logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Solana Network Extension là gì? Layer 2 hay Modular của Solana?

-22/10/2024

SolanaEthereum từ lâu đã được cộng đồng của cả 2 xem là đối thủ của nhau trên nhiều phương diện, trong đó, Layer 2 của Ethereum và Solana Network Extension luôn là 2 thứ được mang lên bàn cân để cộng đồng so sánh. Nhất là khi “Ethereum Killer” vẫn chưa hề thể hiện một mong muốn nào liên quan đến việc phát triển Layer 2. Vậy Solana Network Extension là gì? Là Layer 2 hay là Modular của Solana? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.


Solana Network Extension là gì? Layer 2 hay Modular của Solana?

Solana Network Extension là gì?

Solana Network Extension có thể được hiểu là một mảnh ghép mới trong hệ sinh thái của Solana. Sự xuất hiện của mảng Network Extension sẽ mang thêm những tính năng cụ thể vào Solana như: Execution, Settlement, Consensus hoặc Data Availability layer. Điều này cũng tương tự như các tác vụ của một Layer 2 điển hình đó chính là xử lý các giao dịch off-chain, từ đó giảm thiểu sự tắc nghẽn và mở rộng khả năng xử lý giao dịch của Solana.

Cũng theo Austin Federa (Head of Strategy của Solana Foundation) thì dù nền tảng công nghệ của Solana Network Extension sẽ có nhiều điểm tương đồng với các Layer 2 trên Bitcoin hay Ethereum, nhưng những tính năng và mục đích để chúng được tạo ra sẽ có mang lại nhiều điểm khác biệt cho thị trường. Network Extension sẽ mang những không gian Execution mới và các thành tố xử lý chuyên biệt vào mạng lưới của Solana.

Tuy nhiên, điều này đã dấy lên nhiều sự hoài nghi, cũng như một vài ý kiến trái chiều. Cụ thể, theo Nick White (COO của Celestia) thì những công nghệ được phủ vào Network Extension của Solana đều đang hướng đến việc tạo ra một Layer 2 hoàn chỉnh nhưng họ (Solana) không muốn công nhận rằng bản thân đang phát triển rollup.

Ethereum Layer 2 là gì?

Trước khi tìm hiểu về Layer 2 thì chúng ta sẽ đi qua những vấn đề chính mà Ethereum đang gặp phải khiến động lực tạo ra và phát triển Layer 2 trở nên mạnh mẽ. 

  • Vấn đề đầu tiên xuất phát từ cơ chế xác thực trên blockchain: Để một giao dịch được thêm vào block, chúng phải nhận được sự xác thực và đồng thuận từ toàn bộ các node.

  • Vấn đề tiếp theo đến từ việc nếu lượng người dùng tăng đột biến thì lúc này giới hạn của blockchain và node sẽ trở thành rào cản lớn khi chúng bị tắc nghẽn, từ đó làm tăng phí giao dịch.

Layer 2 là một cụm từ ám chỉ những giải pháp được phát triển trên nền của Layer 1 Ethereum. Nguyên nhân cho sự ra đời của các Layer 2 trên Ethereum đó chính là chúng sẽ giải quyết những bài toán thiết thực mà người dùng đang gặp phải khi sử dụng Layer 1 này. Tính từ thời điểm được tạo ra và ứng dụng rộng rãi trên thị trường, Layer 2 đã mang lại những lợi thế cạnh tranh nhất định cho Ethereum trong đó thiết thực nhất vẫn là việc giảm đáng kể phí giao dịch cũng như gia tăng tốc độ giao dịch của người dùng.

Sự khác biệt giữa SVM và EVM

Điểm khác biệt đầu tiên giữa EVM và SVM đó chính là Ethereum sẽ sử dụng 2 loại validator client là Execution Layer (EL) và Consensus Layer (CL) client. Execution client sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận các giao dịch mới trong mạng lưới, thực thi chúng trên EVM và duy trì những trạng thái hiện tại cùng database của toàn bộ Ethereum data. Trong khi đó, Consensus Layer sẽ triển khai thuật toán đồng thuận của PoS và nhận được sự đồng thuận của network dựa trên dữ liệu từ execution client.

Điểm khác biệt thứ 2 giữa SVM và EVM đó chính là những loại node được cả 2 sử dụng. Trong khi Ethereum chia node của mình thành 3 loại là Full Node, Archive Node và Light Node thì Solana sẽ chỉ sử dụng 2 loại node đó chính là: Consensus Node và RPC Node (Remote Procedure Call Node). Trong khi đó, Solana sẽ kết hợp cả 2 chức năng trên vào một client duy nhất. 

Vậy Network Extension là Modular hay Layer 2 của Solana?

Về mặt kỹ thuật, Network Extension và Layer 2 đều mang nhiều điểm tương đồng nhất định, chúng đều sẽ mở rộng khả năng xử lý giao dịch cũng như giảm tải cho Layer 1. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của cả 2 đó chính là cách mà chúng được ứng dụng để giải quyết các vấn đề mà người dùng gặp phải.

Để dễ hiểu hơn về kế hoạch của Solana đối với Network Extension của họ thì chúng ta sẽ đi qua ví dụ thiết thực dưới đây.

Khi người dùng muốn mua một memecoin trên Solana, giao dịch sẽ được thực hiện thông qua các DEX Aggregator. Trong nhiều trường hợp, giao dịch của người dùng sẽ khó được thực hiện do cơ chế ưu tiên những transaction có phí cao cũng như độ tắc nghẽn của mạng lưới. Lúc này, nếu người dùng không sử dụng bot như SolTradingBot thì giao dịch đó sẽ trở nên tốn kém.

Lúc này để giải quyết vấn đề, Solana sẽ phân tách validator để dành riêng cho việc xác thực và đẩy các tác vụ như môi trường thực thi, xử lý việc triển khai, thực thi các yêu cầu khác từ các hợp đồng sang SVM (Solana Virtual Machine). Điều này đúng với concept của việc module hoá từng thành phần nói riêng và Network Extension nói chung. Nhờ đó, mạng lưới của Solana sẽ trở nên linh hoạt và dễ dàng tiếp cận đối với thị trường. Vậy tóm lại, Network Extension sẽ đóng vai trò như một cách gọi hơn là một Layer 2 cụ thể, SVM hoặc validator đều có thể được xem là một thành tố nhỏ của một concept Network Extension lớn.

Tổng kết

Bên trên là toàn bộ thông tin liên quan đến Solana Network Extension cũng như những tranh cãi xung quanh cái tên này. Thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc những góc nhìn tổng quan nhất về Solana Network Extension cũng như những điều mà nó đang mang đến cho thị trường.

Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
-22/10/2024
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68