Sau ba tháng của Quý 3/2021, thị trường tiền mã hóa đã có sự thay đổi rõ rệt so với giai đoạn trước đó. Nhiều xu hướng, tiềm năng mới xuất hiện khiến cho thị trường trở nên đa dạng hơn và kéo theo đó là đà tăng trưởng mạnh mẽ. Hãy cùng Kyros Ventures nhìn lại thị trường tiền mã hóa trong Quý 3 với bài báo cáo này nhé.
Báo cáo Thị trường Tiền mã hóa Quý 3/2021 – Kyros Ventures
1. Tổng quan về Bitcoin trong Quý 3/2021
Diễn biến giá Bitcoin (BTC)
Sau một thời gian suy giảm vào Quý 2, thị trường tiền mã hóa nói chung và Bitcoin nói riêng trong Quý 3 đã có những bước phục hồi mạnh mẽ và chứng kiến nhiều tin tức sôi động liên quan đến hành lang pháp lý từ Chính Phủ các nước.
Về giá cả, theo biểu đồ Coinbase, sau đợt điều chỉnh mạnh hơn 55% từ mức cao nhất mọi thời đại 64.800 USD ở Quý 2, giá Bitcoin vào tháng 7 tiếp tục giảm về mức thấp 28.800 USD trước khi hồi phục. Từ giữa tháng 7, BTC đã có 8 tuần tăng liên tiếp tổng cộng 81,11%, trước khi chạm đỉnh gần 53.000 USD vào đầu tháng 9 và điều chỉnh về ổn định trên 43.000 USD, cao hơn 25,03% so với thời điểm đầu quý.
Các cột mốc quan trọng
Quý vừa qua đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Bitcoin và tiền mã hóa (Hình 1):
Hình 1: Những sự kiện nổi bật trong quý 3/2021
– Tháng 7: SEC liên tục đưa ra nhiều tuyên bố pháp lý xoay quanh Bitcoin và thị trường tiền mã hóa.
– 2/8: Chính phủ Đức sửa đổi luật, cho phép một số tổ chức nhất định được phép lưu trữ tối đa 20% tài sản mã hóa trên bảng cân đối kế toán.
– 11/8: Đề xuất về gói Cơ sở Hạ Tầng (Infrastructure Bill) được Thượng viện Mỹ thông qua với những điều khoản bất lợi và không rõ ràng về việc thu thuế những cá nhân tổ chức có liên quan đến tiền mã hóa.
– 7/9: Luật Bitcoin tại El Salvador có hiệu lực – Bitcoin “dựng cột” trên 52.000 USD. Sau đó 1 ngày, Tổng thống nước này tuyên bố đã dự trữ 350 BTC. Sau đó, El Salvador tiếp tục “mua đáy” thêm 150 BTC.
– 24/9: Trung Quốc tuyên bố cấm các giao dịch tiền mã hóa và hoạt động đào coin. Rất nhiều nền tảng tiền mã hóa đang lần lượt “tháo chạy” khỏi nước này. Diễn biến pháp lý của Trung Quốc với BTC được miêu tả trong Hình 2.
Hình 2: Diễn biến quá trình Trung Quốc cấm tiền mã hóa trong năm 2021
Tổ chức chấp nhận Bitcoin
Ngoài sự quan tâm của các nhà lập pháp, Bitcoin và tiền mã hóa tiếp tục được nhiều tổ chức và công ty lớn ủng hộ (Hình 3).
Hình 3: Trữ lượng BTC của các tổ chức lớn trong quý 3/2021
Ở thời điểm cuối Quý 3, quỹ đầu tư Grayscale Bitcoin Trust vẫn đang lưu trữ 654.855 BTC, chiếm 3,12% tổng cung Bitcoin. Nhiều quỹ quản lý tài sản lớn tại Mỹ tiếp cận với Bitcoin thông qua GBTC của Grayscale, chẳng hạn như Morgan Stanley. Hay 3/8 quỹ của công ty US Global đã đầu tư thêm hơn 566.389 USD cổ phiếu GBTC.
MicroStrategy cùng Michael Saylor tiếp tục mua vào BTC, bổ sung 5.050 trên tổng số 114.042 BTC mà công ty này đang lưu trữ (Hình 4).
Bộ ba CoinShares, Tesla và Square không có dấu hiệu mua thêm BTC trong Quý 3.
Ngoài ra, nhiều công ty và tổ chức cung cấp dịch vụ lớn nhận thấy cơ hội và đang bắt đầu thích nghi để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền mã hóa của khách hàng.
- Vast Bank, ngân hàng đầu tiên tại Mỹ cho phép khách hàng mua bán tiền mã hoá trực tiếp bằng tài khoản ngân hàng.
- JPMorgan Chase đăng kí mở quỹ Bitcoin ETF với SEC; Bank of America chấp nhận giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin; Wells Fargo ra mắt quỹ Bitcoin dành riêng cho “giới thượng lưu”.
- PayPal ra mắt dịch vụ giao dịch tiền mã hoá tại Anh.
- Twitter ra mắt tính năng gửi tiền Bitcoin ngay trên ứng dụng iOS.
Trữ lượng BTC trên sàn giao dịch giảm mạnh
Hình 5: Phần trăm nguồn cung BTC được nắm giữ
Cuối Quý 3, phần trăm nguồn cung không thay đổi địa chỉ ví trong vòng ít nhất 3 tháng qua đạt mức cao nhất mọi thời đại ở 84,87%.
Hình 6: Nguồn cung BTC trên các sàn giao dịch
Sau đợt bán tháo kéo dài từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 7, số lượng BTC trên các sàn giao dịch gặp hiện tượng “sốc nguồn cung” và chưa có dấu hiệu phục hồi. Trữ lượng BTC trên sàn giao dịch giảm về mức thấp nhất 2.457.417 BTC (tương đương 11,7% tổng cung) trong vòng 3 năm trở lại đây vào ngày 28/9.
Hình 7: Phần trăm BTC thanh khoản thấp và không thuộc sàn
Trong khi đó, số lượng BTC có thanh khoản thấp và không nằm trên các sàn giao dịch đều tăng mạnh trong vòng 3 tháng trở lại đây. Dựa vào Hình 7, có thể thấy mối tương quan giữa hai chỉ báo trên và giá BTC trong vòng 18 tháng qua.
2. Tổng quan về Ethereum trong Quý 3/2021
Hard fork London và EIP-1559
Quý 3 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Ethereum với hard fork London cùng nhiều đề xuất cập nhật. Trong đó, EIP-1559 là cập nhật được chú ý nhất với đề xuất cải cách phí giao dịch dựa trên mật độ mạng lưới và đề xuất đốt một phần phí giao dịch giúp nguồn cung của Ethereum dần tiến tới mức giảm phát. Tính đến trước ngày 1/10, đã có tổng cộng 409.669 ETH được đốt đi (Hình 8).
Hình 8: Số lượng ETH đã được đốt kể từ EIP-1559
Giá ETH đã có sự hồi phục mạnh mẽ trước thềm hard fork London và nhanh chóng quay trở lại mức 4.000 USD. Bên cạnh đó, nhiều chỉ số của mạng lưới cũng có sự thay đổi đáng kể trong quý 3 như giá trị bị khóa (TVL), số lượng ví, số lượng ETH 2.0 đã stake và phí gas trung bình (Hình 9).
Hình 9: Tăng trưởng của mạng lưới Ethereum trong quý 3/2021
Toàn cảnh Layer 2 và sự bùng nổ của Arbitrum
Giải pháp Layer 2 trên mạng lưới Ethereum trong Quý 3 (Hình 10) chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của cái tên Arbitrum khi mainnet Arbitrum chính thức khởi chạy vào đầu tháng 9. Trong quý này, Arbitrum đã nhận được khoản đầu tư 120 triệu USD từ nhiều quỹ lớn và đạt 1,8 tỷ USD giá trị bị khóa (TVL) sau 4 ngày khởi chạy mainnet.
Hình 10: Các giải pháp Layer 2 trên Ethereum
3. Xu hướng nổi bật trong Quý 3/2021
Xu hướng GameFi
GameFi (viết tắt của Game Finance là sự kết hợp giữa Gaming và DeFi) gần đây đã trở thành một trong những xu hướng nổi bật nhất trong thị trường và trở thành cơn sốt giúp những tựa game xây dựng trên blockchain trở nên phổ biến, thu hút nhà đầu tư và người chơi từ thị trường game truyền thống.
Axie Infinity chính là cơn sốt “mới” của làng Blockchain Game. Chỉ trong tháng 7, Axie Infinity đã ghi nhận mức doanh thu gần 200 triệu USD, gấp 16 lần doanh thu trong tháng 6 và giúp doanh thu tích lũy tăng trưởng 1.050%. Cùng tháng này, vốn hóa của Axie tăng từ mức 315 triệu USD lên gần 2,4 tỷ USD. Sự bùng nổ của tựa game dẫn đầu này đã giúp hàng loạt các tựa game blockchain khác trên thị trường có sự tăng trưởng lớn về vốn hóa.
Hình 11: Xếp hạng DApp và blockchain theo doanh thu quý 3
Theo thống kê của Token Terminal, tổng doanh thu của Axie Infinity trong Quý 3 vừa qua gần chạm mốc 800 triệu USD, tăng gần 5.000% so với Quý 2 là 16 triệu USD và trở thành tựa game cũng như DApp có doanh thu lớn nhất trên thị trường hiện nay (Hình 11). Tài sản NFT của Axie Infinity ghi nhận 1,8 tỷ USD khối lượng giao dịch trong Quý 3, tăng hơn 1.400% so với 118 triệu USD trong Quý 2 (dữ liệu từ DappRadar). Với sự thành công của Axie Infinity (AXS), người chơi game đã có một cái nhìn hoàn toàn mới về Blockchain Game, đặc biệt là với hình thức game Play-to-Earn (P2E).
Hình 12: Các dự án game nổi bật trên Ethereum
Ở giai đoạn đầu, hầu hết các game được phát triển trên blockchain Ethereum. Có rất nhiều các dự án thành công và thu hút được nhiều người chơi như Axie Infinity, Decentraland, The Sandbox, Sorare, X World Games,… (Hình 12)
Tuy nhiên, trong Quý 3, Binance Smart Chain (BSC) trở thành điểm sáng khi nhiều dự án game mới lựa chọn xây dựng trên nền tảng này. Các tựa game trên BSC như CryptoBlades, MyDefiPet, Faraland hay Mobox đã thu hút được rất nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây (Hình 13).
Hình 13: Các dự án game nổi bật trên BSC
Một sự kiện tiêu biểu là vào cuối tháng 7 Binance Smart Chain đã chứng kiến khối lượng giao dịch hàng ngày tăng lên 3-4 lần so với giai đoạn trước đó, điều này phần lớn nhờ vào sự phát triển của các dự án GameFi, đặc biệt là CryptoBlades. Số lượng giao dịch trong 7 ngày của CryptoBlades đạt đến 9,23 triệu vào khoảng giữa tháng 8, xếp hạng cao nhất trong tất cả các game. Ngoài ra, CryptoBlades cũng xếp hạng 2 về số lượng người dùng trong 30 ngày của tất cả các game có token, theo Dapp.
Ngoài Ethereum, BSC thì Polygon cũng là cái tên gây nhiều sự chú ý trong thế giới GameFi khi cho ra mắt Polygon Studios để phục vụ cho hệ sinh thái Game & NFT trong Quý 2. Gần đây, có rất nhiều dự án game NFT đang và sẽ được phát triển trên mạng lưới Polygon. Bên cạnh đó WAX, Enjin hay Flow cũng là những blockchain đang thu hút được nhiều dự án game.
Cơn sốt NFT
NFT đã nhiều lần được dự đoán sẽ trở thành xu hướng lớn trong thị trường tiền mã hóa và dự đoán đó đã thực sự đến trong Quý 3. Tháng 8 ghi nhận khối lượng giao dịch NFT cao kỷ lục, đạt 5,2 tỷ USD. Tiếp theo đó là tháng 9 cũng đạt được con số rất ấn tượng 4 tỷ USD. Kết quả là trong Quý 3, tổng khối lượng giao dịch NFT đạt hơn 10,67 tỷ USD, tăng trưởng 704% so với quý trước (Hình 14).
Hình 14: Khối lượng giao dịch NFT hàng tháng trong năm 2021
OpenSea là NFT Marketplace đầu tiên vượt qua mốc 1 tỷ USD khối lượng giao dịch. Trong Quý 3, tổng khối lượng giao dịch NFT trên Opensea đạt 7,4 tỷ USD, chiếm hơn 70% thị phần. Xếp sau Opensea là Rarible, ghi nhận 73,3 triệu USD, SuperRare đứng thứ ba với 66,6 triệu USD (Hình 15).
Hinh 15: Xếp hạng NFT Marketplace theo khối lượng giao dịch
Xu hướng GameFi đã góp 1 phần không nhỏ vào sự tăng trưởng chung của thị trường NFT, các tài sản NFT trong game ghi nhận khối lượng giao dịch 2,3 tỷ USD trong Quý 3. Bên cạnh đó, nhân tố đóng góp lớn nhất phải kể đến là các bộ sưu tập kỹ thuật số hay còn gọi là avatar NFT.
Tiêu biểu trong đó là bộ sưu tập CryptoPunks. Trong Quý 3, khối lượng giao dịch của CryptoPunk đạt xấp xỉ 360.000 ETH (tương đương 1,3 tỷ USD), tăng gần 400% so với con số ghi nhận của Quý 2 là 75.000 ETH. Tại những ngày cao điểm vào đầu tháng 9, giá sàn cho một NFT CryptoPunk xấp xỉ ở mức 465.000 USD (dữ liệu thống kê bởi Dune Analytics). Nhiều Cryptopunk được giao dịch với mức giá hàng triệu USD trong Quý 3 (Hình 16).
Hình 16: Các Cryptopunk có giá đắt nhất
Bên cạnh CryptoPunks, bộ sưu tập “vượn người” Bored Ape Yacht Club (BAYC) cũng trở nên vô cùng phổ biến. Đỉnh điểm ngày 28/08, khối lượng giao dịch trong ngày của BAYC đã lên tới con số 53 triệu USD.
Ngoài ra, nhiều bộ sưu tập NFT cũng góp phần vào cơn sốt của Quý 3 như: Meebits, Pudgy Penguin, CyberKongz, Loot,… với khối lượng giao dịch hàng ngày lên tới hàng triệu USD.
4. Sự bùng nổ của các hệ sinh thái mới
Về sự phát triển của các nền tảng blockchain bên cạnh Ethereum, quý 1 ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái Binance Smart Chain, nối tiếp đó là Polygon ở Quý 2. Đến Quý 3, một loạt nền tảng blockchain mới ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc và trở thành các điểm sáng trong thị trường.
Token nền tảng của nhiều hệ sinh thái có sự thay đổi rất mạnh trong Quý 3 như LUNA, AVAX, FTM, SOL, NEAR, các token này liên tục đạt mức cao nhất mọi thời đại (Hình 17).
Hình 17: Tăng trưởng của các token nền tảng trong quý 3/2021
Sau một thời gian dài phát triển cơ sở hạ tầng, các nền tảng blockchain mới đã sẵn sàng đón nhận dòng tiền chảy vào. Trong Quý 3, nhiều hệ sinh thái đã công bố gói hỗ trợ nhằm phát triển hệ sinh thái theo nhiều mặt, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng đến khuyến khích các dự án, cũng như người dùng tham gia vào hệ sinh thái của chính mình.
Mở đầu là Celo với chương trình khuyến khích trị giá 100 triệu USD. Sau đó, một loạt các hệ sinh thái khác cũng tung ra các chương trình thu hút thanh khoản (incentive program) với giá trị lớn như Avalanche, Algorand, Harmony, Fantom, Hedera Hashgraph, Kava và Cardano (Hình 18).
Hình 18: Các chương trình khuyến khích thanh khoản ra mắt trong quý 3/2021
Nhờ vào chương trình khuyến khích thanh khoản, tổng giá trị bị khóa cũng có sự thay đổi đáng kể, dòng tiền liên tục đổ vào các hệ sinh thái mới trong Quý 3 (Hình 19).
Hình 19: Tăng trưởng TVL của các hệ sinh thái hàng đầu
Đáng chú ý, những cái tên nổi bật nhất chính là Avalanche, Solana và Fantom với sự tăng trưởng đều cả về vốn hóa cũng như TVL. Ba nền tảng này gần như đã hoàn thiện các mảnh ghép cốt lõi trong hệ sinh thái để sẵn sàng bùng nổ:
- Cầu nối tài sản (Bridge)
- Sàn giao dịch (DEX/AMM)
- Giao thức cho vay (Lending/Borrowing)
- Sản phẩm Yield Farming
Với một hệ sinh thái đã tương đối hoàn thiện và cộng thêm vào đó là việc “mở van” bằng các chương trình khuyến khích nhà phát triển và người dùng đã dẫn tới điểm bùng nổ cho cả 3 nền tảng trên.
Solana (SOL)
Sự thay đổi của hệ sinh thái Solana trong Quý 3 có lẽ nhờ vào cuộc thi hackathon “Solana Season” diễn ra trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6. Sau đó, một loạt các dự án mới dần xuất hiện và đạt được mức tăng trưởng cực kỳ lớn, điển hình là Saber và Sunny, 2 giao thức mới nhưng nhanh chóng chiếm giữ TVL cao nhất tại hệ.
Hình 20: Biến động TVL trong hệ sinh thái Solana quý 3/2021
Đỉnh điểm trong Quý 3, Saber đã có lượng giá trị bị khóa lên tới 4,15 tỷ USD tại ngày 12/9. Sunny (SUNNY) cũng có mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng khi đạt 3,4 tỷ USD TVL từ con số 0 trong vỏn vẹn 2 tuần. Tổng TVL của toàn bộ hệ sinh thái Solana tăng gần 20 lần trong Quý 3, đạt mức cao nhất là 12,2 tỷ USD tại ngày 12/9, đưa Solana trở thành hệ sinh thái có TVL cao thứ 3 chỉ sau Ethereum và BSC (Hình 20).
Bên cạnh đó, lĩnh vực gaming trên Solana cũng có dấu ấn với sự ra mắt token của Star Atlas, một tựa game thuộc thể loại chiến tranh không gian. Sau khi mở bán, 2 token của game này là ATLAS và POLIS lần lượt đạt ATH ROI là 193 lần và 134 lần.
Avalanche (AVAX)
Hệ sinh thái Avalanche bắt đầu bứt phá ngay khi công bố kế hoạch thu hút DeFi trị giá 180 triệu USD có tên là “Avalanche Rush” vào ngày 19/8. Ngay sau đó, tổng TVL toàn hệ Avalanche đã chóng đạt hơn 2 tỷ USD chỉ sau 10 ngày, tăng 570% (dữ liệu thu thập từ DefiLlama).
Chưa dừng lại ở đó, hệ sinh thái Avalanche có thêm động lực tăng trưởng khi kêu gọi đầu tư thành công 230 triệu USD với sự tham gia của nhiều quỹ lớn bao gồm Polychain Capital, Three Arrow Capital, R/Crypto Fund, Dragonfly, CMS Holdings, Collab+Currency và Lvna Capital. Tổng TVL của Avalanche tiếp tục tăng trưởng và đạt gần 4 tỷ USD vào cuối Quý 3.
Nhiều token của hệ sinh thái Avalanche cũng đã có mức tăng trưởng lớn trong Quý 3, nổi bật là TraderJoe (JOE) và Teddy Cash (TEDDY).
Hình 21: Biến động giá hệ sinh thái Avalanche trong quý 3/2021
Fantom (FTM)
Fantom khởi động chương trình khuyến khích thanh khoản khá lớn trong Quý 3 với trị giá 370 triệu FTM nhằm thúc đẩy phát triển Defi và GameFi trên hệ sinh thái. Nhờ vào chương trình khuyến khích thanh khoản, tổng giá trị bị khóa của Fantom đã chứng kiến sự tăng trưởng 984% trong Quý 3, đạt 2,07 tỷ USD (dữ liệu thu thập từ DefiLlama).
Bên cạnh đó, các dự án trong hệ sinh thái Fantom cũng có sự tăng trưởng vượt trội về vốn hóa nhờ vào chương trình khuyến khích thanh khoản.
Hình 22: Biến động giá hệ sinh thái Fantom trong quý 3/2021
Lĩnh vực Gaming và NFT của Fantom cũng có điểm sáng trong Quý 3 khi Andre Cronje, nhà sáng lập Yearn Finance (YFI), đang tích cực xây dựng 2 sản phẩm là RarityGame (Gaming) và Artion (sàn giao dịch NFT) tại Fantom cũng như hứa hẹn về một cầu nối NFT giữa Fantom và Ethereum trong tương lai gần.
5. Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế
Việt Nam trở thành cái tên sáng giá nhất trên thị trường toàn cầu trong quý 3 năm nay. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ nước ta đang dẫn đầu trong việc tiếp nhận crypto và DeFi, cũng như số lượng người dùng tiền mã hóa. Những con số ấn tượng này đã được Kyros Ventures thể hiện trong video dưới đây.
Ngoài ra, để có cái nhìn toàn cảnh về thị trường, hãy cùng điểm qua Bản đồ blockchain Việt Nam cập nhật mới nhất trong Hình 23.
Hình 23: Bản đồ Blockchain và crypto Việt Nam.
Xem kích thước đầy đủ tại đây.
6. Tạm kết
Quý 3 kết thúc với sự tăng trưởng mạnh mẽ của toàn bộ thị trường. Sự phát triển của GameFi, NFT và các hệ sinh thái mới đã khiến crypto trở nên mới mẻ hơn và mở ra nhiều cánh cửa tiềm năng để tiếp tục phát triển trong Quý 4 và hơn thế nữa. Hãy cùng nhau đón chào một Quý 4 thật thành công của thị trường tiền mã hóa.
Kyros Ventures
Có thể bạn quan tâm: