Cùng với sự phát triển của thị trường tiền mã hoá, hàng loạt những công nghệ mới đã lần lượt được ra mắt kể từ khi Bitcoin và cơ chế đồng thuận Proof of Work được giới thiệu với thế giới, kéo theo là những công việc phụ trợ được tạo ra nhằm khuyến khích người dùng tiếp cận cũng như sử dụng công nghệ blockchain. Trong đó, Miner và Validator là 2 khái niệm tiêu biểu cũng như dễ bị nhầm lẫn nhất. Vậy Validator và Miner là gì? Hãy cùng Coin68 phân biệt thông qua bài viết dưới đây.
Validator là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa Validator và Miner
Validator là gì?
Validator là khái niệm ám chỉ một người cài đặt phần mềm chạy node và tham gia vào quá trình xác thực dữ liệu, sắp xếp các giao dịch của một blockchain cụ thể thông qua sức mạnh máy tính. Công việc này là một phần trong quá trình hoàn thiện các block để gắn vào mạng lưới.
Các Validator thường là những người tham gia vào việc chạy node của blockchain Proof of Stake, do đó, họ được yêu cầu phải stake một lượng token nhất định để đáp ứng yêu cầu tối thiểu của mạng lưới. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu người dùng không có đủ tiền để stake thì họ hoàn toàn có thể góp thành một pool đủ để đáp ứng yêu cầu của blockchain. Khoản tiền stake này là một loại bảo hiểm để nếu như người dùng thực hiện các hành vi gây nguy hại đến sự an toàn của dự án thì số tiền trên sẽ bị tước đi nhằm phạt người dùng đó.
Đối với các blockchain có cộng đồng đông đảo như Ethereum, Polkadot và Cosmos, người dùng sẽ được yêu cầu có một phần cứng đủ mạnh để đáp ứng các tác vụ của một node trong các blockchain. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần có một ít kiến thức về lập trình máy tính đủ sâu để điều hành cũng như cài đặt các máy tính này.
Không những thế, đối với các dự án lớn và lâu đời, để được nhận consensus reward từ việc chạy node, người dùng cần phải stake một số tiền khá lớn (Ethereum yêu cầu stake 32 ETH) để có quyền chạy, do đó, thị trường tồn tại những hình thức chia sẻ pool stake và phần thưởng nhằm mở rộng hướng tiếp cận cho nhiều Validator hơn.
Validator được mạng lưới tưởng thưởng cho công việc của mình dưới dạng token mới sinh ra từ hoạt động staking.
Các nhiệm vụ chính của Validator
Validator là người trực tiếp đóng vai trò quản lý và vận hành node, một thành phần không thể thiếu đối với sự vận hành của một blockchain cụ thể. Do đó, toàn bộ các tác vụ bên ngoài node đều được quản lý bởi các node này bao gồm:
- Xác thực tính hợp lệ: Validator sẽ kiểm tra các thông tin của giao dịch bao gồm ví gửi, ví nhận, số tiền, phí gas để xác thực tính hợp lệ của giao dịch.
- Đóng gói: Sau khi xác thực và chấp nhận tính hợp lệ của giao dịch, các Validator sẽ tạo khối mời và đóng gói toàn bộ số dữ liệu này cùng với chữ ký xác nhận cho tính hợp lệ của chúng. Tiếp theo, các Validator sẽ gửi các khối này cho các Validator khác để đồng bộ dữ liệu cũng như thông báo về giao dịch.
- Kiểm tra các phiên làm việc của node khác: Như đã nói ở trên, sau khi xác nhận khối mới, các Validator sẽ gửi khối này đến các Validator khác trong mạng để kiểm tra và đồng bộ hoá dữ liệu. Khi này, các Validator có thể biểu quyết về vấn đề chấp nhận sự hợp lệ của dữ liệu thông qua bỏ phiếu.
Miner là gì?
Miner là cụm từ ám chỉ một người hoặc một tổ chức sử dụng các thiết bị có cấu hình phần cứng cao để chạy các phần mềm phức tạp, giải được các bài toán được đưa ra bởi blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work. Nhiệm vụ của các Miner có thể hiểu đơn giản hơn đó chính là việc tạo ra các khối mới và và kết nối chúng với các khối cũ để tạo thành blockchain.
Công việc của các Miner và Validator có một phần khá tương đồng đó chính là cả 2 đều đóng vai trò xác thực tính hợp lệ của các giao dịch được tạo và gắn chúng vào block.
Sau khi hoàn thành công việc, Miner sẽ được nhận thưởng là một lượng coin nhất định sau khi kết thúc block. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại năm 2024, việc đào coin đã trở nên phức tạp và khó khăn hơn so với thời điểm cách đây 10 năm do yêu cầu cấu hình cao và phần thưởng đã bị giảm đi khá nhiều.
Các nhiệm vụ chính của Miner
Xác định và đánh giá giao dịch với sức mạnh máy tính của mình, Miner sẽ là những cá nhân chịu trách nhiệm tìm kiếm và phân tích các giao dịch của blockchain. Tiếp theo đó, các Miner sẽ dùng các thuật toán để giải mã các bài toán cực kỳ phức tạp và nhận được phần thưởng.
- Tạo khối mới: Sau khi giải quyết được bài toán và nhận được phần thưởng, Miner sẽ đưa số dữ liệu trên vào một khối mời và kết nối chúng với chuỗi có sẵn và đồng bộ hoá dữ liệu.
- Kiểm tra các kết quả công việc của các Miner khác: Trong quá trình mining, các kết quả sẽ được xác thực bởi các node (Miner), sau đó, các node này sẽ kiểm tra chéo lẫn nhau để để đảm bảo tính toàn vẹn của cả hệ thống.
Phân biệt sự khác nhau giữa Miner và Validator
Tiêu chí |
Validator |
Miner |
Hoạt động |
Xác thực giao dịch và đưa dữ liệu vào khối. |
Giải thuật toán và tạo khối mới. |
Yêu cầu cấu hình |
Thấp đến trung bình. |
Cao đến rất cao. |
Phần thưởng |
Nhận được phần thưởng tuỳ theo quy định của từng dự án cụ thể. |
Nhận được phần thưởng từ việc giải toán. |
Cơ chế đồng thuận |
Proof of Stake |
Proof of Work |
Tổng kết
Bên trên là những thông tin về Validator và Miner cũng như các hoạt động của cả hai thành tố này trong blockchain. Thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc những góc nhìn tổng quan về hai khái niệm này cũng như cách phân biệt chúng thông qua cách hoạt động và cơ chế đồng thuận.