logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Liệu việc CEO FTX dang tay cứu thị trường crypto có thật sự là hành động “anh hùng”?

-22/06/2022

Giám đốc điều hành sàn giao dịch FTX Sam Bankman-Fried gần đây đã nổi lên là một “vị cứu tinh” hiếm hoi của thị trường tiền mã hóa đang bên bờ vực sụp đổ. Nhưng sự thật liệu có đúng như vậy?

Liệu việc CEO FTX dang tay cứu thị trường crypto có thật sự là hành động "anh hùng"?
Liệu việc CEO FTX dang tay cứu thị trường crypto có thật sự là hành động “anh hùng”?

Sự tương đồng về mặt lịch sử

Cụ thể vào đầu tuần này, CEO FTX Sam Bankman-Fried đã trực tiếp lên tiếng về trách nhiệm mà ông cảm thấy bản thân mình cần phải hành động để cứu trợ các công ty tiền mã hóa đang gặp khủng hoảng như một phần nỗ lực nhằm hỗ trợ thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. Ông Sam Bankman-Fried cho biết mối quan tâm chính của ông là giảm thiểu tổn thất và ngăn chặn nợ xấu lan rộng ra toàn ngành.

Tuy nhiên nước cờ của CEO FTX có được xem xét như một hành động “anh hùng” thật sự hay chỉ đơn giản là lợi dụng thời cơ để “thâu tóm” thị trường và kiếm lợi nhuận? Trước khi đi đến góc nhìn chung, chúng ta cần phải xem xét đến một số dữ kiện quan trọng sau đây.

Có một sự tương quan mật thiết về mặt lịch sử với trường hợp của CEO FTX là J.P. Morgan – “ông trùm tài phiệt” ngành ngân hàng hàng đầu của Mỹ vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX,  thời trước Cục Dự trữ Liên bang (Fed) được thành lập – đã hai lần can thiệp để ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế trên toàn nước Mỹ.

Đầu tiên, trong thời kỳ hoảng loạn năm 1893, Morgan đã cho Kho bạc Liên bang vay 65 triệu USD vàng để bổ sung vào nguồn dự trữ đang cạn kiệt và củng cố niềm tin vào hệ thống ngân hàng của chính phủ. Sau đó, giữa cuộc khủng hoảng tài chính năm 1907, Morgan tiếp tục cầm cố vốn của mình và dẫn đầu một liên minh các đại gia tài chính giàu có khác để hỗ trợ các ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán và nhiều công ty ủy thác đang thất bại.

Vì vậy các nhà sử học cho rằng hành động của Morgan đã ngăn chặn được một cuộc suy thoái nặng nề hơn vào thời điểm mà chính phủ liên bang có rất ít khả năng quản lý các cuộc khủng hoảng kinh tế. Và cũng chính vì lý do này, Fed đã được ra đời vào năm 1913, nhằm cung cấp cho đất nước một hệ thống tài chính tiền tệ an toàn, linh hoạt và ổn định hơn.

Do đó, có thể thấy rằng trường hợp lịch sử vừa đề cập có vẻ đúng với tình trạng hiện tại của CEO FTX. Chỉ trong vỏn vẹn 3 ngày, FTX đã cung cấp cho nền tảng lending đang gặp khó khăn BlockFi khoản vay 250 triệu USD và “bảo lãnh” cho công ty crypto Voyager Digital vay 485 triệu USD thông qua quỹ đầu tư Alameda Research.

“Anh hùng” hay “kẻ cướp thời hiện đại”?

“Loạt tấn công” chớp nhoáng của FTX xảy ra vào đúng thời điểm một số công ty lớn nhất trong ngành crypto bao gồm Coinbase, Crypto.com và Gemini đều đã thông báo cắt giảm nhân sự. Các quỹ đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn như Three Arrows Capital lại sắp vỡ nợ, trong khi nhiều công ty cho vay nổi bật khác là CelsiusBabel Finance đã tạm dừng việc rút tiền của khách hàng.

Tổng quan hơn, trong những năm qua, ông Sam Bankman-Fried đã chi rất nhiều tiền để mua lại các công ty tiền mã hóa khác nhau như sàn giao dịch phái sinh LedgerX của Mỹ, sàn giao dịch crypto Liquid của Nhật Bản hay nhà phát triển trò chơi Good Luck Games, 7,6% cổ phần của Robinhood, v.v… Tất cả những nền tảng này đều đã ít nhất trải qua một số rào cản tiêu cực về bị tấn công và pháp lý. Vì vậy, “chiếc phao cứu sinh” mà CEO FTX đưa ra không chỉ đơn giản nằm ở “tinh thần trách nhiệm” mà đó còn là cách để FTX mở rộng phát triển.

Cần phải lưu ý mặc dù J.P. Morgan là “công thần” nước Mỹ, nhưng các chính trị gia cấp tiến trong thời đó vẫn thúc đẩy nỗ lực thành lập Fed sau khi chứng kiến ​​ảnh hưởng của Morgan và các đồng nghiệp của ông trong nền kinh tế. Bởi vì chính phủ lo sợ rằng Morgan có thể sử dụng sức ảnh hưởng tác động đến thị trường vì lợi ích của riêng mình.

Tiền mã hóa và thị trường tài chính tổng thể căn bản vẫn đang nằm ở hai đầu chiến tuyến. Bất chấp đã có những nỗ lực nhất định trong quá trình kết nối với các chính phủ để đạt được sự rõ ràng về quy định, nhưng tiền mã hóa đôi khi dường như nằm ngoài các tiêu chuẩn và mạng lưới an toàn được thiết lập trong lĩnh vực tài chính truyền thống. Một lý do để củng cố thêm cho quan điểm giúp ông Sam Bankman-Fried thoải mái “tung hoành” trong giới crypto.

Tổng kết

Song, để kết luận liệu CEO FTX có đang thật sự trở thành “anh hùng” hay là “kẻ cướp thời hiện đại” đối với thế giới crypto hay không vẫn còn quá sớm vì tất cả mọi thứ bao gồm sự đổ vỡ thị trường và từng bước đi của FTX chỉ mới vừa bắt đầu. Tuy nhiên, kết hợp với chuỗi sự kiện được đề cập trong bài viết, có lẽ ông Sam Bankman-Fried đang làm mất đi tính phi tập trung của crypto trong dài hạn bằng việc mua lại càng nhiều công ty trong ngành tiền mã hóa càng tốt của mình.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-22/06/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68