Smilee Finance là nền tảng phái sinh sử dụng Impermanent Loss (tổn thất tạm thời) để “options hoá” thành các sản phẩm có thể tạo ra lợi nhuận. Smilee Finance tạo ra các Decentralized Volatility Product (DVP) với nhiều chiến lược kiếm lợi nhuận khác nhau để biến rủi ro của Impermanent Loss thành “nụ cười” cho LP. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Smilee Finance thông qua bài viết dưới đây nhé!
Smilee Finance là gì? Dự án biến rủi ro của Impermanent Loss thành “nụ cười”
Smilee Finance là gì?
Smilee Finance là nền tảng phái sinh sử dụng Impermanent Loss (tổn thất tạm thời) để “options hoá” thành các sản phẩm có thể tạo ra lợi nhuận. Smilee Finance lấy cảm hứng từ các sản phẩm dựa trên sự biến động của tài sản trong thị trường tài chính truyền thống để tạo ra các Decentralized Volatility Product (DVP) với nhiều chiến lược kiếm lợi nhuận khác nhau.
Smilee Finance là gì?
Smilee Finance sử dụng các chiến lược khác nhau trong các vault của DVP để biến rủi ro của Impermanent Loss thành nụ cười cho LP cung cấp thanh khoản. Điều quan trọng là Smilee Finance luôn đảm bảo tính thanh khoản trong mỗi vault và chi trả đầy đủ cho tất cả các khoản thanh toán liên quan đến DVP để tăng tính ổn định của nền tảng.
Smilee Finance giải quyết vấn đề gì?
Khi cung cấp thanh khoản thông qua AMM DEX như Uniswap, một lượng token vị thế của LP bị mất do biến động từ tỷ lệ của các loại tài sản và nó được gọi là Impermanent Loss. Trường hợp Impermanent Loss xảy ra trong các pool thanh khoản mà có tỷ lệ tiêu chuẩn cho việc cung cấp thanh khoản, ví dụ: 50/50 ETH/USDC. Khi người dùng gửi 1 token và rút ra 1 token khác, tỷ lệ tài sản trong pool sẽ tự nhiên lệch khỏi tỷ lệ 50/50 nếu có nhiều giao dịch.
Hãy nhìn việc cung cấp thanh khoản giống như việc bán 1 options. Như đã mô tả ở trên với Impermanent Loss, cách để LP kiếm được lợi nhuận là với vị thế của họ phải có mức độ biến động thấp. Theo thuật ngữ Option, việc LP tạo vị thế thanh khoản là đang thực hiện một vị thế Short Gamma (biến động ngắn). Họ chấp nhận rủi ro này với hy vọng rằng phí giao dịch sẽ đủ để bù đắp theo thời gian và có nghĩa là một vị thế Long Theta.
Sự kết hợp giữa Short Gamma và Long Theta tạo ra sự hoàn trả của LP cho các option. Vậy ai sẽ là người mua những options này? Smilee Finance đã giải quyết vấn đề này bằng việc phân tách khoảng Impermanent Loss thành các option và sắp xếp chúng lại để thu hút người dùng tạo nên các khoản hoàn trả cho sự biến động gọi là Decentralized Volatility Product (DVP).
Sản phẩm của Smilee Finance
Về cơ bản, Smilee Finance đang xây dựng 1 nguyên tắc biến động dành riêng từ các sản phẩm được gọi là Decentralized Volatility Product (DVP). Cấu trúc của DVP bao gồm:
-
Loại rủi ro biến động: biến động dài và biến động ngắn.
-
Một cặp token: ETH/USDT, ETH/USDC,...
-
Công thức hoàn trả xác định chính xác chiến lược đằng sau các DVP.
-
Thời gian hoàn trả.
-
Thời gian đấu giá.
Các DVP này là các vault dựa trên nhiều chiến lược đầu tư khác nhau và có 2 loại chính là:
-
Short Volatility DVP (Sản phẩm biến động ngắn hạn): Đây là sản phẩm dành cho người sẵn sàng lấy Impermanent Loss hoặc 1 phần của nó để đổi lấy phí Premium (phí bảo hiểm). Nếu người dùng đang trong vault của Short Volatility DVP thì họ sẽ kiếm được lợi nhuận với điều kiện thị trường ổn định.
-
Long Volatility DVP (Sản phẩm biến động dài hạn): Đây là sản phẩm dành cho người trả phí Premium để “kiếm” được Impermanent Loss hoặc 1 phần của nó. Nếu người dùng đang trong vault của Short Volatility DVP thì họ sẽ kiếm được lợi nhuận bất kể điều kiện thị trường như thế nào.
Liquidity to Volatility engine (Động cơ chuyển đổi thanh khoản thành biến động) là nơi mà các Short Volatility DVP và Long Volatility DVP hoạt động nhằm chuyển hoá Impermanent Loss thành các khoản hoàn trả. Điều này đạt được sự cân bằng khi mức lợi nhuận mà 1 DVP kiếm được được trả bởi một DVP khác trong mọi tình huống thị trường có thể xảy ra.
Mô hình hoạt động của các DVP
Ngoài ra, Smilee Finance đảm bảo rằng mức hoàn trả tổng thể của các Short Volatility DVP bằng mức hoàn trả vị thế LP token trên AMM DEX. Đối với mức hoàn trả tổng thể của các Long Volatility DVP thì bằng Impermanent Gain - ngược lại của Impermanent Loss. Từ đây, Smilee Finance chỉ cần đảm bảo rằng tính thanh khoản đầy đủ mỗi vault thì tất cả các khoản thanh toán DVP đều được chi trả đầy đủ.
Kiến trúc của Smilee linh hoạt đến mức cho phép người dùng tạo các DVP có thể tùy chỉnh cho các trường hợp sử dụng nâng cao từ giao thức, DAO hay tổ chức (MM, quỹ phòng hộ,…). Điều này đưa khái niệm “money lego” lên 1 tầm cao mới. Một số DVP được tạo ra dựa trên sự biến động như:
-
Options (calls, puts,...).
-
Impermanent Gain (đối lập với Impermanent Loss).
-
Certificates và Structured Products.
-
Variance swap.
-
Insurance (Impermanent Loss, Depeg protection,…).
Những DVP có thể được tạo ra thông qua Smilee Finance
Real Yield
Real Yield là sản phẩm nhắm tới nhu cầu của LP khi họ không được bù đắp rủi ro khi cung cấp thanh khoản trên AMM DEX như Uniswap. Smilee Finance sử dụng Impermanent Loss để tạo ra sản phẩm mới nhằm tăng tiện ích và giá trị tổng thể của việc cung cấp thanh khoản mà không gây thêm rủi ro. Hiểu đơn giản là Smilee Finance sẽ phân bổ vốn hiệu quả hơn đồng thời tích lũy lợi nhuận cao hơn và dễ dự đoán hơn cho LP.
Mỗi Real Yield Vault sẽ có cấu trúc như sau:
-
Một cặp token: ETH/USDT, ETH/USDC,...
-
APY
-
Chiến lược kiếm lợi nhuận (Real Yield, Delta Neutral,...).
-
Thời gian hoàn trả.
-
Thời gian đấu giá.
Trong thời gian đấu giá, LP gửi thanh khoản vào vault dưới dạng 1 hoặc cả 2 token. Đồng thời, người dùng gửi tiền vào Impermanent Gain vault sẽ trả phí premium bằng USDC . Khi đáo hạn, toàn bộ phí premium đã trả trừ đi Impermanent Loss sẽ được chuyển tới LP dưới dạng APY. Ban đầu, APY của vaults sẽ đến từ tổng phí premium người dùng trả Impermanent Gain Vault nhưng tương lai APY sẽ được tính từ tổng phí premium của các Long Volatility DVP.
Real Yield Vault dự kiến sẽ có các chiến lược sau:
-
Yield Boost Vault: Đây là nơi người dùng có thể gửi trực tiếp LP token để kiếm lợi nhuận từ APY và phí premium. Điều này mở rộng khả năng kết hợp giao thức và đảm bảo chiến lược luôn hoạt động tốt hơn khi cung cấp thanh khoản trên DEX.
-
Delta-neutral Vault: Đây là nơi người dùng có thể cung cấp thanh khoản mà không cần tiếp xúc trực tiếp với thị trường.
-
IL-capped Vault: Đây là nơi Impermanent Loss được giới hạn ở mức tối đa để giảm thiểu mức độ rủi ro trong các tình huống xấu của thị trường.
Impermanent Gain
Impermanent Gain là sự đối lập với Impermanent Loss và cũng là 1 chiến lược để người dùng giao dịch khi thị trường biến động. Người dùng có thể sử dụng Impermanent Gain cho các phạm vi khác nhau như:
-
Mở vị thế trước một sự kiện ảnh hưởng thị trường chẳng hạn như cuộc họp tăng, giảm lãi suất của Fed, Bitcoin Halving,...
-
Phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư
-
Mua bảo hiểm cho stablecoin depeg hoặc các tình huống xấu hơn
-
Giao dịch Arbitrage (chênh lệch giá) để kiếm lợi nhuận.
-
DAO và MM phòng ngừa rủi ro khi cung cấp thanh khoản cho DEX bằng token của riêng họ hoặc token mà họ hỗ trợ.
Mỗi Impermanent Gain Vault sẽ có cấu trúc như sau:
-
Một cặp token: ETH/USDT, ETH/USDC,...
-
Phí premium bằng USDC.
-
Chiến lược kiếm lợi nhuận (upside only, downside only,...).
-
Thời gian hoàn trả.
-
Thời gian đấu giá.
Trong giai đoạn đấu giá, người dùng tham gia vào Impermanent Gain Vault bằng cách trả phí premium bằng USDC và phí này dùng để trả cho APY của Real Yield Vault. Ngoài ra, phí premium cũng dùng để xác định mức đòn bẩy người dùng có thể sử dụng lên đến x500 bằng APY:
Mặc dù đòn bẩy lớn nhưng sẽ không có thanh lý điều này có thể xảy ra bởi vì IL cho dù lớn cỡ nào thì các LPs sẽ không bao giờ có thể mất nhiều hơn số tiền đã ký gửi. Do đó, người mua Impermanent Gain sẽ không gặp phải bất kỳ rủi ro thanh lý nào bất kể đòn bẩy của Impermanent Gain Vault là rất lớn.
Khi người dùng mua 1 Impermanent Gain DVP không có nghĩa là họ bị buộc phải giữ vị thế đó cho đến khi đáo hạn. Nếu người dùng muốn đóng vị thế của mình sớm hơn thì khoản hoàn trả của họ sẽ là Impermanent Gain tính đến thời điểm đó nhưng toàn bộ phí premium đã trả sẽ bị mất.
Impermanent Gain Vault dự kiến có 2 chiến lược là:
-
Upside only: Chỉ đặt cược khi thị trường tăng với đòn bẩy lên đến x1000.
-
Downside only: Chỉ đặt cược vào thị trường giảm với đòn bẩy x1000.
Thông tin cơ bản về token
Hiện tại, Smilee Finance chưa có thông tin cụ thể về việc ra mắt token. Coin68 sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.
Lộ trình phát triển
Hiện tại, Smilee Finance chưa công bố những thông tin về lộ trình phát triển của họ. Coin68 sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.
Đội ngũ phát triển
Hiện tại, Smilee Finance chưa công bố thông tin những thành viên trong đội ngũ phát triển của họ. Tuy nhiên, X (trước đây là Twitter) của Smilee Finance đang theo dõi một số tài khoản được xem là đội ngũ phát triển của dự án.
Những tài khoản được cho là đội ngũ phát triển của Smilee Finance
Nhà đầu tư
Smilee Finance đã huy động thành công 2 triệu USD tại vòng Seed round với sự tham gia của các quỹ đầu tư như Dialectic Capital, Synergis Capital, Concave Ventures,...
Những nhà đầu tư của Smilee Finance
Đối tác
Smilee Finance đang hợp tác với 1 số dự án trên Arbitrum như Y2K Finance, LEXER Markets, New Order,...
Tổng kết
Smilee Finance là nền tảng giao dịch phái sinh sử dụng Impermanent Loss (tổn thất tạm thời) để “options hoá” thành các sản phẩm có thể tạo ra lợi nhuận. Mặc dù ý tưởng và cách thực hiện có thể nói là tốt nhưng có những rủi ro đi kèm khi giao dịch option. Limitless cũng đang trong giai đoạn xây dựng sản phẩm và chúng ta cần chờ đến khi dự án chính thức ra mắt để đánh giá được tính khả thi khi giải quyết vấn đề Impermanent Loss cho LP.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Smilee Finance để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!