logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Giải ngố về Etherscan – “Biết” để không còn “sợ”

-08/04/2021

2 năm trước đây, khi mọi giao dịch mua bán thường được thực hiện trên các sàn tập trung CEX, vai trò của các nền tảng theo dõi giao dịch như Etherscan là có, nhưng với sức ảnh hưởng không quá lớn. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng khủng khiếp của DeFi trong năm qua, nhu cầu sử dụng Etherscan để tìm hiểu những vấn đề kỹ thuật của các dự án là vô cùng lớn. Vậy Etherscan là gì và cách sử dụng các block explorer dạng này là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Giải ngố về Etherscan – “Biết” để không còn “sợ”

Đôi nét về Block Explorer

Block Explorer là nền tảng giúp theo dõi mọi hoạt động trên blockchain. Mỗi mạng lưới blockchain thì có một trình explorer khác nhau, ví dụ Ethereum thì có Etherscan, còn TRON thì có TronScan, Binance Smart Chain thì có BSCscan.

Như vậy là đã biết được mục đích của trình duyệt này, nhưng cách sử dụng của nó là như thế nào? Trước hết, chúng ta cần phải nắm được vài khái niệm cơ bản thường xuất hiện trên nền tảng này đã.

  • Transaction Hash (hay TxHash): Đây là mã giao dịch, giúp nền tảng dễ dàng theo dõi và truy xuất, nó giống ID hay chứng minh nhân dân.
  • Status: Đây là trạng thái của giao dịch (gồm Thành công, đang xác thực và Thất bại).
  • Block Height: Đây là số chỉ block mà giao dịch này được đính kèm vào.
  • Timestamp: Thời điểm khối nói trên được đào.
  • From: Người gửi giao dịch.
  • To: Người nhận giao dịch.
  • Transaction fee: Phí giao dịch (tính bằng ETH), số tiền này trả cho thợ đào.
  • Gas Limit: Đây là giới hạn phí gas mà bạn có thể chấp nhận, vượt qua mức này, giao dịch sẽ tự động ngắt.
  • Gas Fee: mức phí gas của giao dịch mà người dùng muốn trả.
  • Nonce: Số đếm giao dịch. Ban đầu con số này sẽ là 0 và sẽ tăng dần lên 1 đơn vị sau mỗi giao dịch. Mục đích của chỉ số này để đảm bảo không xuất hiện tình trạng double-spending (một lúc thực hiện 2 giao dịch, trong khi thực tế số dư chỉ trừ một).

Các dạng giao dịch

Nói vậy là cũng dài dòng rồi, hy vọng bạn sẽ không thấy quá rối và khó hiểu. Bây giờ chúng ta sẽ đi qua phần các dạng giao dịch nhé. Có 3 dạng giao dịch chính là a) giữa người với người (EOA – EOA), b) hành động tạo smart contract của người dùng và c) giữa người với smart contract.

Chú thích: mỗi một địa chỉ người dùng sẽ được xem là một EOA.

Người dùng gửi cho người dùng

Chúng ta sẽ đến với một ví dụ của dạng transaction đầu tiên – giữa người với người (EOA – EOA). Đây đơn thuần chỉ là giao dịch mà anh A muốn chuyển một lượng ETH cho anh B. Sở dĩ chúng ta phân biệt được dạng giao dịch này đó là vì mục “Input Data” được để trống.

Input Data là gì thì sẽ được giải thích trong dạng giao dịch thứ 2 nhé!!!

Giao dịch tạo lập smart contract

Tiếp theo là dạng người dùng tạo smart contract. Lúc này, Input Data sẽ là thông tin mà người tạo lập này muốn ghi chú về smart contract. Thông tin này là bytecode, là một chuỗi kí hiệu trông có vẻ phức tạp và đôi khi làm nhiều người dùng phổ thông cảm thấy “sợ” – nhưng thật ra là nó phức tạp và đáng sợ thật.

Thường thì các dự án khi issue token, họ sẽ phải tạo smart contract bằng giao dịch này. Khi tìm kiếm một token để add vào ví, bạn cũng có thể dùng địa chỉ smart contract của token đó để tìm kiếm dễ dàng hơn. Nhưng hãy đảm bảo là địa chỉ này là chính xác nhé.

Trở lại với dạng giao dịch tạo lập smart contract, ở mục trang chủ, chúng ta có thể theo dõi được địa chỉ của người tạo, cũng như mã Hash (txHash) của giao dịch tạo lập contract này.

Chuyển ETH từ ngoài vào smart contract

Cuối cùng là khi người dùng gửi ETH từ ngoài vào smart contract. Lúc đó yêu cầu của người dùng sẽ gửi đến Global State (mường tượng nó giống mạng lưới tổng), từ đó hệ thống sẽ trừ số dư ETH của họ và tăng số dư  ETH của smart contract lên.

Chúng ta sẽ có một biến thể, tức vừa là giao dịch giữa người với người, nhưng lại có smart contract chen vào giữa. Dạng giao dịch này là giao dịch người dùng A chuyển token ERC-20 cho người dùng B.

Khác với việc chuyển ETH, nơi người dùng sẽ gửi yêu cầu lên Global State, thì khi giao dịch ERC-20, người dùng (tức EOA) sẽ phải tương tác với smart contract. Mỗi token như UNI, SUSHI sẽ có một địa chỉ smart contract riêng, và khi chuyển các token ERC-20 này, về bản chất là bạn đang yêu cầu smart contract trừ số dư của mình và nâng số dư của người nhận lên.

Từ đó, trong mục Input Data sẽ có những thông tin liên quan đến smart contract này. Ví dụ, giao dịch mẫu trên đây có hàm transfer, tức là chuyển tiền từ anh A đến anh B.

Đấy, vậy là chúng ta cũng đã nắm được sơ sơ các kiến thức nền về Etherscan rồi. Bây giờ cùng tìm hiểu vài ví dụ cơ bản để thực hành nhé.

Giao dịch này là giao dịch gì?

Sẵn tiện vụ việc của Fei Protocol đang hot, hãy cùng vọc vạch vài giao dịch có liên quan đến dự án này nhé. Link tổng hợp giao dịch mình sẽ để ở đây. Còn những tin tức mới nhất về Fei thì bạn có thể tìm hiểu ở bài viết này nhé:

>> Xem thêm: Lỗ hổng thiết kế của Fei Protocol khiến cung-cầu dành cho stablecoin FEI sụp đổ

Hình dưới đây là tab “Overview” tổng quan về giao dịch, chúng ta sẽ bắt đầu mổ xẻ từng phần dựa trên những thông tin đã đề cập ở những phần trước.

Ở phía trên chúng ta có các thông tin như mã hash của giao dịch, trạng thái đã thành công, số khối và thời điểm thực hiện. Mục From cho chúng ta biết địa chỉ của người gửi. Và vì đây là giao dịch tương tác giữa người và contract (dạng thứ 3), do đó ở mục “To” chúng ta có địa chỉ của contract được tương tác.

Tiếp đến chúng ta sẽ có một mục Transaction Action – mục này sẽ giúp diễn giải các hoạt động đã thực hiện với contract để nó gần gũi hơn với loài người, còn mục Token Transferred là từng bước để thực hiện các hoạt động nói trên.

  • Đầu tiên là thêm thanh khoản vào Pool của Uniswap. Pool này là cặp FEI-ETH.
  • Tiếp đến là thêm FEI và TRIBE vào pool thanh khoản của Uniswap.
  • Bước cuối là swap FEI với TRIBE trên Uniswap.

Cuối cùng, phía dưới chúng ta sẽ có những thông tin về phí giao dịch, cũng như mục Input Data cho biết hàm mà người tạo đã sử dụng để tương tác với contract – đó là launch().

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất để có thể đọc và hiểu các giao dịch trên Etherscan, hi vọng bài viết trên đây không quá phức tạp, để giúp biến DeFi trở nên gần gũi hơn với nhiều nhà đầu tư Việt Nam.

Lưu ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất thông tin, không được xem là lời khuyên đầu tư.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-08/04/2021
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68