Solana so với “lão làng” như Ethereum thì quá khập khiễng!

Vậy thì, chúng ta tiếp đến so sánh TVL – số liệu on-chain cho thấy mức độ sử dụng rõ ràng nhất của một dự án.

TVL: Solana đang ở đâu?

Dưới đây là thống kê số liệu TVL của các blockchain hiện nay.

solana-8
TVL của các blockchain hiện nay. Nguồn: Coin98 Analytics

Theo số liệu từ DefiLlama, blockchain Ethereum vẫn dẫn đầu với lượng TVL khủng lên đến 92,42 tỷ USD. Theo sau đó lần lượt là các hệ BSC với 19,1 tỷ USD, Polygon, Terra, HECO. Còn TVL của hệ Solana xếp đến hàng thứ 6 với con số khiêm tốn gần 648 triệu USD. Hay trực quan hơn, TVL của Ethereum gấp 142 lần so với Solana. Còn TVL của BSC cũng gấp 29 lần SOL.

Để hiểu lý do tại sao hệ Solana chỉ có số TVL khiêm tốn như vậy, hãy cùng điểm qua top 25 dự án DeFi có TVL cao nhất hiện nay.

kyros-tvl
Những dự án DeFi có TVL cao nhất hiện nay. Nguồn: Kyros Ventures

Từ hình trên có thể thấy, các dự án TVL hàng đầu hiện nay như AAVE, MakerDAO, Compound, Curve hay Uniswap, SushiSwap đều thuộc hệ Ethereum. Tiếp đó là hệ Polygon, hay PancakeSwap, Venus thuộc hệ BSC. Trong top 25 kể trên, chỉ có duy nhất 1 dự án thuộc hệ Solana là Raydium chiếm giữ 800 triệu USD TVL.

Từ những phân tích trên có thể thấy:

Dù hệ sinh thái Solana hiện nay vô cùng đa dạng, nhưng chỉ là chiếc vỏ bề ngoài. Còn bên trong thực chất chưa có dự án nào đủ sức cạnh tranh với các dự án nổi bật của hệ khác. TVL là minh chứng rõ ràng nhất dòng tiền đang ở đâu.

AMM vs. AMM: AMM Solana “ngon” đến cỡ nào?

Nếu để chọn ra dự án tiêu biểu nhất cho một hệ sinh thái DeFi thì đó chắc chắn là AMM. Như anh Vũ Trần – Admin cộng đồng Mì Gói Crypto – đã chia sẻ trong Crypto Lighthouse #5: “Trò chơi Vương quyền” giữa các Hệ sinh thái rằng:

“AMM như cái chợ trong 1 hệ sinh thái. Muốn biết hệ sinh thái đó phát triển tới đâu phải xem cái chợ phát triển thế nào rồi, to hay nhỏ, chức năng đến đâu,…”

Với Solana, AMM “hàng tuyển” chính là Raydium (RAY). Nói một cách ngắn gọn thì Raydium chính là Uniswap hay SushiSwap trên Solana vậy.

Và dưới đây là kết quả so sánh AMM giữa các hệ Solana, Ethereum, BSC:

solana-5
So sánh AMM giữa các hệ Solana, Ethereum, BSC. Nguồn: Solanians

Từ bảng so sánh trên, có thể thấy Raydium chỉ có mỗi một lợi thế là phí giao dịch rẻ. Còn TVL – dòng tiền của người dùng, dự án đổ vào AMM – hay khối lượng giao dịch đều chỉ như “muối bỏ bể” khi so với AMM của Ethereum hay BSC.

Tạm kết

Không thể phủ nhận điểm nổi bật nhất của Solana là phí rẻtốc độ nhanh. Chỉ 2 yếu tố này thôi đã có thể “ăn đứt” các blockchain gặp vấn đề mở rộng hiện nay.

Tuy vậy, những gì Solana đã và đang làm được dường như còn quá nhỏ bé so với lợi thế “đứng trên vai người khổng lồ” của mình. Nguồn vốn dồi dào để làm gì? Có chống lưng tốt để làm gì? Khi mà những gì hệ sinh thái Solana làm được vẫn chưa có gì nổi bật.

Solana tiềm năng. Đúng vậy! Nhưng những lời khen có cánh như hiện tại vẫn còn quá sớm…

Jane

Có thể bạn quan tâm:

-30/07/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68