Sáng ngày 03/05/2021, thị trường tiền mã hóa chứng kiến một cột mốc lịch sử. Ethereum lần đầu tiên chinh phục 3.000 USD, vốn hóa tăng tốc tiếp cận các gã khổng lồ toàn cầu. Vậy những lý do gì đưa giá ETH lên ngưỡng ấn tượng này? Hãy cùng Coin68 đi tìm lời giải đáp nhé!
Hard fork Berlin thành công, phí gas giảm mạnh
Như đã đưa tin, Ethereum thực hiện thành công hard fork Berlin vào ngày 15/04/2021.
“Hard fork Berlin này bao gồm 4 Đề xuất Cải tiến Ethereum (EIP), được thiết kế để xoa dịu vấn đề phí giao dịch cũng như dọn đường cho quá trình chuyển dịch từ Ethereum 1.0 lên Ethereum 2.0.”
Như có thể thấy, hardfork Berlin tập trung giải quyết vấn đề phí giao dịch Ethereum tiếp tục “đắt xắt ra miếng” nhức nhối. Trước Berlin, 1 giao dịch swap trên Uniswap thôi đã “ngốn” đến 40 USD. Tuy nhiên, sau hardfork, phí gas giảm mạnh, tạo điều kiện cho người dùng trải nghiệm và giao dịch DeFi linh hoạt hơn.
Tác động của hard fork Berlin sau 2 tuần đã có thể được cảm nhận rõ nét, khi tính đến ngày 26/04, phí gas trung bình trên Ethereum chỉ còn là 62,69 gwei – giảm hơn 200 gwei so với ngày 20/04. Nếu so với mức gas cao nhất năm 2021 này là 373,80 gwei vào ngày 23/02, phí gas hiện đã giảm đến 83,22%. Con số thực tế tính đến ngày 28/04 thậm chí còn thấp hơn, trong khoảng từ 52-58 gwei. Hiện tại thì mức gwei trung bình chỉ dao động ở 30 gwei.
DeFi bùng nổ
Không còn nghi ngờ gì nữa, DeFi chính là một trong những lý do chính đẩy giá Ethereum tăng mạnh. Hàng loạt DApp, DEX, AMM, NFT… xây dựng trên mạng lưới Ethereum – nghĩa là người dùng DeFi ai cũng phải đi qua “đường cao tốc” Ethereum.
Xem thêm: Mukesh Ambani
Như Coin68 đã giải thích trong bài viết phí gas giảm, DeFi “hồi sinh”: Động lực để Ethereum (ETH) lập đỉnh mới. Nhờ đó, hoạt động giao dịch trên Ethereum đã trở nên sôi nổi trở lại, giúp đỡ rất nhiều cho các giao thức DeFi hàng đầu trên nền tảng này như Uniswap hay SushiSwap.
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, Uniswap trong 24h gần nhất đã đạt khối lượng giao dịch hơn 1,1 tỷ USD, tăng 12,73%; trong khi SushiSwap thì ghi nhận 320 triệu USD khối lượng giao dịch, tăng 6,74%.
Staking Ethereum 2.0
Thêm một cập nhật mới trong sự phát triển của Ethereum 2.0 là đã có hơn 4 triệu ETH, tương đương 11 tỷ USD, được ký gửi trong Ethereum 2.0.
Ban đầu, hợp đồng tiền gửi Ethereum 2.0 chỉ yêu cầu staking 500.000 ETH là đã đủ điều kiện. Tuy nhiên, lượng ETH staking vào hợp đồng không hề có dấu hiệu dừng lại. Vào ngày 04/12/2020, người dùng đã ký gửi tổng cộng 1 triệu ETH trong hợp đồng 2.0 — gấp đôi so với yêu cầu để ra mắt chuỗi beacon. Con số đó lại tăng gấp đôi chỉ 20 ngày sau đó, đạt hai triệu ETH vào ngày 24/12/2020.
Với việc đã có hơn 4 triệu ETH staking cho thấy niềm tin của cộng đồng với Ethereum 2.0. Kỳ vọng này dĩ nhiên sẽ đẩy giá ETH tăng mạnh. Bên cạnh đó, lượng ETH staking tương đương 3,5% tổng cung ETH sẽ bị khóa, không thể dùng trong giao dịch -> cung hiện hành giảm -> giá tăng.
Theo thống kê thì trong 3 tháng gần nhất, mạng lưới Ethereum đã sản sinh ra thêm 1,18 triệu ETH mới. Cùng khoảng thời gian này, số lượng ETH được staking vào Ethereum 2.0 là 1.08 triệu coin. Điều này đồng nghĩa với việc tổng cung Ethereum trên thị trường đang gia tăng với tốc độ rất nhỏ và không đủ để đáp ứng nhu cầu mua lúc này, đẩy giá ETH ngày càng tăng cao.
“Đối thủ cạnh tranh” Binance Smart Chain “dính phốt”
Dĩ nhiên, Ethereum vẫn phải đối mặt với các blockchain cạnh tranh khác là Binance Smart Chain, Polkadot hay Solana. Trong số đó, DeFi đang bùng nổ trở lại, các token này trên BSC tăng vượt bậc. Sự bùng nổ của BSC đang được xem là mối đe dọa khá lớn đối với ETH.
Tuy vậy, BSC cũng không chỉ toàn có ưu điểm. Một trong những nhược điểm lớn nhất của BSC là Binance Smart Chain (BSC) – Tập trung hay phi tập trung?
Ngoài ra, độ hype của BSC thu hút rất nhiều dự án không có tâm, chỉ copy-paste từ dự án đi trước, xây dựng thật nhanh để launch sớm, gom tiền của người dùng rồi bỏ của chạy lấy người. Điển hình là dự án TurtleDex trên Binance Smart Chain ôm 9.000 BNB bỏ chạy.
Bên cạnh đó, mức độ an toàn của BSC cũng là dấu hỏi lớn. Mới đây, thêm một dự án trên Binance Smart Chain bị hack là Uranium Finance, thất thoát số tiền lên đến 50 triệu USD. Không lâu sau đó, Spartan Protocol cũng bị tấn công, dẫn đến thiệt hại hơn 30 triệu USD.
Những “phốt” như vậy làm Binance Smart Chain mất điểm trong mắt cả người dùng lẫn dự án. Từ đó, Ethereum vẫn là lựa chọn hàng đầu và an toàn hơn trong cộng đồng.
Kỳ vọng EIP-1559
Bản cập nhật EIP-1559 của Ethereum đã được chốt lịch vào tháng 7 năm nay.
EIP 1559 được sinh ra để khắc phục những vấn đề nghiêm trọng với trải nghiệm người dùng của Ethereum. Theo truyền thống, người dùng gửi phí gas cho thợ đào để giao dịch được đưa vào một block. Phí gas đó bây giờ sẽ được gửi đến chính mạng lưới dưới dạng một loại “đốt” được gọi là basefee chỉ với một khoản tiền tips tùy chọn được trả cho các thợ đào. Phí đốt cũng được xác định theo thuật toán, nhằm giúp người dùng dễ dàng trả một khoản phí hợp lý hơn.
Từ đầu tháng 2/2021, Grayscale đã dự đoán bản nâng cấp EIP-1559 mới có thể tiếp tục thổi giá Ethereum bay cao. Nếu áp dụng EIP-1559, phí giao dịch sẽ ít biến động hơn. Với kỳ vọng như vậy, niềm tin vào ETH càng ngày càng lớn. Do đó, giá ETH không có lý do gì mà không bay mạnh.
Dự đoán giá ETH
Giá ETH đã tăng không phanh trong thời gian gần đây.
Eth2.0 beacon chain launched December 1st, 2020
— mariano.eth ✨ᕙ༼ຈل͜ຈ༽ᕗ✨ | ?? (@nanexcool) May 3, 2021
People who bought around that time:
32 $ETH that day, $18k
33.36 $ETH today with staking rewards, $101k
Congratulations ?
“Beacon chain của ETH 2.0 công bố vào ngày 01/12/2021. Những người đã mua ETH khoản thời gian đó:
32 ETH khi đó có giá 18.000 USD
33.36 ETH ngày hôm nay do cộng thêm phần thưởng staking, trị giá đến 101.000 USD”
Vậy ETH sẽ có thể tăng đến mức giá bao nhiêu trong mùa uptrend này? Hãy thử đọc qua bài viết Dự đoán giá Ethereum trong đợt bull-run 2021 – ETH sẽ x3 mức giá hiện tại? nhé!
Jane
Có thể bạn quan tâm: