Khi số lượng các blockchain Layer 1 hay Layer 2 phát triển mạnh mẽ, thì nhu cầu để người dùng di chuyển và giao dịch tài sản qua tường chain khác nhau cũng bùng nổ. Để giải quyết vấn đề này, nhiều protocol và SDK đã được đưa ra để hỗ trợ tính tương tác giữa các blockchain.
Mặc dù các bridge đã xuất hiện và được xem mảnh ghép đầu tiên của cơ sở hạ tầng cho cross-chain, tuy nhiên các sản phẩm vẫn còn các vấn đề cũng như hạn chế dẫn đến nhiều vụ hack lớn diễn ra trong thời gian vừa qua.
Vậy các giao thức cơ sở hạ tầng mới cho tính năng cross-chain liệu có thật sự mang đến nhiều cải tiến cho ngành công nghiệp blockchain hay không? Qua bài viết này, Coin68 sẽ tổng hợp, phân tích những thông tin có sẵn từ 3 giao thức đang được quan tâm nhất hiện nay là Chainlink CCIP, Circle CCTP và LayerZero như để có những góc nhìn khách quan về thị trường blockchain trong tương lai.
Xem thêm: Coin Link
So sánh giải pháp cross-chain của LayerZero, Chainlink CCIP và Circle CCTP
"Cross-chain Layer 0" là gì?
Cross-chain Layer 0 là giao thức truyền tải dữ liệu, cho phép thực thi smart contract trên nhiều chain khác nhau, với một giao dịch từ bất kỳ source chain nào cũng có khả năng tương tác multi-chain cho các Dapp, bridge và token (đã phát hành trên native blockchain).
Khái niệm "cross-chain Layer 0" sẽ được thể hiện rõ trong 3 giao thức LayerZero, Chainlink CCIP và Circle CCTP mà Coin68 muốn đề cập trong bài viết này bằng phương thức so sánh để tìm hiểu xem đâu là điểm khác biệt và tiềm năng hơn.
LayerZero
Tổng quan
LayerZero là một low-level communication primitive/messaging protocol mà Dapp (như cross-chain DEX hoặc multi-chain yield aggregator) có thể xây dựng bên trên, từ đó hoạt động được trên đồng thời nhiều blockchain - hay còn gọi là Omnichain.
Lưu ý: LayerZero không phải là một blockchain, mà nó là một giao thức (protocol).
LayerZero yêu cầu các ứng dụng xây dựng trên giao thức của nó và không chỉ đơn giản là kết nối các ứng dụng hiện có trên các blockchain hiện có. Tuy nhiên, tính tương thích sau đó phải được đảm bảo trên tất cả các blockchain có LayerZero Endpoint.
Kiến thức: Endpoint là một cổng truy cập cho ứng dụng và người dùng để sử dụng giao thức LayerZero gửi và nhận thông điệp và tài sản multi-chain, cho phép họ thực hiện các chức năng multi-chain mà giao thức này hỗ trợ.
LayerZero không phụ thuộc vào người quản lý hay giao dịch trung gian và không cần một blockchain hoặc token trung gian. Nhờ vào công nghệ hạ tầng, LayerZero cho phép chuyển token và thông điệp mà không cần sao chép trạng thái máy chủ multi-chain.
Chi tiết cách LayerZero hoạt động
Mô hình hoạt động của LayerZero. Nguồn: Whitepaper LayerZero
Nhân tố cốt lõi của LayerZero là một message protocol cung cấp việc chứng minh giao dịch hợp lệ không yêu cầu bên thứ 3 xác thực.
LayerZero Endpoint là điểm đặc biệt của cơ sở hạ tầng của LayerZero nhằm tối ưu cho người dùng blockchain. Mỗi blockchain tích hợp với LayerZero đều có 1 LayerZero Endpoint được triển khai dưới dạng một loạt các smart contract on-chain. Mục đích của một Endpoint là cho phép người dùng gửi message bằng cách sử dụng backend của giao thức LayerZero để đảm bảo tính giao dịch hợp lệ.
LayerZero Endpoint được chia thành 4 module: Communicator, Validator, Network và Library.
Module Communicator, Validator và Network cấu thành chức năng cốt lõi của Endpoint, trong khi mỗi một blockchain mới được hỗ trợ bởi LayerZero thì một Endpoint mới được thêm vào như một Library. Thiết kế này cho phép chúng ta hỗ trợ các blockchain mới mà không cần sửa đổi 3 module cốt lõi kia.
Ngoài ra, LayerZero còn 2 thực thể độc lập xác minh tính hợp lệ của giao dịch mỗi chain là:
-
Oracle: Sử dụng bên thứ 3 như Chainlink (DONs) sẽ cung cấp cơ chế đọc tiêu đề khối từ một chain và gửi nó đến một chain khác, hoàn toàn độc lập với các thành phần LayerZero khác.
-
Relayer: Là một dịch vụ off-chain truy xuất các bằng chứng giao dịch hiện được cung cấp bởi LayerZero.
Để đảm bảo sự giao hàng hợp lệ, yêu cầu duy nhất là đối với bất kỳ thông điệp nào được gửi bằng giao thức LayerZero, Oracle và Relayer phải độc lập với nhau. Giao thức chính nó không đòi hỏi bất kỳ triển khai cụ thể nào của Relayer và lý thuyết người dùng của LayerZero có thể tự triển khai dịch vụ Relayer của họ. Thiết kế này cho phép người dùng đảm bảo rằng Relayer không thể kết hợp với Oracle và sự độc lập này là điều cho phép LayerZero xác minh tính giao dịch hợp lệ không đòi hỏi bên thứ ba.
Ngoài các module cốt lõi, LayerZero Endpoint có thể được mở rộng thông qua Library, là các smart contract phụ trợ xác định cách xử lý tương tác cho một blockchain cụ thể. Mỗi một chain trong mạng lưới của LayerZero có một Library liên quan và mỗi Endpoint sẽ bao gồm một bản sao của mọi Library.
Thiết kế module này cho phép LayerZero không có phân biệt EVM hay non-EVM nên khả năng mở rộng nhanh chóng và dễ dàng để khi có thể tích hợp với bất kỳ blockchain nào. Ngoài ra, việc tương tác giữa 2 chain chỉ đòi hỏi Library tương ứng của họ tồn tại ở cả 2 đầu, khiến LayerZero trở thành mạng hoàn toàn kết nối với khả năng điều phối giao dịch giữa các blockchain.
Tính tương thích LayerZero của EVM và non-EVM, Layer 1 và Layer 2. Nguồn: Whitepaper LayerZero
Đồng thời, cơ chế chuyển tài sản cross-chain của LayerZero hoạt động theo cả 2 phương thức là lock-mint và burn-mint. Điều này tạo ra sự linh hoạt trong cách thức hoạt động của LayerZero nhằm để tối ưu khả năng tương thích với tất cả loại tài sản trên bất kỳ blockchain nào và cũng tăng tính bảo mật khi giao dịch.
Chainlink CCIP
Tổng quan
Để có thể hiểu rõ hơn về Chainlink Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP), các bạn có thể tham khảo bài viết này: Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP) là gì?
Tuy nhiên, để dễ hiểu thì Chainlink CCIP là một giao thức hỗ trợ các hoạt động cross-chain, bao gồm việc gửi, nhận và chuyển token và dữ liệu giữa các blockchain khác nhau. Mục tiêu của CCIP là cung cấp một cách đơn giản và an toàn để kết nối các blockchain thông qua một giao diện duy nhất.
Về tính bảo mật: Chainlink CCIP sẽ tập trung để phát triển cơ chế "mint and burn". Đây là cơ chế burn rồi tái phát hành token thông qua các smart contract để đảm bảo tính bảo mật trong việc chuyển token giữa các chain. Tuy nhiên, mint-burn luôn có hạn chế của nó nên cơ chế lock-mint của CCIP vẫn sẽ có.
=> Điều này có nghĩa là người dùng có thể chuyển token linh hoạt giữa các chain với đồng token nguyên bản thay vì wrapped token hoặc phiên bản synthetic/bridged token.
Ngoài ra, CCIP có các tính năng cốt lõi như sau:
- Arbitrary Messaging: CCIP cho phép gửi dữ liệu tùy ý (được mã hóa dưới dạng byte) đến các smart contract trên các blockchain khác nhau. Điều này giúp thực hiện các tương tác phức tạp và đa bước trên nhiều chain.
- Chuyển token: CCIP cho phép chuyển token giữa các smart contract hoặc tài khoản người dùng trên các blockchain khác nhau.
- Chuyển token có khả năng lập trình: CCIP cho phép chuyển đồng thời cả token và dữ liệu tùy ý trong một giao dịch. Điều này giúp người dùng chỉ định các hành động cụ thể cho các token được chuyển.
Tuy nhiên để hiểu sâu hơn về concept của CCIP thì bạn cần có kiến thức về các phần như:
- Account: Bạn cần phải có nhận biết được sự khác biệt giữa Externally-owned account (EOA) và Contract account.
- Smart contract: Hiểu biết cơ bản về hợp đồng thông minh.
- Dapp: Các ứng dụng phi tập trung.
- ERC20: Chuẩn token ERC20.
- Merkle tree: Cấu trúc này giúp xác minh tính nhất quán và nội dung của dữ liệu.
Chi tiết cách hoạt động của Chainlink CCIP
Kiến trúc của CCIP
Cấu trúc của CCIP được chia làm 2 thành phần chính là on-chain và off-chain:
Thành phần on-chain
- Router: Contract này khởi đầu các tương tác cross-chain và tồn tại trên mỗi blockchain. Nó định tuyến thông điệp từ nguồn đến đích.
- Commit Store: Committing DON (Decentralized Oracle Network) sử dụng Commit Store để lưu trữ Merkle root của các thông điệp đã hoàn thành trên nguồn trước khi Executing DON có thể thực hiện chúng trên đích.
- OnRamp: Contract này thực hiện kiểm tra và quản lý các thông tin liên quan đến thông điệp, cũng như tương tác với Token pool (nếu có).
- OffRamp: Contract này xác minh thông điệp và thực hiện các giao dịch cross-chain.
- Token Pool: Mỗi loại token có một pool riêng để quản lý các hoạt động liên quan đến chúng.
- Risk management network contract: Contract này duy trì danh sách các địa chỉ của các node Risk Management được phép kiểm duyệt hợp lệ hoặc gian lận.
Thành phần Off-chain
- Committing DON: Giám sát các giao dịch cross-chain và gói chúng thành Merkle root.
- Executing DON: Thực hiện các giao dịch cross-chain sau khi kiểm tra và kiểm duyệt.
- Risk Management Network: Một tập hợp các node độc lập giám sát Merkle root và kiểm duyệt hợp lệ cho chúng.
Cách thức hoạt động của CCIP
Người dùng chuyển token từ nguồn đến OnRamp để burn hoặc lock chúng vào Token Pool tùy thuộc vào loại token.
Committing DON đọc dữ liệu từ OnRamp và chuyển chúng đến Commit Store để xác thực.
Risk Management Network kiểm tra lại dữ liệu từ OnRamp và sau đó xác minh hợp lệ.
Executing DON đọc thông tin từ Commit Store và OnRamp, sau đó thực hiện mint token mới hoặc mở khóa token trong pool để chuyển đến địa chỉ ví người dùng trên blockchain đích.
Circle CCTP
Tổng quan
Circle Cross-Chain Transfer Protocol (CCTP) là một giao thức cross-chain công ty Circle, cho phép di chuyển tiền số dưới dạng stablecoin USDC từ một blockchain sang một blockchain khác thông qua cơ chế "burn and mint". Giao thức này được phát triển bởi Circle để giải quyết các vấn đề như phân mảnh thanh khoản và làm đơn giản hóa trải nghiệm người dùng trong không gian Web3.
Chi tiết cách hoạt động
Cốt lõi của Circle CCTP nằm ở cơ chế burn và mint. Cơ chế "burn and mint" của CCTP hoạt động bằng cách burn native USDC trên source chain và tạo ra native USDC tương tự trên destination chain. Điều này được thực hiện thông qua 2 hợp đồng chính: "MessageTransmitter" và "TokenMessenger".
MessageTransmitter: Chịu trách nhiệm gửi và nhận tin nhắn trên cả source chain và destination chain.
TokenMessenger: Thực hiện chuyển thông báo cụ thể để burn USDC trên source chain và tạo USDC trên destination chain.
Ngoài 2 smart contract, thì Circle CCTP có 3 module cốt lõi là:
- Attestation module: Module này chịu trách nhiệm xác thực các giao dịch và đảm bảo rằng chúng là hợp lệ.
- Burning module: Module này chịu trách nhiệm burn USDC trên source chain.
- Minting module: Module này chịu trách nhiệm mint USDC trên destination chain.
Cách hoạt động của CCTP
Cơ chế hoạt động của CCTP sẽ diễn ra theo quy trình sau:
USDC được burn trên source chain: Người dùng bắt đầu chuyển USDC từ blockchain này sang blockchain khác và chỉ định địa chỉ ví người nhận trên destination chain thông qua DApp. Sau đó, DApp burn số lượng USDC được chỉ định trên source chain.
Một chứng thực được ký từ Circle: Circle quan sát và chứng thực sự kiện burn USDC trên source chain. DApp yêu cầu chứng thực từ Circle - nơi cung cấp ủy quyền để mint số lượng USDC được chỉ định trên destination chain.
USDC được mint trên destination chain: DApp sử dụng chứng thực để kích hoạt việc mint USDC trên destination chain và gửi đến địa chỉ ví của người nhận
So sánh Chainlink CCIP, Circle CCTP và LayerZero
So sánh Chainlink CCIP, Circle CCTP và LayerZero
Phương pháp chuyển tài sản
Cả LayerZero và Chainlink đều cho phép mỗi blockchain tự do sử dụng phương pháp chuyển tài sản bằng lock-mint và burn-mint qua các chain. Sự linh hoạt này quan trọng vì mỗi token trên mỗi blockchain là khác nhau nên mỗi một lần giao dịch sẽ được triển khai theo cách khác nhau để phù hợp với quy chuẩn của token đó.
Khác biệt với 2 giao thức kia, Circle CCTP chỉ cho phép chuyển tài sản giữa các blockchain bằng phương pháp "burn và mint". Với phương pháp này, Circle sẽ hạn chế thất thoát tài sản sau những vụ tấn công bởi hacker bằng giảm thiểu tác động của tài sản USDC trên blockchain bị hack. Đổi lại, Circle CCTP chỉ cho phép stablecoin USDC được giao dịch trên giao thức.
Tích hợp
Tất cả các blockchain có LayerZero Endpoint đều có thể sử dụng giao thức chuyển giao qua chain khác. Theo lý thuyết, Chainlink cũng có thể thực hiện điều tương tự vì nó sử dụng smart contract với cách dùng giống LayerZero Endpoint. Nhưng điểm khác biệt ở CCIP là sử dụng một luồng riêng của chính do Chainlink thiết kế để tích hợp với các blockchain khác nhau.
Còn đối với Circle CCTP, giao thức này vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và để tích hợp với các blockchain tương đối phức tạp khi vẫn còn nhờ sự hỗ trợ của Circle. Bên cạnh đó, các dự án sử dụng Circle CCTP vẫn còn tương đối ít so với LayerZero và Chainlink CCIP.
Nhìn chung, concept của LayerZero được thiết kế kiểu khớp nối và khớp nối này sẽ liên kết các blockchain lại tại giao thức của LayerZero. Còn concept của Chainlink CCIP và Circle CCTP là dạng cầu nối và cầu nối này đi xuyên qua Chainlink hoặc CCTP để đến được các blockchain khác.
Kiến trúc giao thức
Cả LayerZero, CCIP và CCTP đều có kiến trúc có tính linh hoạt, cho phép sửa đổi và thay thế từng thành phần module. Tính module của các giao thức này cũng quan trọng cho việc bảo mật, vì nếu một thành phần gặp sự cố hoặc bị tấn công, các thành phần khác vẫn hoạt động.
Bảo mật
Về mặt bảo mật, CCIP của Chainlink có lợi thế khi sử dụng một cơ sở hạ tầng đã được chứng minh. Trong 3 năm qua, cơ sở hạ tầng DON của Chainlink chưa từng bị tấn công hoặc bị hack. Trong khi đó, tính chất kiên cường và bảo mật của mạng LayerZero chưa được kiểm tra. Một trong những lo ngại về bảo mật của LayerZero là Relayer và Oracle. Mức độ bảo mật của mỗi giao thức LayerZero sẽ biến đổi rất nhiều, tùy thuộc vào sự kết hợp của Relayer và Oracle được lựa chọn và điều này có nguy cơ bị lựa chọn làm mục tiêu để tấn công cao.
Còn đối với Circle CCTP, tính bảo mật của giao thức phụ thuộc khá nhiều vào Attestation module, Message encryption (mã hóa tin nhắn) và độ bảo mật của smart contract ở source chain và destination chain. CCTP vẫn còn mới, nên cần thời gian để khảo nghiệm độ bảo mật của giao thức.
Tốc độ
Thông qua Stargate Finance, LayerZero đã chứng minh rằng công nghệ chuyển giao cross-chain của nó có thể giải quyết các giao dịch một cách nhanh chóng.
CCIP, mặt khác, vẫn đang còn trong giai đoạn thử nghiệm khi chưa mở rộng nhưng SWIFT đã thử nghiệm thành công hệ thống CCIP của Chainlink trong thời gian vừa qua là một tín hiệu đáng quan tâm đến công nghệ này.
Đối với Circle CCTP, tốc độ của giao dịch cross-chain khá giống Chainlink CCIP khi phụ thuộc rất nhiều vào cả source chain và destination chain nên tốc độ giao dịch của 2 giao thức này có khả năng tương đương với nhau.
Tính triển khai
LayerZero và CCIP đều rất dễ triển khai vì cả 2 chỉ cần một bộ smart contract. Trong trường hợp của LayerZero, nếu nhóm phát triển muốn triển khai nhanh chóng, họ sẽ sử dụng Relayer và Oracle mặc định được cung cấp bởi LayerZero để kiểm tra thử độ chính xác và an toàn của cơ chế xác minh giao dịch. Điều này sẽ tốn kha khá thời gian. Nhưng ngược lại, CCIP sẽ dễ triển khai hơn vì cơ sở hạ tầng từ Chainlink đã sẵn sàng.
Do tính tập trung của giao thức, để các dự án tích hợp với CCTP thì phải có sự hỗ trợ và tham dự trực tiếp của Circle. Điều này dẫn đến tiến độ mở rộng của CCTP kém hơn hẳn so với 2 giao thức LayerZero và Chainlink.
Giá trị tăng thêm
"Giá trị thêm" đề cập đặc biệt đến giá trị bổ sung mà CCIP và LayerZero cung cấp. Với LayerZero, giá trị bổ sung xuất hiện dưới dạng các token OFT và ONFT, là các token toàn chuỗi tồn tại đồng thời trên tất cả các blockchain kết nối với LayerZero.
Trong khi đó, giá trị bổ sung của CCIP nằm ở việc tạo ra một cầu nối giữa thế giới blockchain và thế giới thực, định hướng đến các tổ chức tài chính truyền thống hoặc muốn tận dụng việc token hóa tài sản vật lý (RWA).
Còn đối với Circle CCTP, mục tiêu lâu dài của họ là gia tăng tính bảo mật và mở rộng stablecoin USDC để thu hút nhiều người dùng hơn.
Góc nhìn khách quan
So sánh trước đó cho thấy CCIP có mức độ bảo mật cao hơn với hạ tầng đã được chứng minh của Chainlink trong nhiều năm. Tuy nhiên, LayerZero cũng đã được chứng minh là hoạt động tốt trong năm qua kể từ khi ra đời. Ngoài ra, LayerZero còn có lợi thế của người đi trước vì nó đã phát hành các sản phẩm giao thức cross-chain từ năm 2022, trong lúc đó, CCIP vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Còn đối với Circle CCTP, đây là một giao thức được hỗ trợ bởi công ty phát hành stablecoin có vốn hóa lớn thứ 2 thị trường crypto, đây là một lợi thế đặc biệt đối với giao thức CCTP.
Ngoài ra, 3 giao thức này có khả năng trở thành "vật báu" tiếp theo. LayerZero vừa thông báo một cuộc đối tác với Google Cloud để cung cấp dịch vụ Relayer an toàn và đáng tin cậy hơn. Mặc dù sự hợp tác này cũng đặt ra câu hỏi về tính phi tập trung, chúng ta không thể phủ nhận rằng Google Cloud là một ông lớn trong ngành. Cuộc đối tác cho thấy sự tự tin của Google vào công nghệ và sản phẩm của LayerZero.
Mặt khác, Chainlink đang đi theo một hướng khác, hợp tác với SWIFT, tổ chức giao dịch tài chính thế giới chứa đựng nhiều ngân hàng quốc tế. SWIFT và Chainlink đang thử nghiệm khả năng của CCIP để di chuyển tài sản được mã hóa trên nhiều chain công cộng và tư nhân. Dựa trên quá trình thử nghiệm, SWIFT hài lòng với khả năng tương tác của CCIP.
Bên cạnh đó, nếu Circle CCTP thỏa mãn về độ bảo mật, tính an toàn và tốc độ giao dịch thì các partner của Circle như Mastercard, Coinbase, Visa rất có thể tham gia để mở rộng và phát triển giao thức.
Cả 3 giao thức Circle CCTP, Chainlink CCIP hay LayerZero đều là những đối thủ cân tài cân sức với nhau khi mỗi bên đều có thế mạnh riêng. Chainlink CCIP và USDC đã cố định một vị thế trong hàng trăm blockchain. Với một hạ tầng đã được chứng minh qua thời gian, CCIP và CCTP có lợi thế rõ ràng hơn so với LayerZero.
Tuy nhiên, trong thế giới crypto, "già hơn" không có nghĩa là thành công hơn. LayerZero được cho là có chương trình airdrop sẽ diễn ra trong vài tháng tới và điều này đã thu hút hàng trăm triệu USD vào hệ sinh thái của nó. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực giao thức tương tác sẽ mang lại lợi ích cho nhiều nhà phát triển trong ngành bằng cách tạo ra một hạ tầng mạnh mẽ hơn có thể chống lại các cuộc tấn công và hack.
Tổng kết
Bài viết trên là góc nhìn tổng quan về 3 giao thức Chainlink CCIP, Circle CCTP và LayerZero của Coin68. Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin và góc nhìn về cách hoạt động, điểm đặc biệt và những điểm khác nhau của CCIP, CCTP và LayerZero. Mỗi dự án đều mang những điểm mạnh và đặc biệt riêng và quyết định đầu tư trong thị trường crypto luôn cần được đánh giá cẩn thận. Chúc các bạn thành công và hy vọng rằng bạn sẽ tìm thấy cơ hội đáng giá trong thị trường tiềm năng này.
Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.