logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Omnichain Fungible Token (OFT) là gì? Tiêu chuẩn Multichain cho Fungible Token của LayerZero

-30/08/2023

Omnichain là một khái niệm khá mới được tạo ra bởi LayerZero. Vậy Omnichain Fungible Token là gì, các bạn hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Omnichain Fungible Token (OFT) là gì? Tiêu chuẩn Multichain cho Fungible Token của Layer Zero

Omnichain Fungible Token là gì?

Omnichain Fungible Token (OFT) là một tiêu chuẩn multi-chain cho các fungible token được phát triển bởi Layer Zero. OFT được thiết kế để trở thành tiêu chuẩn có khả năng tương thích với tất cả các loại fungible token trên nhiều blockchain khác nhau. 

Tiêu chuẩn này cho phép các token có thể thay thế (fungible token) được di chuyển an toàn qua các chain mà không cần giải pháp đóng gói (wrapped), chain trung gian hoặc pool thanh khoản. Điều này cho phép các token vẫn ở dạng gốc và số dư được sửa đổi liền mạch trên các mạng khác nhau.

Cơ chế hoạt động của Omnichain Fungible Token

Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của OFT đầu tiên các bạn cần nắm rõ các cách vận hành của các giải pháp bridge.

Dựa trên cơ chế di chuyển tài sản giữa các chain có thể chia các giải pháp bridge ra thành 2 loại:

  • Lock & Mint: Các giải pháp bridge thuộc nhóm này sẽ khóa tài sản trên chain gốc (source chain) và đúc tài sản trên chain đích (destination chain).

  • Burn & Mint: những giải pháp bridge thuộc nhóm này sẽ đốt tài sản trên chain gốc (source chain) và đúc tài sản trên chain đích (destination chain).

Omnichain Fungible Token (OFT) sẽ hoạt động theo cơ chế “Burn & Mint”, cho phép gửi token giữa các chain một cách tiện lợi và không cần sự có mặt của các pool thanh khoản.

Omnichain Fungible Token giải quyết vấn đề gì? 

Khi xu hướng Multichain bắt đầu phát triển, các dApp bắt đầu dựa vào các giải pháp bridge để phát hành wrapped token. Tuy các giải pháp này có lợi ích trong ngắn hạn nhưng mỗi giải pháp bridge lại phát hành ra một loại wrapped token của riêng họ, điều này sẽ làm phân mảnh thanh khoản. 

Ví dụ: Có rất nhiều loại USDC khác nhau:

  • Force Bridge USDC (Wrapped USDC được tạo ra bởi Force Bridge)

  • USDC.e (Wrapped USDC được tạo ra bởi Avalanche Bridge)

  • USDC.E (Wrapped USDC được tạo bởi Plenty Bridge)

  • USDCPO (Wrapped USDC được tạo ra bởi Wormhole)

Ngoài ra, các wrapped token cũng không bao gồm đầy đủ các tính năng như token chính. Ví dụ :

Khi sử dụng giải pháp Bungee để di chuyển UNI token từ Ethereum sang BNB Smart Chain, người dùng sẽ nhận được phiên bản UNI token trên mạng BSC. Tuy nhiên, token này sẽ không thể dùng để bỏ phiếu cho các quyết định quản trị như là phiên bản UNI token trên Ethereum.

Những lợi ích mà Omnichain Fungible Token mang lại?

Những lợi ích mà tiêu chuẩn OFT mang lại:

  • Tài sản sẽ được di chuyển dễ dàng, mà không yêu cầu thanh khoản giữa 2 chain. Điều này đồng nghĩa với việc phí di chuyển tài sản sẽ giảm do người dùng không cần phải trả phí cho LP.

Ví dụ: 

Khi bridge STG - một Omnichain Fungible Token - bằng cầu nối Stargate. Người dùng sẽ không gặp tình trạng trượt giá. Số STG được chuyền từ Arbitrum sang Optimism sẽ giữ nguyên.

Tuy nhiên, khi bridge 1000 USDT từ Arbitrum sang BNB Chain, người dùng dùng sẽ phải chịu mức trượt giá nhất định. Mức trượt giá này sẽ thay đổi tuỳ theo tình hình thị trường.

  • OFT sử dụng cơ chế Burn & Mint, không cần bên thứ 3 trung gian lưu trữ tài sản giữa 2 chain. Giải pháp này giúp hạn chế rủi ro trong bối cảnh rất nhiều cầu nối bị tấn công gây thiệt hại hàng trăm triệu USD như: Ronin Bridge bị hack 622 triệu USD, hay cầu nối Wormhole bị tấn công và để lại con số thiệt hại lên đến 325 triệu USD. 

  • Ngoài ra, OFT sẽ mang lại sự đồng nhất cho các token có thể thay thế (fungible token), tức là dù trên Ethereum hay Avalanche token theo tiêu chuẩn OFT đều có cùng chức năng. Ví dụ: Token STG trên Binance Smart Chain và Arbitrum đều có thể dùng để vote các đề xuất quản trị.

Các dự án đã áp dụng tiêu chuẩn OFT

Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều giao thức DeFi đã nâng cấp hoặc công bố kế hoạch nâng cấp token quản trị của họ lên tiêu chuẩn OFT. Token quản trị với hỗ trợ đa chuỗi cho phép người dùng sẽ tương tác với giao thức hoặc bỏ phiếu mà không bị giới hạn trong một chuỗi duy nhất. 

Các giao thức DeFi đã thông báo chuyển token sang tiêu chuẩn OFT của LayerZero: Trader Joe (JOE), PancakeSwap (CAKE), Radiant Capital V2 (RDNT) và GMD Protocol (GMD).

Sản phẩm tương tự

Cross-Chain Transfer Protocol của Circle

Circle - công ty phát hành stablecoin USDC, đã thông báo sẽ phát hành cầu nối Cross-chain mang tên Cross-Chain Transfer Protocol (CCTP). Cầu nối này cũng sẽ sử dụng cơ chế Burn & Mint, cho phép di chuyển USDC giữa các chain khác nhau một cách dễ dàng

Các ứng dụng của CCTP gồm:

  • Cross-chain swaps (Hoán đổi chuỗi chéo): Người dùng có thể thực hiện hoán đổi chuỗi chéo với các tài sản kỹ thuật số tồn tại trên các chuỗi riêng biệt (ví dụ: ETH trên Ethereum cho AVAX trên Avalanche). Theo cách hoàn toàn tự động, ETH có thể được hoán đổi lấy USDC trên Ethereum, được CCTP định tuyến tới Avalanche và hoán đổi lấy AVAX. 

  • Cross-chain deposits (Gửi tiền xuyên chuỗi): Cho phép người dùng sử dụng USDC trên Ethereum để mở một vị thế trên một sàn giao dịch phi tập trung trên Avalanche. Vì CCTP có thể định tuyến USDC qua các chuỗi khác nên người dùng không bao giờ cần chuyển ví hoặc thậm chí nghĩ xem họ đang giữ USDC trên chuỗi nào.

  • Purchase NFTs across chains (Mua NFT xuyên chuỗi): Chỉ với một cú nhấp chuột, người dùng có USDC trên Avalanche có thể mua NFT trên mạng Ethereum và niêm yết để bán trên OpenSea. Khi người dùng bắt đầu giao dịch từ ví MetaMask của họ, CCTP sẽ định tuyến USDC của họ từ Avalanche sang Ethereum để mua NFT sau đó niêm yết trên OpenSea.

Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP) của Chainlink

Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP) từ Chainlink là công cụ cho phép các dự án web3, dAppp có thể chuyển tài sản, dữ liệu giữa các blockchain một cách an toàn mà không gặp phải các rủi ro như các giải pháp cross-chain bridge truyền thống.

Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP) có thể được sử dụng trong một số trường hợp:

  • Cross-chain lending: Chainlink CCIP cho phép người dùng cho vay và mượn nhiều loại tài sản tiền mã hoá trên nhiều nền tảng DeFi chạy trên các chain độc lập.

  • Tính toán giao dịch với chi phí thấp: Chainlink CCIP có thể giúp giảm tải việc tính toán dữ liệu giao dịch trên các chain được tối ưu hóa chi phí.

  • Tối ưu hóa năng suất giữa các chain: Người dùng có thể tận dụng Chainlink CCIP để chuyển tài sản thế chấp sang các giao thức DeFi mới nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên các chain.

  • Tạo các loại dApp mới: Chainlink CCIP cho phép người dùng tận dụng các hiệu ứng mạng trên một số chain nhất định trong khi khai thác khả năng tính toán và lưu trữ của các chain khác.

Tổng kết 

Omnichain Fungible Token từ LayerZero là một giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho thị trường crypto. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của giải pháp CCTP đến từ gã khổng lồ Circle, OFT sẽ gặp những khó khăn nhất định trên hành trình tích hợp tiêu chuẩn này cho các ứng dụng phi tập trung trong thị trường crypto.

Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về Omnichain Fungible Token. Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. 

-30/08/2023
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68