logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Khối lượng giao dịch stablecoin giảm đều, bất chấp vốn hóa USDT vẫn tăng

-23/05/2023

Sự bất tương xứng giữa suy giảm khối lượng giao dịch stablecoin và gia tăng vốn hóa USDT đang khiến một số nhà nghiên cứu thị trường đặt ra câu hỏi.

Khối lượng giao dịch stablecoin giảm đều, bất chấp vốn hóa USDT vẫn tăng

Khối lượng giao dịch USDT chạm đáy 4 năm, nhưng vốn hóa vẫn tăng

Theo đơn vị nghiên cứu thị trường Kaiko, đang có điểm “đáng ngờ” đối với hoạt động của stablecoin lớn nhất ngành crypto là Tether (USDT). Cụ thể, trong khi vốn hóa của USDT đang áp sát mức đỉnh cao kỷ lục là 83 tỷ USD, khối lượng giao dịch hàng tháng của nó sắp sửa ghi nhận mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây.

Như đã được Coin68 tường thuật, sự nổi lên của Tether trong năm 2023 đến một phần từ sự phục hồi đáng kể của Bitcoin cùng các đồng big cap trong quý 1, cũng như xuất phát từ việc các đối thủ trong mảng stablecoin đều gặp rào cản pháp lý. 

Stablecoin BUSD của Binance/Paxos thì đã bị chính quyền New York và SEC Mỹ yêu cầu ngừng phát hành và phải bắt đầu thu hồi, khiến vốn hóa BUSD sụt từ 16 tỷ USD về 6 tỷ USD chỉ sau ba tháng. Stablecoin USDC thì vướng vào cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ vào tháng 03/2023, mắc kẹt 3,3 tỷ USD tiền bảo chứng và chỉ được giải cứu phút chót bởi sự can thiệp của chính quyền Biden. Mặc dù vậy, giá USDC đã có lúc depeg về tận 0,87 USD, khiến niềm tin vào stablecoin này bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi vốn hóa giảm từ 42 tỷ USD về 30 tỷ USD sau cuộc khủng hoảng.

Xem thêm: Tether là gì?

Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Kaiko, khối lượng giao dịch của Tether cũng đã bắt đầu sụt giảm kể từ tháng 3. Đơn vị nghiên cứu nhận định lý do chủ đạo có thể xuất phát từ việc sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới Binance ngừng miễn phí cặp BTC/USDT, khiến nhu cầu sử dụng Tether bị ảnh hưởng - dù tỷ lệ giao dịch có mặt USDT vẫn chiếm hơn 50% tổng khối lượng giao dịch trên các sàn CEX. Giá các đồng coin lớn cũng ngừng đi lên trong quý 2, khiến thị trường ít sôi động và nhu cầu mua bán thông qua stablecoin vơi đi.

So sánh khối lượng giao dịch USDT (cột xanh) và vốn hóa thị trường của USDT (đường cam). Nguồn: Kaiko

Điểm kỳ lạ nằm ở chỗ bất chấp nhu cầu sử dụng sụt giảm, vốn hóa của Tether vẫn đi lên trong quãng thời gian này.

Trong khi đó, vốn hóa và khối lượng giao dịch của USDC thì lại tỷ lệ thuận với nhau, điều mà có thể lý giải nguyên nhân như đã đề cập ở trên.

So sánh khối lượng giao dịch USDC (cột xanh) và vốn hóa thị trường của USDC(đường cam). Nguồn: Kaiko

Với việc một lượng lớn USDT đang được phát hành trên Tron (46 tỷ USDT), một blockchain mà có hoạt động DeFi kém hơn hẳn so với Ethereum (36 tỷ USDT), nhưng lại có các sàn như Binance và OKX nắm giữ nhiều địa chỉ sở hữu lượng lớn USDT, Kaiko cho rằng sự gia tăng vốn hóa USDT có thể đang đến từ nhu cầu tích trữ Tether của các sàn kia.

Khối lượng giao dịch stablecoin trên Ethereum chuẩn bị lập đáy 4 năm

Dữ liệu từ TheBlock cho thấy hoạt động giao dịch stablecoin trên Ethereum đang suy sụp về mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.

Thống kê khối lượng giao dịch của các stablecoin trên Ethereum. Nguồn: TheBlock

Theo đó, khối lượng giao dịch của USDT tính đến thời điểm hiện tại của tháng 5 đang là 69 tỷ USD, đạt 60% so với con số 110,6 tỷ USD của tháng 4. Tệ hơn là USDC khi mới chỉ ghi nhận 73,1 tỷ USD, chưa được một nửa mốc 159 tỷ USD trước đó một tháng.

Phía TheBlock lý giải một lý do khiến khối lượng stablecoin trên Ethereum giảm mạnh là do cơn sốt memecoin trong thời gian qua, khiến phí giao dịch trên blockchain này tăng mạnh và đẩy người dùng stablecoin sang các mạng lưới khác như Tron.

Biến động phí gas ETH trong 6 tháng gần nhất. Nguồn: Etherscan

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-23/05/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68