LPDfi là viết tắt của Liquidity Providing Derivatives Finance, đề cập các giao thức tận dụng các vị thế LP trên Uniswap V3 để tạo ra các sản phẩm như Perpetual DEX, Options,... LPDfi được dự đoán sẽ là xu hướng bùng nổ tiếp theo sau LSDfi. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về LPDfi qua bài viết dưới đây nhé!
LPDfi là gì? Narrative mới đầy tiềm năng có thể bùng nổ sau LSDfi
LPDfi là gì?
LPDfi là viết tắt của Liquidity Providing Derivatives Finance, tức các giao thức tận dụng các vị thế LP trên Uniswap V3 để tạo ra các sản phẩm như stablecoin, Perpetual Futures (hợp đồng vĩnh viễn) DEX, Options (quyền chọn) và lending/borrowing. Giống như LSDfi, LPDfi nổi lên như 1 Narrative tập hợp tài sản mang lại lợi nhuận tốt cho các LP khi cung cấp thanh khoản.
LPDfi là gì?
LPDfi đang mang lại một làn gió mới cho thị trường DeFi khi các giao thức khai thác các vị thế LP của Uniswap V3 để xây dựng các sản phẩm stablecoin, phái sinh, lending/borrowing. Bằng cách tận dụng các vị thế LP chưa được sử dụng, các giao thức LPDfi mang lại tiềm năng cung cấp thanh khoản với lợi nhuận cao dành cho LP.
Ví dụ: Aave đang có mức APY cho USDT là 9,23% khi LP cung cấp thanh khoản vào pool. Các giao thức LSDfi sẽ mang lại cho LP mức APY cao hơn vào khoảng 10% - 12% khi họ cung cấp thanh khoản cho pool USDT.
LPDfi giải quyết vấn đề gì?
Uniswap V3 từ khi ra mắt đã cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng vốn nhưng nó cũng gây ra một số vấn đề về thanh khoản trong thị trường DeFi. Ví dụ: LP cung cấp thanh khoản thông qua CLMM (Thanh khoản tập trung) phải liên tục cân bằng lại các vị thế LP bằng cách thủ công để tránh Impermanent Loss (tổn thất tạm thời).
Sau đó, một số giao thức xuất hiện trên thị trường nhằm cung cấp các giải pháp quản lý thanh khoản để xử lý các chiến lược theo thuật toán MM. Các giao thức này rất quan trọng đối với CLMM nhưng nó chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi tương đối rộng. Nhiều MM cố gắng phòng ngừa sự biến động của tài sản bằng cách mua các option nhưng tính thanh khoản của các option này cũng không đủ về việc phòng ngừa rủi ro cho những khoản Impermanent Loss. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ thì khái niệm về option tương đối phức tạp và không có option nào có thể ngăn ngừa hiệu quả Impermanent Loss tại các vị thế LP đang hoạt động.
Xem thêm: Borrowing là gì?
Một chiến lược khác để phòng ngừa Impermanent Loss là bán khống các tài sản dễ biến động bằng cách sử dụng các giao thức lending/borrowing như AAVE hoặc Compound. Mặc dù chiến lược này hoạt động tốt nhưng hiệu quả sử dụng vốn tương đối thấp. Hiện tại, tất cả các phương pháp phòng ngừa Impermanent Loss đều chưa thể phát huy hết tiềm năng của Uniswap V3 và đây cũng là bài toán mà Logarithm Finance - dự án định nghĩa khái niệm LDPfi đang nỗ lực giải quyết.
Những dự án LPDfi nổi bật
Logarithm Finance
Logarithm Finance là 1 giao thức MM và quản lý thanh khoản phi tập trung được thiết kế cho người dùng DeFi và LP. Với Logarithm Finance, LP không cần phải liên tục quản lý vị thế thanh khoản của họ đồng thời tìm APY cao nhất để có thể kiếm lợi nhuận từ hoạt động cung cấp thanh khoản.
Logarithm Finance
Một trong những sản phẩm nổi bật của Logarithm Finance là Liquidity Shell dùng để hướng các token LP đến các tuyến thanh khoản tốt nhất. Hãy hình dung Liquidity Shell như một sự kết hợp giữa công cụ tổng hợp lợi nhuận và kênh thanh khoản. Mục tiêu chính của nó là đảm bảo lợi nhuận cao nhất cho người dùng Logarithm Finance bằng cách phân phối tài sản giữa các nền tảng LPDfi như Panoptic, Smilee, Limitless,... Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng mà còn gia tăng thanh khoản cho các giao thức LPDfi khác.
Hoạt động của Liquidity Shell là hướng dẫn người dùng gửi tiền vào các giao thức chiến lược mang lại lợi nhuận cao nhất trong LPDfi để tối đa hóa hiệu quả. Người dùng sẽ có thể gửi thanh khoản một chiều và quyết định xem có nên sử dụng chiến lược Nautilus Vaults hay không. Nếu người dùng chọn sử dụng Nautilus Vaults, vị thế LP của họ sẽ được bảo vệ bằng chiến lược trung lập delta của perpetual DEX GMX. Ngoài ra, người dùng cũng có thể chọn bỏ qua Nautilus Vaults và chỉ sử dụng Liquidity Shell. Điều này sẽ cho phép họ thu được lợi nhuận cao hơn thông qua chiến lược triển khai tài sản của Liquidity Shell.
Panoptic
Panoptic là một giao thức hỗ trợ giao dịch option không có kỳ hạn và không phụ thuộc vào giá từ Oracle. Thông thường, các hợp đồng option yêu cầu có thời hạn nhất định nhưng Panoptic đã có bước đột phá bằng cách loại bỏ yêu cầu này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dùng DeFi.
Panoptic
Panoptic hỗ trợ người dùng giao dịch bằng cách sử dụng giao thức trung gian Uniswap V3 thay vì tạo ra các Pool AMM hoặc dựa vào giá từ Oracle. Điều này cho phép giao thức tận dụng nguồn thanh khoản rất lớn và sẵn có từ Uniswap để thực hiện các giao dịch theo nhu cầu của người dùng.
Trên Panoptic, có sẵn các Pool tài sản cho những người cho vay giúp họ gửi tài sản vào để thu lãi suất cố định từ những người vay. Người dùng có thể vay tài sản gấp 5 lần giá trị tài sản thế chấp để thực hiện giao dịch của mình.
Dopex
Dopex là 1 giao thức phi tập trung được thiết kế nhằm tối đa hóa tính thanh khoản cho người dùng. Ngoài ra, Dopex còn giảm thiểu tổn thất cho người viết quyền chọn (Option Writer) và tối đa hóa lợi nhuận cho người mua quyền chọn (Option Buyers).
Dopex
Limitless
Limitless là nền tảng cung cấp giải pháp giao dịch tài sản phái sinh với đòn bẩy cao được xây dựng trên Uniswap V3. Với Limitless, LP cung cấp thanh khoản trên Uniswap V3 có thể cho vay thanh khoản khi vị thế LP của họ không nằm trong phạm vi giao dịch (gọi là LP nhàn rỗi) để nhận phần thưởng từ người vay và trader.
Limitless
Ngoài ra, người vay có thể vay với tỷ lệ LTV (Loan-to-Value) cao và tránh rủi ro liên quan đến việc thanh lý tài sản. Người vay và trader có thể sử dụng đòn bẩy lên đến x1000 cho các vị thế giao dịch của mình.
Smilee Finance
Smilee Finance là nền tảng Derivative sử dụng Impermanent Loss để “option hoá” nó thành các sản phẩm có thể tạo ra lợi nhuận. Sản phẩm cốt lõi của Smilee Finance là các Decentralized Volatility Product (DVP) với nhiều chiến lược khác nhau.
Smilee Finance
Smilee Finance cung cấp 2 loại vault của DVP bao gồm:
-
Short Volatility DVP (Sản phẩm biến động ngắn hạn): Đây là vault cho người dùng muốn bán Impermanent Loss hoặc 1 phần của nó để nhận Premium (phí bảo hiểm). Người dùng có thể kiếm được lợi nhuận khi khi thị trường di chuyển bất kể theo hướng nào.
-
Long Volatility DVP (Sản phẩm biến động dài hạn): Đây là vault dành cho người dùng muốn dùng Premium để mua lại Impermanent Loss hoặc 1 phần của nó. Người dùng có thể kiếm được lợi nhuận kiếm khi thị trường ổn định hoặc ở trạng thái cân bằng.
Smilee Finance sử dụng các chiến lược khác nhau trong các vaults để có thể loại bỏ Impermanent Loss và thậm chí giúp LP kiếm lợi nhuận từ Impermanent Loss. Điều quan trọng là đảm bảo tính thanh khoản trong mỗi vault và Smilee Finance đảm bảo chi trả đầy đủ cho tất cả các khoản thanh toán liên quan đến DVP.
Good Entry
Good Entry là nền tảng bảo vệ vị thế perpetual với đòn bẩy x10 giúp trader không cần lo lắng về việc bị thanh lý khi thị trường biến động mạnh. Good Entry được xây dựng trên Uniswap V3 với cơ chế tương tự như các sản phẩm option. Khi người dùng gửi tiền vào ezVault, LP sẽ được gửi và tối ưu hóa trên Uniswap V3 đồng thời đóng vai trò như người bán options. Bên cạnh đó, trader sẽ là người mua option tại các điểm entry cụ thể.
Good Entry
InfinityPools
InifinityPools là nền tảng giao dịch phi tập trung không cần dùng đến nguồn thông tin từ Oracle. InifinityPools sử dụng cơ chế UniV3 để cho phép người dùng giao dịch với đòn bẩy gần như vô hạn và không lo bị thanh lý.
InfinityPools
Với InfinityPools, người dùng có thể vay các loại tài sản có thời hạn cố định dựa trên các vị thế hiện có tương tự như trên Uniswap V3. Họ sẽ trả một khoản phí ban đầu bao gồm các khoản phí có thể phát sinh trong suốt thời gian vay. Nếu vị thế của người dùng có số dư âm thì tài sản sẽ được trả lại cho LP. Tuy nhiên, nếu khoản vay mang lại lợi nhuận thì họ có thể gia hạn thời hạn vay và tiếp tục trả lãi suất hoặc họ có thể kết thúc khoản vay và nhận về lợi nhuận của mình.
Tiềm năng phát triển của LPDfi
Thị trường DeFi không ngừng phát triển và LPDfi nổi lên như 1 giải pháp sáng tạo có khả năng bùng nổ trong thời gian sắp tới. Bằng cách tận dụng các vị thế LP của Uniswap V3, LPDfi có khả năng khai phá tiềm năng thanh khoản tại các DEX hiện có như Uniswap với TVL là hơn 3 tỷ USD (tại thời điểm tháng 10/20230) và đặt nền tảng cho các sản phẩm có cấu trúc chặt chẽ hơn. Câu chuyện của LPDfi không chỉ nằm ở sự đổi mới mà còn ở hiệu quả sử dụng vốn, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng DeFi, thúc đẩy các giao thức mới nổi và lợi nhuận tiềm năng dành cho LP.
Hiện tại, các KOL trên X (trước đây là Twitter) đang liên tục nhắc về từ khóa LDPfi tương tự LSDfi vào đầu năm 2023. Vào thời điểm thị trường crypto thiếu các Narrative để tạo nên sự sôi động thì LDPfi có tiềm năng rất lớn để trở thành “LSD 2.0”.
Theo dự đoán cá nhân LPDfi có thể sẽ bùng nổ khi bản nâng cấp Dencun (sự kết hợp giữa Deneb và Cancun) của Ethereum được hoàn thành. Tuy nhiên, nâng cấp Dencun có thể không diễn ra trong năm nay nên chúng ta sẽ phải chờ thêm liệu LPDfi có thể là 1 Narrative tiềm năng sau LSDfi hay không.
Tổng kết
LPDfi là viết tắt của Liquidity Providing Derivatives Finance đề cập việc các giao thức tận dụng các vị thế LP trên Uniswap V3 để tạo ra các sản phẩm như stablecoin, perpetual (hợp đồng vĩnh viễn) DEX, option (quyền chọn) và lending/borrowing. LPDfi được xem là 1 Narrative mới đầy tiềm năng sau LSDfi để tăng hiệu quả sử dụng vốn, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng DeFi, thúc đẩy các giao thức mới nổi và lợi nhuận tiềm năng dành cho LP.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về LPDfi để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của các bạn.