logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Lỗ hổng thiết kế của Fei Protocol khiến cung-cầu dành cho stablecoin FEI sụp đổ

-08/04/2021

Sai lầm trong thiết kế của Fei Protocol đã khiến giá trị của đồng stablecoin FEI đáng lý luôn bằng 1 USD này có lúc giảm về còn 0.75 USD.

Lỗ hổng thiết kế của Fei Protocol khiến cung-cầu dành cho stablecoin FEI sụp đổ
Lỗ hổng thiết kế của Fei Protocol khiến cung-cầu dành cho stablecoin FEI sụp đổ

Lần điều chỉnh vào hôm 07/04 của thị trường tiền mã hóa đã gây nên rất nhiều thiệt hại cho Fei Protocol, một dự án stablecoin thuật toán với đồng FEI luôn duy trì mức giá trị là 1 USD. Tuy nhiên, vì một khiếm khuyết trong cơ chế trong giao thức, nhà đầu tư đã không thể nào bán token FEI nếu không muốn chịu lỗ.

Tổng quan về Fei Protocol và stablecoin FEI

Fei Protocol là một dự án mới ra mắt vào đầu tháng 4 này, song đã thu hút được hơn 1.3 tỷ USD thanh khoản, như đã được Coin68 đưa tin. Số tiền này có được nhờ sự kiện mở bán FEI, một stablecoin thuật toán sử dụng cơ chế Protocol-Controlled Value (PCV – Giá trị do giao thức kiểm soát) để duy trì tỷ giá 1:1 so với đồng đô la Mỹ.

Để làm được điều ấy, Fei Protocol phụ thuộc rất nhiều vào quỹ thanh khoản ETH-FEI trên Uniswap. Pool này được thiết kế để theo sát giá trị của pool ETH-USDC nhất có thể. Bên cạnh đó, giao thức sẽ gửi toàn bộ ETH nhận được từ hoạt động bán FEI cho nhà đầu tư vào pool ETH-FEI, đảm bảo thanh khoản cao nhất cho người dùng.

Fei Protocol sở hữu dàn quỹ đầu tư “chống lưng” hùng hậu, bao gồm nhiều ông lớn trong làng đầu tư tiền mã hóa như a16z, Coinbase Ventures, Nascent, Framework Ventures, Buckley Ventures, Varriant. Do đó, nhà đầu tư vô cùng lạc quan vào tiềm năng của dự án này.

Cơ chế “thưởng-phạt” giết chết “cung-cầu” của FEI

Nhằm duy trì giá trị cho stablecoin, Fei Protocol sẽ áp đặt cơ chế thưởng-phạt cho người dùng. Diễn giải đơn giản thì Fei Protocol sẽ thưởng thêm FEI cho những ai mua đồng stablecoin này với giá trên 1 USD, và phạt những ai bán FEI với giá dưới 1 USD. Tuy nhiên, kể từ khi ra mắt hồi đầu tháng 4 đến nay, giá FEI chưa một lần vượt ngưỡng 1 USD, cho nên người dùng mới chỉ dừng lại ở khía cạnh “bị phạt”.

Theo đó, giao thức sẽ đốt đi một phần số token đã tham gia giao dịch bán (phần bị đốt đi gọi là penalty), khiến giá trị thực tế của FEI sẽ thấp hơn nhiều so với giá trị danh nghĩa hiển thị trong pool. Số tiền đốt đi sẽ bằng bình phương chênh lệch giá thực tế của FEI so với ngưỡng 1 USD.

Banteg, nhà phát triển của Yearn.finance, đã mô hình hóa giá trị danh nghĩa với giá trị thực tế của FEI bằng đồ thị dưới đây, cho thấy giá thực tế của FEI vào hôm 07/04 (khi đã trừ tiền phạt penalty) đã có lúc chỉ còn bằng 0.136 USD, thậm chí giảm về âm.

Lỗ hổng thiết kế của Fei Protocol khiến cung-cầu dành cho stablecoin FEI sụp đổ
Biến động giá danh nghĩa của FEI (màu xanh) và giá thực tế khi đã trừ penalty (màu đỏ). Nguồn: Banteg

Với việc mức penalty quá cao, thị trường FEI gần như không có ai giao dịch vì chỉ có người bán mà không có ai muốn mua. Hiện tại thì mới chỉ có hai nền tảng giao dịch hỗ trợ FEI là Uniswap và MXC. Trên Uniswap thì FEI đang được giao dịch ở giá danh nghĩa chỉ 0.76 USD với tổng thanh khoản là 11 triệu USD, trong khi trên MXC thì chỉ có 500.000 USD FEI được giao dịch ở giá danh nghĩa khoảng 0.7 USD. Nếu so sánh với tổng cung lên đến 2,4 tỷ USD của FEI thì có thể xem như chỉ một phần nhỏ token đang được sử dụng.

Sai lầm của Fei Protocol

Theo lý giải của Emin Gun Sirer, nhà sáng lập của Avalanche (AVAX), ý tưởng xây dựng stablecoin thuật toán của Fei Protocol tuy không mới, nhưng chính “sáng kiến” làm thêm cơ chế thưởng-phạt FEI đã mô hình chung biến dự án này trở thành một “tối kiến”.

Trong một mô hình stablecoin thuật toán thì yêu cầu phải có hai đồng coin, một là stablecoin thuần luôn ổn định về giá trị, còn đồng còn lại sẽ là một token tiền mã hóa tự do biến động để hấp thụ tác động tăng giảm từ thị trường. Fei Protocol đã có đầy đủ hai tài sản này, đó là FEI (stablecoin) và đồng TRIBE (token quản trị của Fei). Một ví dụ điển hình, và có thể xem là thành công nhất tính đến hiện tại của stablecoin thuật toán, chính là MakerDAO – với hai tài sản là stablecoin Dai (DAI) và đồng Maker (MKR).

Việc vận hành một hệ thống stablecoin sẽ rất đơn giản nếu như nhu cầu dành cho đồng stablecoin đó cao, khiến giá tăng lên trên ngưỡng 1 USD. Khi đó thì dự án chỉ cần phát hành thêm tiền để đẩy giá xuống trở lại. FEI có sẵn yếu tố này thông qua cơ chế thưởng của mình. Cái khó của stablecoin là phải làm gì khi nhu cầu dành cho nó quá thấp, khiến giá giảm xuống dưới ngưỡng 1 USD. Về mặt này thì có thể nói Fei Protocol đã đi sai hướng ngay từ khâu lên ý tưởng với cơ chế phạt.

Khi giá FEI giảm theo chiều đi xuống của thị trường trong tuần qua, thay vì kích cầu bằng cách làm giảm tổng cung FEI hay thưởng cho người mua FEI ở giá thấp, Fei Protocol lại quyết định áp đặt mức phạt penalty lên người bán. Điều này khiến tạo ra một làn sóng bán tháo trên thị trường, nhưng không ai lại muốn mua vì vì giá cứ giảm đi theo từng giờ. Cung-cầu của thị trường FEI xem như bị phá vỡ hoàn toàn.

Ông Emin Gun Sirer nhận xét về cơ chế của FEI như sau:

“Cơ chế penalty của FEI không chỉ khiến nguồn cung biến mất, mà cũng khiến nguồn cầu bốc hơi. Nó phạt cả hai bên mua bán tham gia thị trường.”

Fei Protocol sẽ đi về đâu?

Qua sự cố ỏ trên, danh tiếng của FEI trên thị trường đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều nhà đầu tư trên thị trường thậm chí còn gọi Fei Protocol và FEI là ý tưởng “thất bại”, khuyến cáo mọi người đừng nên bỏ tiền vào đó – chung quy lại dập tắt hoàn toàn cơ hội khôi phục nguồn cầu cho FEI.

Mặc dù vậy, vẫn có những người lạc quan về triển vọng trong tương lai của dự án này. Đại diện của Nascent Capital, một quỹ đầu tư vào Fei Protocol, nói:

“Tôi không tin người ta đang bán FEI vì nghĩ nó không được thế chấp đầy đủ; họ đang bán FEI vì ngay từ đầu tham gia vào dự án này vì nghĩ có thể kiếm tiền nhanh nhưng lại không hiểu về cơ chế của dự án, dẫn đến thực trạng hiện tại.”

Trong khi đó, đội ngũ phát triển của Fei Protocol đang lên kế hoạch áp dụng những thay đổi mới để đưa giá FEI về lại mức 1 USD. Những đề xuất đang được thảo luận bao gồm việc tăng tần suất reweight (các lần rút ETH và FEI có trong pool ETH-FEI trên Uniswap để duy trì tỷ trọng, đảm bảo giá trị FEI sẽ luôn bằng lượng ETH có trong pool), thay đổi cơ chế thưởng-phạt,…

Theo thông báo trên Twitter, đội ngũ Fei Labs vào rạng sáng ngày 08/04 đã quyết định tạm thời tắt cơ chế penalty để xử lý một “lỗ hổng” mới được phát hiện, nhưng lại không cung cấp thông tin cụ thể về lỗ hổng này.

Với việc tình hình đang vô cùng rối ren, nhiều người đang đặt câu hỏi liệu những giải pháp kể trên có thật sự giải quyết những vấn đề mà FEI đang gặp phải hay không, hay rốt cuộc chỉ càng “thêm dầu vào lửa”.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-08/04/2021
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68