logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Depeg là gì? Những sự kiện depeg nổi bật trong thị trường crypto

-28/08/2024

Stablecoin giữ vai trò then chốt trong thị trường crypto bằng cách bảo vệ giá trị của các nhà đầu tư khi họ hoạt động trong thị trường tiền mã hóa. Tuy nhiên, việc nắm giữ stablecoin cũng không hoàn toàn không có rủi ro, một trong số đó là tình trạng depeg. Vậy depeg là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về ảnh hưởng của các sự kiện depeg tới thị trường crypto qua bài viết dưới đây nhé!

Depeg là gì? Những sự kiện depeg nổi bật trong thị trường crypto

Depeg là gì?

Depeg là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng khi giá trị của một đồng stablecoin (loại tiền mã hóa được thiết kế để giữ giá ổn định, thường neo theo đồng USD) lệch khỏi mức giá mà nó được cố định (1 USD).

Ví dụ: Nếu một stablecoin được thiết kế để luôn có giá trị bằng 1 USD nhưng thực tế giá của nó giảm xuống còn 0,90 USD hoặc tăng lên 1,10 USD, thì đồng stablecoin đó được coi là đã bị depeg.

Depeg có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như biến động thị trường, thiếu thanh khoản, mất niềm tin của nhà đầu tư, lỗi kỹ thuật, hoặc những thay đổi về mặt pháp lý. Khi tình trạng depeg diễn ra, nó có thể gây ra hoảng loạn trên thị trường, làm giảm uy tín của stablecoin và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tiền mã hóa.

Nguyên nhân

Yếu tố thị trường

- Biến động cung-cầu: Sự thay đổi đột ngột trong nhu cầu mua hoặc bán stablecoin, đặc biệt khi thị trường thiếu thanh khoản khiến giá trị của stablecoin bị giảm.

- Tâm lý thị trường: Niềm tin của thị trường vào stablecoin hoặc dự án phát hành có ảnh hưởng lớn. Sự hoảng loạn hay lo ngại về rủi ro (ví dụ như: FUD - Fear, Uncertainty, Doubt) có thể dẫn đến bán tháo, gây mất peg. Chẳng hạn, nghi ngờ về dự trữ của Tether (USDT) đã từng khiến USDT depeg.

Vấn đề trong cơ chế bảo chứng

- Tỷ lệ thế chấp thấp: Stablecoin được bảo chứng bằng tài sản thực, nhưng nếu tỷ lệ giữa giá trị tài sản thế chấp và tổng cung stablecoin thấp, nguy cơ depeg sẽ cao. Ví dụ: USDC từng depeg do một phần dự trữ bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank.

- Thiếu minh bạch về dự trữ: Thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin dự trữ hoặc báo cáo kiểm toán có thể khiến nhà đầu tư mất niềm tin, dẫn đến depeg. Tether đã từng bị chỉ trích về vấn đề này, dẫn đến các sự kiện depeg của USDT.

- Rủi ro của stablecoin thuật toán: Stablecoin thuật toán dựa vào cơ chế burn-mint để giữ giá trị. Tuy nhiên, cơ chế này dễ bị tổn thương bởi các biến động thị trường cực đoan. Ví dụ điển hình là sự sụp đổ của TerraUSD (UST).

Yếu tố bên ngoài

- Thay đổi quy định: Sự không chắc chắn hoặc siết chặt quản lý stablecoin từ cơ quan pháp lý có thể gây lo ngại và bán tháo, dẫn đến tình trạng depeg.

- Lỗi kỹ thuật: Các lỗi trong hợp đồng thông minh (smart contract), hệ thống, hoặc tắc nghẽn mạng lưới blockchain cũng có thể dẫn đến depeg, đặc biệt với stablecoin thuật toán.

- Sự kiện Black Swan: Những sự kiện bất ngờ, khó lường như khủng hoảng tài chính, thiên tai, hay dịch bệnh có thể gây ra bán tháo do hoảng loạn và có thể khiến stablecoin bị depeg.

Những ảnh hưởng của sự kiện depeg

Sự kiện depeg của stablecoin có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thị trường tiền mã hóa. Khi stablecoin bị mất peg, niềm tin của nhà đầu tư suy giảm, gây lo ngại về sự ổn định của toàn bộ thị trường. Điều này có thể dẫn đến hiệu ứng domino, khiến nhà đầu tư bán tháo không chỉ stablecoin mà cả các tài sản tiền mã hóa khác.

Depeg cũng làm giá stablecoin dao động mạnh, gây khó khăn cho các hoạt động giao dịch, thanh khoảncho vay, đặc biệt trong các dự án DeFi. Thanh khoản trên các sàn giao dịch có thể giảm sút, làm tăng biến động giá và khiến thị trường trở nên khó kiểm soát.

Về pháp lý, depeg thu hút sự chú ý của các cơ quan quản lý, có thể dẫn đến việc giám sát chặt chẽ hơn với stablecoin và toàn thị trường tiền mã hóa bằng một khung pháp lý cụ thể là điều cần thiết để đảm bảo tính ổn định cho thị trường cũng như sự an toàn cho nhà đầu tự.

Nhìn chung, depeg có thể gây ra những tổn thất tài chính lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt là những người thiếu kinh nghiệm và tạo ra rào cản tâm lý khiến nhiều người e ngại trong việc sử dụng tiền mã hóa. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức về rủi ro, đảm bảo tính minh bạch và phát triển các biện pháp kỹ thuật cùng khung pháp lý để giảm thiểu tác động của depeg và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường.

Các sự kiện depeg nổi bật của thị trường crypto

TerraUSD (UST) và LUNA

Sự kiện TerraUSD (UST) depeg vào tháng 5/2022 là một trong những cú sốc lớn nhất trong lịch sử thị trường tiền mã hóa, gây thiệt hại hàng tỷ USD và làm suy giảm niềm tin vào stablecoin thuật toán. UST, được phát triển bởi Terraform Labs, là một stablecoin sử dụng cơ chế thuật toán kết hợp với đồng LUNA để duy trì giá trị 1:1 với USD. Tuy nhiên, vào đầu tháng 5/2022, UST bắt đầu mất peg, giảm xuống còn khoảng 0,98 USD vào ngày 8/5 và chỉ còn khoảng 0,1 USD vào ngày 13/5. Đồng LUNA cũng sụp đổ, từ mức giá 80-85 USD xuống gần như bằng 0 chỉ trong vài ngày.


UST depeg

Nguyên nhân chính của sự kiện này là do cơ chế thuật toán của UST không thể đối phó với áp lực bán tháo và biến động mạnh của thị trường. Điều này làm giảm niềm tin của nhà đầu tư, dẫn đến tình trạng bán tháo ồ ạt mà cơ chế cân bằng không thể kiểm soát. Thêm vào đó, thiếu sự minh bạch trong thông tin về cơ chế hoạt động và rủi ro của UST từ phía Terraform Labs càng làm tăng thêm tình trạng hoảng loạn.

Hậu quả là vốn hóa thị trường của UST và LUNA gần như bị tan biến, gây thiệt hại hàng tỷ USD cho nhà đầu tư và làm giảm tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa hơn 400 tỷ USD. Sự kiện này cũng thúc đẩy các cơ quan quản lý trên toàn cầu tăng cường giám sát stablecoin, nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch và sự cần thiết của khung pháp lý rõ ràng để bảo vệ nhà đầu tư và đảm bảo sự ổn định của thị trường.

Tether (USDT)

USDT, stablecoin lớn nhất theo vốn hóa thị trường, đã trải qua nhiều lần mất peg, khiến người dùng lo ngại về sự ổn định và độ tin cậy của nó. Một số sự kiện USDT depeg gần đây đáng chú ý bao gồm:

- Tháng 5/2021: Do sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, USDT đồng stablecoin có thanh khoản lớn nhất thị trường depeg về 0,84 USD. Hậu quả, hàng loạt lệnh futures bị thanh lý tương đương 4,3 tỷ USD chỉ trong vòng 1h (18h – 19h giờ Việt Nam) và 8,94 tỷ USD trong 24h. 

- Tháng 5/2022: USDT giảm xuống dưới 0,96 USD vì tin đồn về các quy định mới đối với stablecoin.

- Tháng 8/2023: USDT depeg vì bị “bán tháo” trên CurveUniswap.

Các nguyên nhân chính gây ra depeg bao gồm lo ngại về dự trữ của Tether, sự cạnh tranh từ các stablecoin khác, biến động thị trường và các vấn đề pháp lý. Những sự kiện này thường dẫn đến sự lo lắng của nhà đầu tư, làm tăng biến động trên thị trường tiền mã hóa và thúc đẩy sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý.

Tóm lại, các sự kiện depeg của USDT làm nổi bật những rủi ro tiềm ẩn của stablecoin, ngay cả với những đồng stablecoin lớn và phổ biến. Để duy trì sự ổn định và đáng tin cậy, cần có sự minh bạch, dự trữ vững chắc và quản lý hiệu quả.

USD Coin (USDC)

Mặc dù USDC được thiết kế để duy trì tỷ lệ 1:1 với đồng USD, đã có lúc stablecoin này gặp tình trạng depeg. Một ví dụ nổi bật là vào tháng 3/2023, khi USDC tạm thời Depeg sau sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB). Circle, công ty phát hành USDC, thông báo rằng một phần dự trữ của USDC bị mắc kẹt tại SVB. Sự kiện này, một trong những vụ phá sản ngân hàng lớn nhất tại Mỹ, đã gây ra cú sốc lớn cho thị trường tài chính và làm giá USDC không còn ổn định ở mức 1 USD. Tình trạng này còn khiến một số stablecoin khác trên thị trường cũng depeg.


USDC depeg 

Sự kiện này nhấn mạnh sự quan trọng của việc minh bạch và quản lý dự trữ đối với sự ổn định của stablecoin. Việc một phần dự trữ của USDC bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của SVB đã làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và dẫn đến tình trạng depeg. Nó cũng cho thấy rằng mặc dù hoạt động trên nền tảng blockchain, stablecoin vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro từ hệ thống tài chính truyền thống.

Tổng kết

Thông qua bài viết tổng quan về hiện tượng depeg trên đây, Coin68 hy vọng bạn đọc sẽ nắm được những nguyên nhân và ảnh hưởng của hiện tượng depeg để có cái nhìn khách quan về thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Chúc bạn đầu tư thành công!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của các bạn.
-28/08/2024
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68