CEO sàn giao dịch FTX Sam Bankman-Fried đã đăng tải một “hướng dẫn” quản lý ngành crypto, với nhiều phát biểu không được lòng cộng đồng.
Sáng ngày 20/10, CEO FTX Sam Bankman-Fried đã đăng tải “Các tiêu chuẩn khả thi cho ngành tài sản số”, một bài viết dài hơn 3.800 từ được người này ví là “cẩm nang pháp lý” cho lĩnh vực crypto.
Bài viết đã đề cập đến nhiều “điểm nóng” pháp lý mà phân khúc tiền mã hóa đã chứng kiến trong thời gian qua, bao gồm vấn đề trừng phạt của Mỹ, hack, crypto là chứng khoán, token hóa tài sản, bảo vệ nhà đầu tư, DeFi và stablecoin.
1) As promised:
My current thoughts on crypto regulation.https://t.co/O2nG1VrW1l
— SBF (@SBF_FTX) October 19, 2022
Coin68 sẽ tổng hợp những điểm nhấn chính từ bài viết của ông Sam Bankman-Fried.
Về lệnh trừng phạt của Mỹ
Một trong những sự kiện bản lề của ngành tiền mã hóa trong quý 3/2022 là việc chính quyền Mỹ ra lệnh “phong sát” Tornado Cash, nền tảng máy trộn giao dịch Ethereum bị cáo buộc được tin tặc sử dụng để rửa tiền thông qua crypto. Vụ Tornado Cash đã tạo ra rất nhiều tranh cãi trong ngành crypto sau khi nhiều nền tảng DeFi lớn chặn ví người dùng từng tương tác với Tornado Cash để tránh hệ lụy pháp lý, dẫn đến dấu hỏi lớn về bản chất phi tập trung cốt lõi của lĩnh vực này.
Về chủ đề trên, ông Sam Bankman-Fried tuyên bố ủng hộ việc có các lệnh trừng phạt và danh sách đen để chặn các hành vi xấu trong mảng blockchain. CEO FTX viết:
“Việc duy trì một danh sách đen sẽ mang lại cân bằng cho thị trường: nó nghiêm cấm các giao dịch trái phép và đóng băng tiền của tội phạm, nhưng đồng thời vẫn cho phép hoạt động giao thương hợp pháp diễn ra bình thường.”
Ông Sam Bankman-Fried cũng cho rằng tất cả mọi người nên tôn trọng danh sách trừng phạt của OFAC thuộc Bộ Tài chính Mỹ, bởi dù sao thì đây vẫn đã là luật rồi. Ông còn đề xuất liên đới tội sang các tài khoản giao dịch với các thành phần có trong danh sách trừng phạt.
Các công ty trong ngành crypto nên tự duy trì một danh sách giám sát các thành phần xấu hoặc tình nghi là tội phạm để đảm bảo tuân thủ với OFAC. Điều đó sẽ giúp khi chính quyền phát lệnh trừng phạt hoặc xảy ra sự cố tấn công của tin tặc, các đơn vị liên quan có thể dễ dàng liên lạc với nhau và đóng băng địa chỉ tình nghi trước khi tiền được tẩu tán.
Có thể thấy những lập luận trên của ông Sam Bankman-Fried là chấp nhận tuân theo các yêu cầu của chính quyền Mỹ về báo cáo và giám sát giao dịch blockchain, cũng như đóng băng địa chỉ bị đưa vào danh sách trừng phạt. Chính vì thế, không ít các nhân vật trong cộng đồng crypto đã lên tiếng chỉ trích CEO FTX rằng đã đi ngược lại với tinh thần phi tập trung và ẩn danh của crypto, để giờ đây khi áp dụng quy định vào thì ngành tiền mã hóa cũng trở nên không khác gì thị trường tài chính truyền thống cả.
Ryan Sean Adams, nhà sáng lập chuỗi podcast Bankless nổi tiếng trong cộng đồng Ethereum, viết:
Sam.
With respect.
This absolutely sucks.
You’re saying DeFi should be OFACed.
You’re saying onchain freeze’s should be normal.
You’re saying DeFi front-ends to register as a broker-dealer.
No, this is not reasonable.
This would eliminate the U.S. from the crypto race. pic.twitter.com/AtlvHgaAkL
— RYAN SΞAN ADAMS – rsa.eth ?? (@RyanSAdams) October 19, 2022
“Sam, với tất cả sự tôn trọng của tôi.
Đề xuất này thật tồi tệ. Anh muốn DeFi phải tuân theo luật của OFAC. Anh muốn mọi người chấp nhận việc bất cứ giao dịch nào trên blockchain cũng có thể bị đóng băng, Anh muốn các giao diện DeFi phải đăng ký giấy phép môi giới tài chính.
Điều đó là không hợp lý. Nó kiểu gì cũng sẽ tự loại bỏ Mỹ khỏi cuộc đua crypto mà thôi.”
Về hack và tấn công crypto
Tiếp đó, người đứng đầu sàn FTX chuyển sang vấn đề hack và tấn công trong lĩnh vực tiền mã hóa, vốn đã gây thiệt hại đến 3 tỷ USD tính đến tháng 10/2022 và vượt qua kỷ lục của năm 2021.
Ông Sam Bankman-Fried thừa nhận đây là một trong những bất cập lớn nhất và dễ thấy nhất của ngành crypto. Song, ở chiều ngược lại, cũng có rất nhiều đơn vị trong thị trường đứng ra nhận diện và đánh dấu các địa chỉ lấy cắp tiền đi từ một dự án, khiến hacker không phải lúc nào cũng có thể tấu tán thành công.
Vì thế, CEO FTX đề xuất xây dựng một tiêu chuẩn chung để chuẩn hóa hoạt động theo dõi và ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật. Ngoài ra, trong trường hợp không thể ngăn chặn và vụ tấn công xảy ra, hoạt động đàm phán với hacker nên theo quy tắc sao cho người dùng sẽ được bồi thường đầy đủ. Số tiền hacker được phép giữ lại sẽ theo quy tắc 5-5, tức 5% số tiền lấy đi hoặc 5 triệu USD, theo phương án nào nhỏ hơn.
Về vấn đề tài sản và chứng khoán
Đây cũng là một trọng tâm tranh cãi trong vấn đề pháp lý tiền mã hóa của thời gian qua, đặc biệt là khi Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) trong năm 2022 liên tục có các vụ kiện nhắm vào những tổ chức crypto bị cơ quan này xem là phát hành chứng khoán chưa đăng ký, dù không cung cấp một văn bản chính thức nào trình bày rõ về tiêu chuẩn đánh giá chứng khoán crypto.
Xem thêm:
- SEC nổ đơn kiện một tổ chức “đội lốt” chứng khoán, thao túng thị trường
- Mô hình staking của ETH sau The Merge đối diện nguy cơ gây khó dễ từ SEC
- Chủ tịch SEC nhắc lại lập trường, yêu cầu các sàn giao dịch crypto đăng ký
Về vấn đề trên, ông Sam Bankman-Fried tin rằng Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) không nên được xem là chứng khoán, nhưng những đồng token đóng vai trò làm “hợp đồng đầu tư” thì mới bị xếp vào hạng mục này.
Vì vẫn chưa có luật cụ thể, hướng đi của FTX với vấn đề này sẽ là kiểm tra xem các tài sản được niêm yết có thỏa mãn “Bài kiểm tra Howey” được pháp luật Mỹ sử dụng để đánh giá chứng khoán, song sẽ tuân thủ các quy định mới do SEC đưa ra.
Về tài sản được token hóa
Tài sản được token hóa là một khía cạnh kết hợp giữa ngành tài chính truyền thống với lĩnh vực tiền mã hóa, khi một tài sản đời thật có thể được token hóa và giao dịch thông qua blockchain.
Ông Sam Bankman-Fried tin rằng công nghệ blockchain có tiềm năng cải thiện các thị trường tài chính rất nhiều qua ứng dụng trên, nhất là trong các khía cạnh như rút ngắn thời gian giao dịch, loại bỏ những trung gian không cần thiết và khiến thị trường trở nên hiệu quả hơn.
Trở ngại duy nhất đang cản trở điều đó chính là việc chưa có quy định pháp lý cụ thể, ví dụ như: ai sẽ tham gia thanh toán, lưu ký, đăng ký, phát hành, cung cấp thông tin,… cho cổ phiếu AMNZ được token hóa.
Về bảo vệ nhà đầu tư
Theo CEO FTX, cách đơn giản nhất để bảo vệ nhà đầu tư trong lĩnh vực tiền mã hóa là cung cấp sự minh bạch và ngăn chặn các hành vi lưu đảo.
Nhà đầu tư nên được cung cấp đầy đủ các thông tin về tài sản mà họ chuẩn bị đầu tư theo một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất có thể, và giới chức quản lý có thể truy tố những đơn vị mà cố tình làm sai lệch hoặc quảng bá sai sự thật những thông tin đó.
Ở chiều ngược lại, ông Sam Bankman-Fried cũng đề xuất áp đặt hạn mức tài sản/thu nhập mà một nhà đầu tư cần sở hữu trước khi tham gia đầu tư tiền mã hóa, hoặc chí ít là phải vượt qua một bài kiểm tra về kiến thức.
Về DeFi
Đây là chủ đề trọng tâm và có thể nói là quan trọng ngang với đề xuất tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ trong bài viết.
Cụ thể, ông Sam Bankman-Fried cho rằng DeFi là thành phần mang lại nhiều tiến bộ, đổi mới nhất trong lĩnh vực crypto, và quản lý nó là một vấn đề rất khó vì phải đảm bảo cân bằng giữa đặc tính Decentralized (phi tập trung) và Finance (tài chính). Ông đề xuất:
– Nếu hành động mang tính chất thể hiện sự tự do ngôn luận và lập luận toán học – như là lập trình, triển khai lên blockchain phi tập trung hoặc xác thực giao dịch theo quy định của blockchain – thì nó sẽ thuộc về khía cạnh Decentralized, không cần quy định quản lý.
– Nếu hành động mang tính chất xây dựng một dịch vụ tài chính tập trung – như phát triển website cho phép nhà đầu tư Mỹ tiếp xúc với các giao thức DeFi hay quảng bá sản phẩm tài chính – thì đó sẽ thuộc về khía cạnh Finance, đòi hỏi phải đăng ký và chịu sự quản lý của cơ quan chức năng.
Lập luận trên của CEO FTX đồng nghĩa với việc hoạt động lập trình sẽ được phép diễn ra bình thường, song các sàn DEX như Uniswap sẽ phải xin giấy phép của Mỹ nếu muốn hoạt động và quảng bá sản phẩm với người dùng Mỹ, sẽ phải KYC và thu thập thông tin người dùng như bất kỳ công ty tài chính nào của Mỹ, và có nghĩa vụ tuân thủ báo cáo thông tin nếu được yêu cầu, cũng như chặn giao dịch mà bị Mỹ đưa vào danh sách đen.
Ông Sam Bankman-Fried thừa nhận đây là một sự thỏa hiệp và không hoàn hảo cho DeFi, song sẽ cân bằng giữa việc vẫn cho phép người dùng DeFi có một sự phi tập trung nhất định, đồng thời đảm bảo cơ quan quản lý vẫn có thể kiểm soát thị trường và giám sát nó một cách hiệu quả.
Về stablecoin
Kể từ cú sập LUNA-UST cuốn phăng 40 tỷ USD khỏi thị trường tiền mã hóa vào tháng 05/2022, stablecoin đã trở thành chủ đề nhận được sự chú ý của giới chức toàn cầu, nhất là Mỹ. Dự luật quản lý stablecoin mới đây của các nghị sĩ Mỹ thậm chí còn đề xuất cấm các stablecoin phi tập trung dạng UST trong vòng 2 năm, yêu cầu các đơn vị phát hành stablecoin phải xin giấy phép.
CEO FTX cũng đồng tình với yêu cầu ấy, cho rằng stablecoin cung cấp một cơ hội lớn để hiện đại hóa ngành thanh toán, đòi hỏi quy định để ủng hộ sự phát triển cho chúng, song phải đề phòng các rủi ro hệ thống.
Ông cho rằng những stablecoin tự quảng bá mình là ổn định so với đồng đô la Mỹ (USD) thì phải được bảo chứng bằng một lượng USD tương đương (có thể là tiền mặt hoặc trái phiếu kho bạc), và thường xuyên cung cấp báo cáo kiểm toán. Người sử dụng các stablecoin đó cũng nên được KYC ở các cổng nạp rút và chuyển đổi với tiền mặt.
Về bản chất, phát ngôn của ông Sam Bankman-Fried là lời cổ vũ các stablecoin truyền thống như Tether (USDT), USD Coin (USDC) và Binance USD (BUSD) hơn là những stablecoin phi tập trung như Dai (DAI) và Frax (FRAX), vốn được bảo chứng bằng một tài sản crypto khác.
Phản ứng của cộng đồng crypto
Có thể dễ dàng thấy phản ứng của phần đông của cộng đồng tiền mã hóa về “cẩm nang pháp lý” của CEO FTX Sam Bankman-Fried là khá tiêu cực, vì nó tương đương với việc “ngả về vòng tay” của giới chức tài chính Mỹ hơn là duy trì thực trạng tự do và không được quản lý ở thời điểm hiện tại.
Nhiều người Mỹ lo sợ sẽ không còn có thể sử dụng các sản phẩm của Ethereum nếu như không KYC bởi các sản phẩm ấy giờ sẽ trở thành đơn vị môi giới theo như đề xuất của CEO FTX.
q4 2022 pic.twitter.com/zEjPmr0Pvw
— smolting (wassie, verse) (@inversebrah) October 20, 2022
Một số còn đùa vui là cách duy nhất để hạn chế rủi ro pháp lý là các công ty crypto nên rời khỏi Mỹ, không thuê nhân sự người Mỹ, không nhận tiền từ quỹ đầu tư Mỹ và chặn tất cả địa chỉ IP Mỹ – về bản chất là cô lập Mỹ khỏi ngành crypto.
imo the simplest framework moving forward for all ex-US crypto projects is to simply not hire US people, dont take US VC money and block all US ip addresses
its already what majority of ex-US banks do
oh youre american? nahhh, we wont open an account, too much compliance to do
— 찌 G 跻 じ ?????? of the ?????? (@DegenSpartan) October 20, 2022
Trước các ý kiến trái chiều từ cộng đồng crypto, ông Sam Bankman-Fried đã lên tiếng cảm ơn những đóng góp từ người quan tâm, đồng thời nói rõ là ý muốn của ông không phải là “kiểm duyệt DeFi”, mà thay vào đó là tmf cách thỏa hiệp với pháp lý để tồn tại lâu dài.
Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng đây chỉ là cách để CEO FTX “chữa cháy” sau khi buông lời xúc phạm với lĩnh vực và những nguyên tắc đã giúp ông gây dựng cơ nghiệp tỷ đô của mình.
Thanks to everyone who gave feedback.
At the very least, I’m going to update/edit to clarify that DeFi should not be censored.
— SBF (@SBF_FTX) October 20, 2022
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: