logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Mantle Network (MNT) là gì? Tìm hiểu về blockchain Layer 2 được phát triển lên từ dự án BitDAO

-16/12/2024

Với sự phát triển mạnh mẽ của Ethereum cũng như Ethereum Virtual Machine (EVM) thì việc các Layer 2 buộc phải chuyển mình để thích nghi với những yêu cầu của cuộc chơi là điều không thể tránh khỏi. Và Mantle Network cũng không phải là ngoại lệ với những sự thay đổi thích nghi vô cùng phù hợp với thị trường. Vậy Mantle Network là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Mantle Network (MNT) là gì? Tìm hiểu về blockchain Layer 2 được phát triển lên từ dự án BitDAO

Mantle Network là gì?

Mantle Network (tiền thân là BitDAO) là một blockchain Layer 2 được thiết kế với khả năng tương thích mạnh mẽ với Ethereum Virtual Machine (EVM). Điều này có nghĩa rằng tất cả các smart contract và công cụ chạy trên Ethereum đều có thể hoạt động trên Mantle Network, nhưng vẫn cần một số tinh chỉnh nhỏ. Để hiện thực hóa điều này, Mantle Network sẽ kết hợp rollup với những DA (data availability) nhằm mang đến cho thị trường giải pháp rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo kế thừa tính bảo mật của Ethereum.


Mantle Network

Với kiến trúc modular của mình, Mantle Network kết hợp cả một công nghệ Optimistic Rollups cùng với một loạt các giải pháp sáng tạo khác để cung cấp dữ liệu một cách rẻ hơn và dễ dàng tiếp cận hơn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và làm cho việc sử dụng dữ liệu trở nên dễ dàng hơn, đồng thời vẫn giữ được tính bảo mật mạnh mẽ của Ethereum.

Tuy nhiên, Mantle Network không chỉ dừng lại ở đó. Thiết kế giao thức được xây dựng với mục tiêu đem lại trải nghiệm dễ dàng và ít tốn kém hơn cho người dùng, một môi trường lập trình đơn giản và linh hoạt hơn cho các nhà phát triển, cũng như một bộ cơ sở hạ tầng toàn diện để đón xu hướng tiếp theo thị trường.

Tính năng của Mantle Network

- Built as a Rollups: Mantle Network đã được thiết kế như một Rollups, sử dụng validator và mô hình đồng thuật của Ethereum. Điều này giúp giảm đáng kể các khoản phí gas, giảm độ trễ và tăng khả năng xử lý. Người dùng cũng có thể điều chỉnh yêu cầu xác nhận giao dịch để có thời gian xác nhận gần với thời gian thực mà vẫn đảm bảo tính bảo mật tối thiểu.

- Modular architecture: Dự án không giống như các monolithic blockchain truyền thống khác, nơi tất cả các chức năng như thực hiện giao dịch, đồng thuận, giải quyết và lưu trữ đều được thực hiện tại cùng một tầng mạng. Thay vào đó, Mantle đã phân tách các chức năng này thành các module riêng lẻ, tạo thành một modular blockchain. Điều này đảm bảo tính linh hoạt và tiện lợi cho hệ thống.

- Secured by Ethereum: Các hoạt động trên Mantle Network được xác minh bởi các validator của Ethereum, trải qua cùng quy trình đồng thuận và giải quyết như các giao dịch Layer 1.

- Modular data availability: Mantle Network cung cấp các module DA độc lập, chẳng hạn như Mantle DA được năng lượng bởi công nghệ EigenDA của EigenLayer. Các đánh giá nội bộ đã chỉ ra rằng điều này có thể dịch thành tiết kiệm chi phí lên đến hơn 90% so với các Layer 1 truyền thống. Điều này đem lại lợi ích lớn về mặt chi phí cho người dùng.

Mô hình của Mantle Network


Mô hình hoạt động của Mantle Network

Biểu đồ thể hiện cách các module khác nhau khi thực hiện giao dịch trên Mantle v2 Tectonic. Điều này cho thấy quá trình giao tiếp với Mantle Data Availability (DA), được hỗ trợ bởi EigenDA, để lưu trữ dữ liệu trên Rollups và sau đó đưa dữ liệu trạng thái cập nhật lên Ethereum Layer 1 theo quy trình như sau:

- Người dùng gửi các giao dịch đã ký thông qua các node RPC.

- Sequencers sẽ nhận các giao dịch và đóng gói chúng vào các block. Op-batcher lấy dữ liệu từ sequencers, mã hóa và nén nó, sau đó gửi đến module DA và gửi thông tin về tính hợp lệ của dữ liệu được gửi đến hợp đồng Layer 1.

- Tương tự, op-proposer lấy trạng thái gốc của các block đã đóng gói từ bộ sequencers và gửi đến hợp đồng L2OutputOracle tương ứng trên Layer 1.

- Dữ liệu giao dịch Rollup sẽ được lưu trữ trên Mantle DA. Các bên xác minh có thể truy xuất dữ liệu này bất kỳ lúc nào và xác minh tính hợp lệ của nó, quá trình này thường được thực hiện khi có thách thức fraud proof xuất hiện.

Điểm đặc biệt của Mantle Network


Quỹ Mantle nắm giữ tính tới ngày 16/12/2024

Điểm đặc biệt của Mantle Network là tính minh bạch trong việc quản lý và quản lý các khoản đầu tư vào từng dự án. Mantle Network công bố Proof of Reserves trong phần Treasury.

Thông tin về MNT token của sàn giao dịch Bybit

Các thông số cơ bản của token MNT

Tên token

Mantle Network

Ticker

MNT

Blockchain

Ethereum, Mantle Network

Hợp đồng

Ethereum: 0x3c3a81e81dc49a522a592e7622a7e711c06bf354

Mantle Network: 0xdeaddeaddeaddeaddeaddeaddeaddeaddead0000

Tổng cung

6.219.316.794 MNT

Cung lưu thông

3.366.841.707 MNT

Phân bổ token MNT


Phân bổ token MNT

  • Mantle Treasury: 49%

  • Cung lưu thông: 51%

Công dụng của token MNT


Công dụng của token MNT

Token MNT được dùng để trả phí giao dịch trên blockchain Mantle. Ngoài ra, người nắm giữ token MNT còn có quyền biểu quyết cho các định hưởng của Mantle.

- Governance: Tất cả các quyết định, từ việc triển khai các sáng kiến mới, chuyển giao, thu hồi tài nguyên quỹ, phân công và sửa đổi quyền lực cho các nhóm phát triển, đến việc thực hiện các biện pháp sửa đổi, đều phải thông qua các đề xuất và bỏ phiếu từ các chủ sở hữu token MNT.

- Resource management: Là những người quản lý một quỹ tài trợ nổi bật và có quyền lực để ảnh hưởng đến kết quả kinh tế của các sản phẩm trên Mantle Network, dự án sẽ ưu tiên và tập trung vào giá trị, sự minh bạch và trách nhiệm để chọn lọc và hỗ trợ các dự án muốn phát triển trên Mantle.

Bên cạnh đó, token MNT còn dùng để:

- User incentives: Một trong những ưu tiên là thúc đẩy sự chấp nhận sản phẩm của Mantle bằng cách thực hiện các chiến lược khác nhau như multi-season achievements, quests và các chương trình incentives khác.

- Core contributor team and advisors: Danh mục này phải tuân theo quy trình đề xuất ngân sách tương tự, đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm trong việc phân phối tài nguyên cho nhóm và cố vấn đóng góp tích cực vào sự thành công của dự án.

- Bên cạnh đó, hiện tại token MNT đang được sử dụng như coin sàn của sàn giao dịch Bybit.

Lộ trình phát triển của dự án Mantle


Lộ trình phát triển dự án Mantle

Mantle Network hiện đã phát hành Mantle Network Mainnet v2 Tectonic (Mantle v2 Tectonic), với một số cải tiến và tối ưu hóa cho Mantle Network Mainnet Alpha v1 (Mantle v1).

Các nhà phát triển chính của dự án Mantle Network

Hiện tại, Mantle Network vẫn chưa công bố thông tin cụ thể về đội ngũ phát triển. Coin68 sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.

Các dự án quỹ Mantle đầu tư


Các dự án quỹ Mantle đầu tư

Mantle Network không chỉ là blockchain Layer 2 trên Ethereum mà còn là một nơi ươm mầm các dự án mới, nhằm mở rộng và phát triển thị trường crypto. Trong năm 2024, Mantle đã đầu tư một số dự án nổi bật như: Babylon, NPC Labs, Lombard, Lagrange,…

Tổng kết

Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Mantle Network để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của các bạn.

-16/12/2024
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68