logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Những hiểu nhầm về Data Availability rút ra sau 1 năm

-29/10/2023

Data Availability không phải là khái niệm mới xuất hiện, thậm chí nó đã được râm ran trong cộng đồng crypto sau sự xuất hiện của hàng loạt Layer-2. Tuy nhiên, sau khi đọc lại các ghi chú trong quá khứ của bản thân, mình chợt nhận ra có một vài thứ mình đã hiểu nhầm về khái niệm này. Vậy thì hôm nay, trong bài viết này hãy cùng mình đi tìm hiểu lại những hiểu nhầm đó là gì nhé!

Những hiểu nhầm về Data Availability mình rút ra sau 1 năm

Chú thích: Rõ ràng là đây là bản "vá lỗi" cho những hiểu nhầm của cá nhân mình. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc những ghi chú dưới đây không tiếp tục mắc phải "những hiểu nhầm mới". Do đó, nếu có những thông tin mới hoặc có gì cần đính chính thì anh em hãy thoải mái thảo luận trong cộng đồng Fomo Sapiens nhé!

Còn bây giờ thì chúng ta sẽ bắt đầu với hiểu nhầm đầu tiên nào...

Data Availability và Data Storage

Hai khái niệm này, dù có cùng dính đến dữ liệu, tuy nhiên vai trò của chúng hoàn toàn khác nhau. Hãy bắt đầu với Data Storage. Khái niệm này dịch ra là "Lưu trữ dữ liệu" và vai trò của nó là lưu trữ các dữ liệu trong không gian phi tập trung. Đồng thời đảm bảo rằng dữ liệu quá khứ có thể được truy hồi một cách nhanh nhất trong trường hợp thất lạc hoặc xảy ra sự cố.

Với Data Availability (DA), vị trí của nó trong chuỗi "cung ứng" là trước khi dữ liệu được tạo mới. Data Availability là bước giúp các Validator/Node trong mạng lưới đảm bảo rằng họ có đủ dữ kiện đáng tin cậy từ quá khứ, từ đó xác thực và tạo lập các dữ liệu mới. Sau khi dữ liệu mới được tạo ra, nó tiếp tục quay trở lại bước lưu trữ của Storage và quá trình này sẽ tiếp tục lặp lại trong tương lai.

Nếu nói về các dự án lưu trữ phi tập trung, anh em có thể kể đến các dự án như Filecoin, Arweave,...

Với Data Availability, các đại diện đáng chú ý có thể kể đến Celestia, EigenDA, Avail Project (tách ra từ Polygon),...

Các giải pháp DA là cố định

Cá nhân mình trước đó tin rằng DA sẽ hoàn toàn là một phần không tách rời của một blockchain. Tuy nhiên, sau khi khái niệm modular blockchain ra đời, tác vụ này được tách riêng ra xử lý ở các lớp bên ngoài, cụ thể là trường hợp của Celestia.

Và thú vị hơn nữa, đó là thời gian gần đây, cộng đồng Ethereum còn đề xuất xử dụng hệ thống xác thực Turbine của Solana Virtual Machine (SVM) để đóng vai trò như lớp Data Availability. Dù vậy, ý tưởng này vẫn đang vấp phải nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.

Tất nhiên, như có đề cập ở phần trước, EigenDA cũng là giải pháp tái sử dụng lượng vốn từ ETH để ứng dụng xác thực cho mạng lưới Data Availability của mình.

>> Xem thêm: EigenLayer là gì? Nền tảng ReStaking đầu tiên trên Ethereum

Nếu anh em bắt gặp các tin tức kiểu như "Metis dịch chuyển lớp DA về mainnet Ethereum", thì điều này có nghĩa là họ đơn thuần chỉ thay đổi cách tiếp cận DA từ một bên thứ 3, về lại với giải pháp được "mặc định sẵn có" trên Layer-1 của Ethereum.

Do đó, chúng ta thấy được DA không còn là một khái niệm cố định, buộc phải đo ni đóng giày trong một mạng lưới, mà nó còn có thể là giao thoa với các giải pháp công nghệ khác và do một bên thứ 3 độc lập cung cấp.

Consensus này là consensus nào?

Nếu từng nghe qua khái niệm Modular Blockchain, thì chúng ta biết rằng một blockchain cơ bản sẽ có các nhiệm vụ là Execution, Data Availability và Consensus.

Tuy nhiên, khi đào sâu vào mảng DA, chúng ta cần ý thức được rằng bản thân mỗi giải pháp DA cũng cần phải vận hành một mạng lưới riêng để đảm bảo độ minh bạch và chính xác mà dữ liệu cung cấp. Do đó...bạn đoán được rồi phải không? Các giải pháp DA sẽ lại phải tiếp tục xây dựng một mạng lưới consensus ngay bên trong lòng sản phẩm của mình. Và đây là consensus của nhóm tác vụ DA. Nó hoàn toàn khác với lớp consensus mà Ethereum hay các Layer-1 khác phải thực hiện.

Kể cả trong trường hợp của Blobstream (giải pháp smart contract đặt ở bên mạng lưới của Ethereum), vẫn phải có một bước thông qua hệ thống kí xác nhận từ các validator của Celestia.

Như vậy, tạm kết lại ý này thì anh em cứ hình dung rằng thao tác DA từ bên thứ 3 sẽ phải đính kèm thêm một mạng lưới mới, gồm các validator (có thể là do chính các bên thứ 3 này vận hành).

Light Client, Full node và Validator Node

Phần này mình sẽ để ngay dưới phần consensus để anh em dễ hình dung hơn. Vì ngay trong một giải pháp bên thứ 3 cũng cần có một mạng lưới và có cơ chế đồng thuận riêng, cho nên họ cũng sẽ có các thành viên tham gia vào mạng lưới riêng. Và giống như phần trước, các thành viên này sẽ hoàn toàn khác với các thành viên của một blockchain Layer-1 phổ biến mà anh em hay thấy.

Trên đây là định nghĩa về vai trò của một Light Client mạng lưới của trong Ethereum. Có thể thấy, họ sẽ chỉ đóng vai trò là điểm xác thực dữ liệu sau cuối, sau khi Validator Node đóng gói tạo lập giao dịch và gửi đến cho các Full Node lưu trữ dữ liệu để xác thực.

Ngược lại, vai trò của Light Client trong mạng lưới của một DA Layer sẽ rộng hơn. Đó là họ hoàn toàn có thể triển khai một thủ thuật là Data Availability Sampling (DAS). Hiểu nôm na, đây là giải pháp bốc thử nhiều lần dữ liệu liên tiếp để đảm bảo không có gian lận xảy ra.

Do đó, Light Client trong DA Layer sẽ có thể tố giác ngược lại các hành vi sai trái ở các khâu trước đó từ Validator Node và Full Node.

Một điểm khác nhau nữa, đó là vì đặc thù tác vụ của DA Layer sẽ không quá nặng, do đó người dùng hoàn toàn có thể vận hành Light Client trên điện thoại cá nhân. Nhưng xin lưu ý, nếu bạn thấy các dự án quảng cáo về đặc tính ưu việt này, thì hãy nhớ rằng, đó là Light Client của DA Layer.

Nó khác rất nhiều khối lượng công việc của một Light Client trong Layer-1 như Ethereum. Sẵn tiện khúc này nếu anh em cũng quan tâm đến câu chuyện tương lai khi "blockchain được vận hành ngay trong điện thoại cá nhân" thì có thể tìm đọc thêm bài viết về Stateless Blockchain. Mình sẽ để đường dẫn ở ngay dưới đây.

>> Xem thêm: Stateless Blockchain - Chìa khoá cho "nút thắt dữ liệu" của Ethereum

Data Availability không chỉ là câu chuyện của Layer-2

Giống với tiêu đề của bài viết mình đăng tải cách đây một năm, Data Availability là nút thắt của các Layer-2.

Và ngay ở ý này, hơi lạc đề một xíu, đó là vì sao Light Client (của Ethereum) và Layer-2 (hay cụ thể là các Rollup) cần Data Availability thì là do 2 thực thể này không tải toàn bộ dữ liệu mạng lưới về. Và vì không tải toàn bộ dữ liệu về local nên vận hành 2 thực thể này mới "nhẹ" và tiết kiệm để có thể scale dễ dàng về tốc độ.

Do đó, Data Availability là câu chuyện làm sao để không cần tải dữ liệu toàn mạng lưới về, nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác, liền mạch của các dữ liệu trong quá khứ, để tiếp tục xác thực các hoạt động mới trong tương lai.

Rồi oke, trở lại với nội dung chính của phần này. Trước đó, mình nghĩ rằng chỉ có Layer-2 là cần DA. Nhưng thực tế, sau khi tìm hiểu về khái niệm Stateless, cá nhân mình mới biết rằng DA thực ra là bước đệm để triển khai tương lai mà các Validator không cần phải lưu trữ State hay dữ liệu trong quá khứ.

>> Xem thêm: DeFi Discussion ep.165: Stateless Blockchain là cái quái gì đấy?

Tuy nhiên, giống với những gì có chia sẻ trong bài viết về Stateless Blockchain, tương lai đó, hiện vẫn còn cách chúng ta rất xa.

Tạm kết

Trên đây là 5 hiểu nhầm về Data Availability mà mình rút ra được cho cá nhân. Hi vọng những gạch đầu dòng trên đây hữu ích cho anh em. Và như có đề cập ở đầu bài viết, việc mình "kiểm tra" lại những hiểu nhầm trong quá khứ không có nghĩa rằng mình không tiếp tục hiểu nhầm. Do đó, hi vọng sẽ được biết thêm những góc nhìn thú vị từ anh em!

Coin68 tổng hợp

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!
-29/10/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68