logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Coin68 Blog: Lược sử DeFi

-18/02/2022

Sau bài viết Lược sử Bitcoin và thị trường tiền mã hóa, sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến DeFi – lĩnh vực đang “làm mưa làm gió” trong thị trường những năm gần đây. Hôm nay, hãy cùng Coin68 Blog điểm lại các cột mốc đáng nhớ nhất trên con đường phát triển của Tài chính Phi tập trung nhé!

Coin68 Blog: Lược sử DeFiCoin68 Blog: Lược sử DeFi

Khởi nguồn của tất cả: Bitcoin

DeFi hay thậm chí toàn bộ thị trường tiền mã hóa sẽ chẳng thể ra đời, nếu không có sự xuất hiện của Bitcoin.

Dẫu còn nhiều tranh cãi, một số nhà phân tích vẫn xếp BTC thuộc nhóm DeFi vì đồng coin này là đại diện đầy đủ cho Tài chính Phi tập trung.

- Xem thêm: DeFi 101 – Tất tần tật về hệ sinh thái Tài chính Phi tập trung

Vitalik Buterin và Ethereum

Bốn năm sau khi Bitcoin ra đời, Vitalik Buterin giới thiệu whitepaper của Ethereum đến với thế giới – mở đường cho sự phát triển của DeFi, NFT và nhiều bước tiến đột phá khác của tiền mã hóa về sau.

“In Chainlink we trust”

Chainlink được thành lập vào năm 2014 và đi hoạt động vào năm 2017. Dự án ban đầu hướng đến là một hệ thống oracle tập trung, tuy nhiên Chainlink đã từng bước phát triền thành một mạng lưới oracle phi tập trung, cung cấp dữ liệu từ off-chain cho đến on-chain.

Ngày nay, dữ liệu của Chainlink đã được tích hợp vào hơn 1.100 dự án khác nhau – trở thành nhà cung cấp dữ liệu lớn nhất trên thị trường.

MakerDAO và DAI

Tháng 3/2015, Rune Christensen ra mắt MakerDAO với một stablecoin có tên là “eDollar” trên testnet của Ethereum.

eDollar sau đó đã lên mainnet vào tháng 12/2017 với tên gọi SAI, cho phép người dùng đúc ra stablecoin USD từ ETH. Đến tháng 11/2019, SAI được thay bằng đồng DAI – cho phép người dùng đúc ra DAI từ nhiều đồng coin khác nhau.

Hệ sinh thái DAI

Sàn DEX đầu tiên

Đâu là cái tên đầu tiên bạn nghĩ đến khi nhắc đến DEX? Uniswap? SushiSwap hay PancakeSwap?

Nhiều người dùng còn lầm tưởng Uniswap là sàn DEX đầu tiên trong thế giới DeFi.

Tuy nhiên trên thực tế, OasisDEX được ra mắt vào năm 2016 mới là sàn giao dịch phi tập trung đầu tiên. Khi đó, Oasis cho phép người dùng hoán đổi giữa ETH, DAI và MKR.

Bản thân OasisDEX là một dự án của đội ngũ MakerDao và dần ngừng hoạt động vào tháng 6/2021 trong quá trình giải thể của Maker Foundation.

Ông tổ của Yield-Farming: Compound Finance

Compound Finance được thành lập bởi Robert Leshner và Geoffrey Hayes vào tháng 11/2019. Compound là giải pháp vay và cho vay tài sản thế chấp phi tập trung, với lãi suất được tính theo thuật toán dựa trên cung và cầu. Đến tháng 6/2020, token quản trị của Compound là COMP ra đời.

Điểm đặc biệt ở đây là COMP được phân phối đến cho các nhà cung cấp thanh khoản (liquidity provider – LP) trên Compound, từ đó thúc đẩy trào lưu yield farming – “đi farm”, cung cấp thanh khoản trên các giao thức DeFi để nhận về phần thưởng token.

Nhờ có yield farming, chúng ta mới có thể chứng kiến một “Mùa hè DeFi” (DeFi Summer) với hàng loạt dự án nở rộ, dòng tiền liên tục đổ về.

Phần thưởng COMP thúc đẩy năng suất canh tác là phần thưởng thời gian lớn và khởi động cái mà ngày nay được gọi là “Mùa hè DeFi”.

- DeFi Use: Bí kíp làm “nông dân” Yield Farming – Những điều bạn cần biết khi tham gia DeFi Farming

“Chợ” của DeFi: AMM

Ý tưởng về AMM – hay các giao thức giao dịch thu thập tính thanh khoản từ người dùng và định giá tài sản dựa trên thuật toán – đã được Vitalik Buterin đề xuất vào năm 2016.

So sánh các AMM hàng đầu của các hệ sinh thái nổi bật hiện nay

Sau khi DeFi “manh nha” thành hình, một trong những AMM đầu tiên ra đời chính là Bancor, ra mắt từ 2017 sau một đợi ICO trị giá 150 triệu USD.

Sau đó 1 năm, vào tháng 11/2018, Uniswap ra mắt và bắt đầu bước đường trở thành AMM thống trị thị trường. Tiếp đó, quý 1/2020 đánh dấu sự xuất hiện của Curve Finance – một AMM chuyên về hoán đổi các stablecoin.

Fair Launch: Yearn Finance

Yearn Finance ra mắt vào tháng 7/2020 với token quản trị YFI được phân phối toàn bộ cho các nhà cung cấp thanh khoản (LP). Đội ngũ dự án, cố vấn hay các thành viên khác không hề sở hữu token YFI nào.

Hình thức phân phối token như vậy về sau được gọi là “Fair Launch”.

Yearn Finance ra đời cũng là lúc cộng đồng DeFi biết Andre Cronje, sau này được xem là “Bố già DeFi” với những đóng góp không thể xóa bỏ trong sự phát triển của lĩnh vực này.

Vampire Attack cùng SushiSwap

Một trong những drama lớn nhất DeFi từ đó đến nay chính là việc SushiSwap fork (chia tách) ra từ Uniswap vào tháng 9/2020.

Khi đó, để cạnh tranh với Uniswap đang dẫn đầu thị trường, SushiSwap đã có “chiến lược” khuyến khích các nhà cung cấp thanh khoản của UNI chuyển token LP của mình sang SUSHI để được nhận nhiều lợi nhuận hơn, cũng như có thêm token SUSHI.

“Chiến lược” này được gọi là Vampire Attack, đồng thời cũng là nguyên nhân thúc đẩy Uniswap ra mắt token UNI.

- Chi tiết: Nhìn lại sự kiện SushiSwap “tấn công vampire” Uniswap, cột mốc thay đổi cục diện thị trường DeFi

2021: Năm bùng nổ của DeFi

2021 là năm bùng nổ của thị trường tiền mã hóa nói chung và DeFi nói riêng. Khi đó, giá BTC tăng vọt từ 10.000 USD lên 60.000 USD chỉ trong vòng 7 tháng, kéo theo phí gas ETH cũng tăng không phanh.

Vấn đề phí giao dịch Ethereum tiếp tục “đắt xắt ra miếng” gây cản trở cho người dùng DeFi trên ETH, nhưng cũng là điều kiện thuận lợi để các nền tảng khác nở rộ.

“Bắt trend” nhanh nhất chính là Binance Smart Chain (BSC). Dù bị nhiều người chỉ trích chỉ là bản fork từ Ethereum, BSC vẫn thu lợi lớn nhờ phí gas phải chăng. Hàng loạt dự án, người dùng từ ETH đã chuyển sang BSC hoạt động, làm dòng tiền chuyển hướng.

Sau BSC, hàng loạt các blockchain nền tảng mới ra đời và cạnh tranh lẫn nhau, tạo nên một thị trường DeFi đầy sôi động.

Các quỹ hậu thuận đứng sau các Blockchain nổi bật hiện nay

DeFi 2.0

Ngay khi người dùng còn chưa khám phá hết các dự án DeFi đời đầu, một khái niệm về DeFi 2.0 đã nhanh chóng xuất hiện. Đi tiên phong chính OlympusDAO (OHM) và sau này là các giao thức như Alchemix, Wonderland (TIME) hay Abracadabra (MIM).

Các dự án sử dụng Olympus Pro

Tuy nhiên, chớm nở rồi cũng chớm tàn, nhóm token DeFi 2.0 “chia hai” trong 24 giờ sau khi đã quá hype. Thậm chí, Twitter dậy sóng xoay quanh chủ đề “OHM là Ponzi”.

Coin68 đã có bài viết giải thích toàn bộ về trào lưu này tại đây: DeFi 2.0 – Xu hướng tương lai hay chỉ đơn giản là “hữu danh vô thực”?

Curve Wars

Dù là một trong những dự án chủ chốt của DeFi, nhưng đã có thời gian, token CRV của Curve được coi như “stablecoin” vì không có bất cứ động thái tăng giảm gì.

Tuy nhiên, nhờ vào Curve Wars, giá CRV đã có những bước tăng trưởng ấn tượng. Hãy cùng tìm hiểu về sự kiện này trong video tại đây: DeFi Discussion ep.27: Curve Wars – từ khóa bí ẩn đằng sau đà tăng giá của CRV.

Jane

Có thể bạn quan tâm:

-18/02/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68