Tổ chức Hòa bình Xanh và đồng sáng lập Ripple Chris Larsen đang tổ chức một chiến dịch yêu cầu Bitcoin giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Tổ chức Hòa bình Xanh và đồng sáng lập Ripple Chris Larsen đang tổ chức một chiến dịch yêu cầu Bitcoin giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Hòa bình Xanh (Greenpeace) cùng một số tổ chức bảo vệ môi trường khác đang triển khai một chiến dịch yêu cầu Bitcoin (BTC) chuyển sang sử dụng một thuật toán đồng thuận khác thân thiện với môi trường hơn.
Chiến dịch này có tên gọi là “Change the code, not the climate” (tạm dịch: Thay đổi thuật toán, chứ đừng thay đổi môi trường) và sẽ gây áp lực lên những nhân vật nổi tiếng đã lên tiếng ủng hộ Bitcoin như cựu CEO Twitter Jack Dorsey hay CEO Tesla Elon Musk. Đại diện của chiến dịch tuyên bố:
“Nếu chỉ 30 cá nhân – những thợ đào, sàn giao dịch và nhà phát triển đóng góp chính vào quá trình xây dựng và vận hành bộ mã của Bitcoin – đồng ý thay đổi thuật toán Proof-of-Work hay chuyển sang một giải pháp thay thế tiêu tốn ít năng lượng hơn, Bitcoin sẽ ngừng gây ô nhiễm lên hành tinh này.”
Greenpeace cung cấp một số dữ liệu về cách Bitcoin đang tạo tác động hết sức tiêu cực lên môi trường, như BTC đang tiêu tốn nhiều điện năng hơn cả quốc gia Thụy Điển, Bitcoin có thể khiến Trái Đất nóng thêm đến 2 độ C, phần lớn điện năng để đào BTC đến từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và việc sử dụng Proof-of-Stake có thể khiến Bitcoin giảm đến 99,9% điện năng tiêu thụ.
Hiện tại, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đang sử dụng mô hình Proof-of-Work, trong đó yêu cầu các thợ đào phải dùng những thiết bị tính toán để giải các bài toán phức tạp và sản sinh ra block giao dịch. Những thiết bị ấy thường tiêu tốn rất nhiều điện năng. Lý do cho điều ấy là đã đảm bảo độ bảo mật cho mạng lưới, khiến dữ liệu khó bị thay đổi bởi sẽ phải cần một lượng lớn tài nguyên để chiếm quyền đa số trên mạng lưới.
Song, các nhà vận động môi trường từ lâu đã cho rằng cơ chế đào tiền của Bitcoin là gây lãng phí điện năng không cần thiết, nhất là khi đã có những giải pháp xác minh giao dịch thay thế như Proof-of-Stake, phương thức đồng thuận mà Ethereum đang trong những bước chuẩn bị cuối cùng để tích hợp trong năm 2022 này.
Greenpeace đã có thời gian chấp nhận quyên góp dưới dạng BTC từ 2014 đến 2021, trước khi thay đổi điều này cùng thời điểm với tuyên bố ngừng thanh toán Bitcoin của CEO Tesla Elon Musk, với chung lo ngại về ô nhiễm môi trường.
Đáng chú ý, chiến dịch này đã nhận được sự ủng hộ từ đồng sáng lập Ripple Chris Larsen, người đã quyên góp đến 5 triệu USD. Trả lời phỏng vấn Bloomberg, ông Larsen nói:
“Giờ đây khi mà Ethereum đang sắp sửa thay đổi thuật toán, Bitcoin đang trở thành cái tên đứng ngoài lề.”
Last year, I published an op-ed calling for Bitcoin to consider a move away from PoW to a low energy validation method. Today, I’d like to share an update on how my thinking has evolved on this front. https://t.co/8G3MKmiHYK
— Chris Larsen (@chrislarsensf) March 29, 2022
Nhà đồng sáng lập Ripple tiết lộ cá nhân ông sở hữu cả BTC và ETH, song muốn thấy cả hai đều thành công. Tuy nhiên, Larsen cho rằng hướng đi của Bitcoin là không thể duy trì về lâu về dài và cần phải thay đổi.
Ngay lập tức, cộng đồng Bitcoin đã cất tiếng phản đối chiến dịch trên. Nguyên nhân cho sự “cố chấp” này, một phần là vì Proof-of-Work là cơ chế nền tảng của Bitcoin được chính nhà sáng lập Satoshi Nakamoto áp đặt và vì thế không thể nào có thể đảo ngược lại, một phần là vì nếu thay đổi thì sẽ phải loại bỏ thợ đào, một bộ phận có tiếng nói không nhỏ và đã đầu tư một lượng lớn tài nguyên để xây dựng các trang trại khai thác BTC trên khắp thế giới. Do đó, một số chuyên gia nhận định xác suất để Bitcoin chuyển sang một thuật toán đồng thuận khác là gần như bằng 0.
Hashrate Bitcoin trong năm 2021 liên tục tăng cao theo chiều đi lên của giá Bitcoin và chỉ có dấu hiệu đi ngang sau quãng thời gian BTC điều chỉnh vào quý 1 2022.
Liên minh Châu Âu (EU) mới đây đã bác bỏ đề xuất cấm các đồng tiền sử dụng cơ chế Proof-of-Work vì cảm thấy không phù hợp với tình hình thực tiễn.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: