logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Tổng vốn hóa thị trường trở lại 2.000 tỷ USD, Bitcoin (BTC) đã thiết lập đủ động lực cho chu kỳ mới?

-08/02/2022

Tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa đã tăng trở lại trên 2.000 tỷ USD sau khi giảm xuống dưới ngưỡng giá trị này từ giữa tháng 1.

Tổng vốn hóa thị trường trở lại 2 nghìn tỷ USD, Bitcoin (BTC) đã thiết lập đủ động lực cho chu kỳ mới?
Tổng vốn hóa thị trường trở lại 2 nghìn tỷ USD, Bitcoin (BTC) đã thiết lập đủ động lực cho chu kỳ mới?

Sau cuộc tàn sát thị trường kéo dài từ tháng 12/2021, đỉnh điểm là cú sập về 33.000 USD của Bitcoin khiến nhà đầu tư thua lỗ đến 2,5 tỷ USD, thì tín hiệu tích cực đã xuất hiện với hơn 500 tỷ USD đã quay trở lại thị trường tiền mã hóa trong 2 tuần trở lại đây.

Thống kê cho thấy vào ngày 24 tháng 1, tổng vốn hóa thị trường dao động khoảng 1.500 tỷ USD. Kể từ đó, chỉ số dần đi vào giai đoạn ổn định, tăng hơn 36%, để leo lên cột mốc 2.080 tỷ USD vào ngày 7 tháng 2 năm 2022. Bitcoin (BTC) hiện đang chiếm 39,4% thị phần vốn hóa thị trường trong khi Ethereum (ETH) là 17,9%.

Tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa. Nguồn: CoinMarketCap
Tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa. Nguồn: CoinMarketCap

Dĩ nhiên phần lớn lực kéo thị trường đều phụ thuộc chủ yếu vào sự biến động của Bitcoin. Mặc dù bị chặn đứng đà phục hồi đến 2.000 USD từ sức ép bởi cơ quan thuế Vương quốc Anh, nhưng BTC đã nhanh chóng thích nghi và duy trì động lực tăng trưởng nhờ vào những tin tức vĩ mô ủng hộ crypto đến từ nhiều quốc gia khác nhau cũng như hành động đầu tư mạnh mẽ từ các tổ chức lớn.

Chính phủ Nga đã chính thức “quay xe”, đồng ý xây dựng lộ trình quản lý tiền mã hóa thay vì cấm toàn diện theo đề xuất của ngân hàng trung ương đưa ra vào cuối tháng 1, lý do châm ngòi cho tâm lý hoảng loạn dẫn đến áp lực bán tháo BTC. Bởi lẽ người dân Nga đang sở hữu hơn 200 tỷ USD tiền mã hóa, chiếm 12% tổng vốn hóa thị trường.

Tiếp nối hành động từ phía Nga là Ấn Độ. Quốc gia này cũng công bố kế hoạch triển khai CBDC và áp thuế 30% (mức thuế cao nhất tại Ấn Độ) đối với tiền mã hóa, nhận được sự đồng tình của Thủ tướng Narendra Modi. Mặc dù đưa ra quy định đánh thuế cao ngất ngưỡng với mục đích nhằm hạn chế làn sóng đầu tư người dân trong nước, nhưng đây cũng được xem là động thái “hợp pháp hóa” ngành crypto so với thái độ thù địch tuyệt đối trước đây của quốc gia.

Hơn nữa, sự quyết tâm của El Salavador góp phần không nhỏ trong xu hướng củng cố niềm tin về tiềm năng của Bitcoin trong tương lai. Bất chấp Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra yêu cầu El Salvador ngưng dùng Bitcoin làm tiền tệ, quốc gia vẫn cương quyết bác bỏ lời đề nghị này, tuân thủ đường lối phát triển Bitcoin ban đầu theo ý chí của Tổng thống Nayib Bukele. Mới đây, El Salvador còn triển khai trung tâm giáo dục Bitcoin bên cạnh việc tiến hành nâng cấp ví Chivo.

Về phương diện tổ chức đầu tư, MicroStrategy có lẽ đang là đại diện được chú ý đến nhiều nhất. Đã xuất hiện nhiều lo ngại rằng liệu MicroStrategy có bán bớt số BTC của mình khi thị trường đi vào chu kỳ giảm giá dài hạn hay không? Thực tế lại cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác.

MicroStrategy đã tiếp tục mua thêm 25 triệu USD Bitcoin trong đầu tháng 2, nâng kho tài sản dự trữ Bitcoin lên 120.051 BTC, với mức giá trung bình 30.200 USD cho mỗi BTC. Giám đốc Tài chính MicroStrategy tuyên bố chiến lược của công ty vẫn là tích cực bổ sung thêm Bitcoin trong năm nay dù thị trường có phản ứng xấu. Trong khi đó, đích thân CEO Michael Saylor đã lên tiếng khẳng định ông sẽ kiên quyết không bán bất kỳ một Bitcoin nào.

Mặt khác, sự bùng nổ trên phạm vi altcoin cũng thu hút dòng tiền rất mạnh được đổ vào thị trường, chủ yếu đến từ làn sóng huy động vốn, thương vụ đầu tư và cho ra mắt gói kích thích phát triển hệ sinh thái từ nhiều nền tảng phổ biến để tiếp tục tận dụng cơ hội cũng như củng cố vị thế trong ngành.

Chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2022, danh sách trên đã liên tiếp được nối dài bởi một loạt các thương vụ nổi bật như sàn giao dịch FTX (2 tỷ USD),  FTX.US (400 triệu USD), Animoca Brands (359 triệu USD), Microsoft (mua lại Activision Blizzard với giá 68,7 tỷ USD), OpenSea (300 triệu USD), nền tảng NFT Autograph (170 triệu USD), Secret Network (400 triệu USD), ICON (200 triệu USD), NEAR Protocol (150 triệu USD), Serum (75 triệu USD) và Polygon (450 triệu USD).

Nhìn chung, với cột mốc trên 2.000 tỷ USD vừa thiết lập đã giúp Bitcoin một lần nữa lọt vào top 10 tài sản có giá trị lớn nhất về mặt định giá tổng thể với 840,57 tỷ USD vốn hóa. Song, BTC vẫn cần nhiều động lực hơn nữa để có thể tiếp tục vươn xa hơn trong thời gian sắp tới, trước mắt là phá vỡ kỷ lục 3.000 tỷ USD tổng vốn hóa thị trường được ghi nhận vào tháng 11 năm 2021.

Những tài sản lớn nhất thế giới tính theo tổng vốn hóa thị trường. Nguồn: Companiesmarketcap
Những tài sản lớn nhất thế giới tính theo tổng vốn hóa thị trường. Nguồn: Companiesmarketcap

Tại thời điểm thực hiện bài viết, Bitcoin vẫn duy trì đà tăng giá lành mạnh trong 24 giờ qua, đang giao dịch tại 44.874 USD, mốc cao nhất đạt được trong ngày là 45.000 USD.

Biểu đồ 1H giá BTC/USDT. Nguồn: Binance
Biểu đồ 1H giá BTC/USDT. Nguồn: Binance

 

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-08/02/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68