Mâu thuẫn giữa sàn giao dịch CoinFLEX và một “cá voi” đã có tình tiết mới khi sàn tuyên bố sẽ kiện ra tòa để đòi lại khoản tiền 84 triệu USD.
Tình hình của CoinFLEX
Như đã được Coin68 đưa tin, CoinFLEX là một trong những công ty tiền mã hóa đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ “cuộc khủng hoảng thanh khoản” đang lan rộng trên thị trường crypto. Tuy nhiên, sàn lại không bị liên đới từ Celsius hay Three Arrows Capital, mà là vì một khách hàng “cá voi” với khối nợ khổng lồ.
Vào hôm 24/06, CoinFLEX bất ngờ thông báo chặn rút tiền của người dùng với lý do gặp khó khăn thanh khoản. Đến ngày 28/-6, CoinFLEX thừa nhận họ đang lỗ 47 triệu USD tiền của người dùng vì mang cho một “cá voi” vay. Vì thị trường tiền mã hóa xoay chiều trong tháng 5 và 6, vị “cá voi” mà sàn tuyên bố là một nhân vật tên tuổi trong ngành tiền mã hóa và có uy tín luôn trả nợ kịp thời lần này đã “quỵt nợ”.
CEO Mark Lamb của CoinFLEX sau đó xác nhận danh tính vị “cá voi” này là Roger Ver, nhà đầu tư Bitcoin (BTC) đời đầu và là một trong những người giúp hình thành nên Bitcoin Cash (BCH).
Để giải quyết tình hình, CoinFLEX đã vạch ra một kế hoạch “táo bạo” là phát hành một token có tên rvUSD đại diện cho khoản lỗ của cá voi. Theo đó, sàn sẽ mở bán tổng cộng 47 triệu rvUSD và sẽ quy đổi token về lại USDC sau khi cá voi trả nợ.
Đến ngày 30/06, sàn thông báo chặn rút tiền vô thời hạn, song không đưa ra thêm thông tin về tình hình huy động vốn từ token rvUSD.
Thiệt hại tăng lên 84 triệu USD, CoinFLEX kiện “cá voi” ra tòa
Tuy nhiên, trong thông báo mới nhất ngày 09/07, CoinFLEX tuyên bố đã bắt đầu quá trình khởi kiện “cá voi” lên tòa án Hong Kong, với số tiền nợ đòi bồi thường tăng lên mốc 84 triệu USD.
Hai nhà sáng lập Mark Lamb và Sudhu Arumuga của CoinFLEX viết:
“Ước tính lỗ 47 triệu SUSD mà chúng tôi công bố ban đầu chưa bao gồm thiệt hại đến từ việc thanh lý số tiền FLEX mà cá voi thế chấp. Giờ đây, khi chúng tôi đã làm điều đó, hành động thanh lý khiến tài khoản cá voi nợ sàn đến 84 triệu USD.
Tài khoản ấy ban đầu yêu cầu chúng tôi thanh lý đi, nhưng sau đó lại xin thêm thời gian để gửi thêm tài sản thế chấp lên sàn. Giờ đây, chúng tôi nhận ra rằng tài khoản ấy chỉ muốn câu giờ để chờ thị trường phục hồi và tự cứu vị thế của ông ta, nhưng điều đó đã không xảy ra.”
Để bảo vệ lợi ích của mình, CoinFLEX đã khởi kiện vị cá voi ra tòa án Hong Kong.
“Chúng tôi đã khởi động quá trình pháp lý tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hong Kong để lấy lại số tiền 84 triệu USD này bởi tài khoản kia có nghĩa vụ trả nợ theo như thỏa thuận giữa hai bên nhưng đã không làm vậy.”
Phía CoinFLEX tự tin rằng sẽ dễ dàng thắng kiện, song sẽ cần khoảng 12 tháng cho quá trình phân xử và ra phán quyết.
Currently, all withdrawals on CoinFLEX are disabled, FlexUSD has depegged from $1 to $0.33, and SmartBCH (a Bitcoin Cash sidechain) bridge redemptions are broken since CoinFLEX was the custodian for the chain’s BCH holdings. Full statement: https://t.co/lk1hzzVgMn
— FatMan (@FatManTerra) July 9, 2022
Trước mắt, CoinFLEX nói sẽ cố gắng để cho phép người dùng rút tối đa 10% lượng tiền có trên sàn. Sàn cũng tuyên bố sẽ quy đổi tất cả tài sản người dùng sang USDC để tránh thêm thiệt hại cho mình trong quá trình đóng băng giao dịch.
Sàn viết:
“Giả sử, Bob của 1 BTC, 10 BCH và 10.000 USDC trong tài khoản, với giá BTC hiện tại là 20.000 USD, còn BCH là 100 USD. Số dư có thể rút của Bob sẽ là 0.1 BTC, 1 BCH và 1.000 USDC, trong khi phần tiền bị khóa lại sẽ quy đổi sang USDC, tức 27.900 USDC.
Nếu chúng tôi không bán coin, đến lúc nối lại hoạt động rút tiền, giá BTC đã tăng từ 20.000 USD lên 100.000 USD, chúng tôi sẽ phải trả cho Bob đến 0.9 BTC, tức 90.000 USD, trong khi lượng USDC sàn nắm giữ có thể sẽ không đủ.”
Về hướng giải quyết lâu dài, CoinFLEX cho biết đang tiếp tục trao đổi với các chủ nợ và nhà đầu tư tiềm năng cho kế hoạch phát hành rvUSD.
Ngoài ra, vì là đơn vị lưu ký cho cầu nối SmartBCH của Bitcoin Cash, việc CoinFLEX chặn nạp rút cũng đồng nghĩa với việc cầu nối này sẽ ngưng hoạt động.
Người dùng chắc chắn đã mất tiền
Bên cạnh CoinFLEX, những công ty tiền mã hóa khác đã chặn nạp, rút của người dùng trong thời gian qua gồm:
– Nền tảng lending Celsius: bị phát hiện lấy tài sản tiền gửi của người dùng đi đầu tư và lỗ, đang rút thế chấp các khoản vay và bán để lấy thanh khoản, chưa rõ ngày trả tiền.
– Ứng dụng đầu tư Voyager: đã tuyên bố phá sản vì bị Three Arrows Capital nợ hơn 650 triệu USD, tuyên bố sẽ bồi thường tiền cho người dùng dưới dạng “một phần tài sản crypto còn lại, tiền nợ đòi được từ 3AC, cổ phần trong công ty Voyager mới sau khi đã tái cấu trúc nợ và token của Voyager”.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: