logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

So sánh Arbitrum (ARB) và Optimism (OP) – “Kẻ tám lạng, người nửa cân”

-22/03/2023

Chắc chắn anh em tham gia thị trường DeFi đã phải chờ đợi mòn mỏi để nhận được thông tin về airdrop và token của Arbitrum (ARB). Vậy thì hôm nay, khi mà chúng ta đã nhận diện rõ được cách làm và cách triển khai tokenomics của Arbitrum, hãy cùng thử làm một vài so sánh nho nhỏ với đối thủ cạnh tranh Optimism (OP) để xem hai layer-2 này có gì khác biệt nhé!

So sánh Arbitrum (ARB) và Optimism (OP) - Kẻ tám lạng, người nửa cân
So sánh Arbitrum (ARB) và Optimism (OP) – Kẻ tám lạng, người nửa cân
Bạn quan tâm: Arbitrum (ARB) là gì? - Thông tin chi tiết nhất về ARB

Lưu ý: Bài viết dưới đây không có mục đích đề xuất một mức định giá cho token ARB trước khi niêm yết. Toàn bộ nội dung dưới đây chỉ mang tính chất thông tin cũng như góc nhìn cá nhân của mình và KHÔNG được xem là lời khuyên đầu tư.

Thông tin tổng quan về tokenomics

Trước tiên thì anh em có thể đọc qua những thông tin chi tiết về cách Optimism triển khai tokenomics ở bài viết sau.

Mình sẽ đi nhanh qua để so sánh Token Allocation của cả hai dự án ở bảng dưới đây:

Tất nhiên, việc lắp ghép một vài hạng mục giữa 2 dự án để so sánh thì có hơi khập khiễng. Điển hình là mục “Ecosystem Fund” và “DAO Treasury”, vì tài liệu từ phía Arbitrum vẫn chưa đề cập quá chi tiết mục đích của “DAO Treasury“. Dù vậy, với các hạng mục còn lại, chúng ta có thể phần nào đem ra so sánh, vì mục đích sử dụng là khá tương đồng.

Nhìn một cách tổng quan, phân bổ của Arbitrum sẽ không thiên về cộng đồng user và đối tượng builder dự án như Optimism. Điều này được chỉ ra ở mục phân bổ cho Airdrop, Team, Nhà đầu tư ở các round đầu và chênh lệch nhất có thể là phần kinh phí hỗ trợ chia lại cho dự án (Grant).

Nhiều anh em cũng đang thắc mắc vì sao tỷ lệ % của Arbitrum thấy khá lẻ. Nguyên nhân là bởi nguồn cung của Arbitrum không giới hạn và sẽ tiếp tục nở theo thời gian (với mức cam kết không quá 2% mỗi năm).

Cả hai layer-2 sẽ dùng ETH làm đơn vị trả phí và token native của mình sẽ được dùng cho quản trị và hỗ trợ grant cho cộng đồng.

Tình hình hoạt động

Như vậy, việc đều sử dụng ETH để trả phí gas lẫn các chi phí liên quan đến ghi nhận dữ liệu, tương tác với Layer-1 sẽ khiến cả Arbitrum và Optimism cần phải duy trì chung mô hình: (Doanh thu từ phí giao dịch / hoạt động trên layer-2) – (chi phí dữ liệu cho Layer-1) = Lợi nhuận còn lại cho Foundation.

Ở phần này, theo góc nhìn cá nhân của mình, Arbitrum đã khá “lọc lõi” khi lựa chọn giải pháp ra token sau, đồng thời duy trì câu chuyện airdrop, tạo động lực cho người dùng liên tục thực hiện giao dịch trên mạng lưới, từ đó kéo về một lượng lớn doanh thu mà không cần tốn quá nhiều chi phí dưới dạng token phát hành ra và grant cho hệ sinh thái.

Lượng phí người dùng chi trả và doanh thu trả về cho dự án của Arbitrum. Nguồn: Token Terminal.
Lượng phí người dùng chi trả và doanh thu trả về cho dự án của Arbitrum. Nguồn: Token Terminal.

Thời điểm Arbitrum hoạt động ấn tượng nhất diễn ra vào tháng 07/2022 và tháng 02/2023. Ở hai mốc thời gian trên, tổng lượng phí thu về xấp xỉ 2,9 triệu USD và Revenue / doanh thu (trong trường hợp này là phần Arbitrum thu về sau khi trừ chi phí dữ liệu của Layer-1) đạt 785~900 nghìn USD.

Ngược lại, với Optimism thì một lượng lớn token phân bổ cho mảng Grant sẽ là gánh nặng về mặt chi phí nếu như dự án không có kế hoạch bỏ phiếu cũng như lựa chọn hợp lý, nhằm giảm thiểu áp lực bán token và chi phí dưới dạng emmision.

Tổng lượng phí người dùng chi trả và Doanh thu của dự án Optimism. Nguồn: Token Terminal.
Tổng lượng phí người dùng chi trả và Doanh thu của dự án Optimism. Nguồn: Token Terminal.

Giai đoạn đỉnh điểm sôi nổi của Optimism lại diễn ra vào tháng 05/2022, kể cả sau khi thông tin về airdrop được công bố. Động thái ấy có thể lý giải bằng việc Optimism phân nhỏ lượng airdrop ra thành nhiều phần khác nhau. Đến cuối năm 2022, đầu năm 2023, hoạt động trên layer-2 này bắt đầu náo nhiệt trở lại để chuẩn bị cho đợt airdrop lần 2, đây cũng là thời điểm giá OP lập ATH mới.

Xét trong phạm vi từ đầu năm 2023, Arbitrum nhỉnh hơn đôi chút về doanh thu, song như đã nói ở trên, việc liệu dự án có thu hút được dòng tiền ở lại sau khi công bố airdrop hay không sẽ mang tính sống còn. Trong khi đó, Optimism vẫn còn một “lá bài trong tay áo” là các vòng airdrop tiếp theo.

Về TVL và volume giao dịch, có thể thấy đang tồn tại một sự chênh lệch đáng kể giữa Arbitrum và Optimism. Nếu đứng riêng lẻ và tách khỏi Ethereum, Arbitrum đang là blockchain lớn thứ 4 về TVL với 1,98 tỷ USD giá trị khóa lại cùng 561 triệu USD volume 24h, thì Optimism xếp thứ 6 nhưng chỉ có 981 triệu USD TVL cùng 42,4 triệu USD volume 24h.

Thống kê các blockchain có TVL lớn nhất thị trường crypto. Ảnh chụp màn hình DeFiLlama vào 03:40 PM ngày 22/03/2023

Những phát triển kĩ thuật trong tương lai

EIP-4844

Ở 2 đồ thị ở phần trước, nếu so sánh giữa Phí giao dịch thu từ người dùng (phần màu xanh lơ) và Doanh thu trả về cho dự án (phần màu tím), anh em sẽ thấy một khoảng chênh khá lớn. Điều này đến từ những chi phí tương tác với Layer-1, ghi nhận và tổng hợp dữ liệu. Có thể nói, điểm nghẽn về mô hình kinh doanh lại bắt nguồn từ điểm nghẽn khác trong bản chất kỹ thuật. Đó là khi Layer-2 vốn phải phụ thuộc vào Layer-1 Ethereum để đảm bảo tính phi tập trung và bảo mật. Tuy nhiên, trong thời gian tới, vấn đề đó được kì vọng sẽ được xử lý bằng EIP-4844.

Trong một bài phân tích dữ liệu từ tác giả “dcrapis” liên quan đến cấu trúc phí giao dịch sau EIP-4844, những so sánh giữa Arbitrum và Optimism cũng đã được đề cập.

Với khung thời gian là 2 tháng đầu năm 2023, lúc thị trường Layer-2 có nhiều hoạt động sôi nổi nhất, thông số dữ liệu mà các Rollup trên gửi về cho Layer-1 là không quá chênh lệch trong ngày. Cụ thể:

  • Arbitrum: trung bình gửi 100mb dữ liệu mỗi ngày về mainnet ETH.
  • Optimism: trung bình gửi 93mb dữ liệu mỗi ngày về mainnet ETH.

Điều đó cho thấy, dù sau khi EIP-4844 được triển khai, con số chênh lệch chi phí calldata (tức ghi nhận và đối chiếu dữ liệu giao dịch với Layer-1) của 2 dự án sẽ không quá lớn.

Tuy nhiên, nếu so sánh với chính bản thân mình, cả Optimism và Arbitrum sẽ có thể cắt bỏ được một lượng lớn chi phí trong việc calldata. Ước tính hiện tại là khoảng 10 lần và một vài dự đoán còn cho rằng chi phí dữ liệu cho mỗi Batch giao dịch của Layer-2 sẽ gần như…miễn phí.

Cấu trúc mở rộng

Đặc biệt, Arbitrum cũng sẽ triển khai nhánh sản phẩm Orbit và bắt đầu rục rịch đề cập khái niệm Layer-3. Trong khi đó, Optimism thì giới thiệu cơ chế OP Stack và mô hình Superchain.

Về cơ bản, Optimism và Arbitrum sẽ tiếp tục là một nền tảng để các dự án khác có thể xây dựng theo hình thức App-chain. Tuy nhiên, Layer-3 của Arbitrum sẽ thiên về cơ chế xếp lớp (tức Layer-3 xây trên tầng của Layer-2). Trong khi đó, Superchain của OP Stack sẽ thiên về mô hình một mạng lõi và các chain xung quanh sẽ tận dụng bộ công cụ mà Optimism phát triển để triển khai sản phẩm.

Chi tiết về kỹ thuật này sẽ mở ra một thay đổi mới về tokenomic và khía cạnh kinh doanh, khi token native của 2 dự án sẽ có thể được dùng để Capture lại một lượng giá trị từ các dự án xây dựng xung quanh bộ công cụ của họ. Điển hình là Base của Coinbase đã thông báo sẽ trích lại một phần phí giao dịch của mình để gửi lại vào Treasury của Optimism.

Những đối thủ tiềm tàng

Bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng sẽ cần một lợi thế cạnh tranh. Và có vẻ như hai Optimistic Rollups trong bài viết này sẽ gặp khá nhiều thách thức trong tương lai khi các zkEVM đang rục rịch ra mắt.

>> Xem thêm: DeFi Discussion ep.55: Chuyện trò về Scaling Wars – Ai là người có lợi?

Tuy nhiên, với 2 nâng cấp BedRock cùng Nitro, dễ dàng nhận thấy cả Optimism và Arbitrum đều để ngỏ khả năng dịch chuyển sang cơ chế zk-Rollups nếu cần thiết. Đây có thể được xem là một lớp bảo vệ phòng hộ, giúp hai cái tên này vừa đảm bảo được lợi thế người đi trước, thu hút trước một lượng lớn dòng tiền và dự án, mà vẫn đảm bảo được khả năng chuyển dịch linh hoạt trong tương lai nếu bị tấn công trực tiếp.

Tạm kết

Từ góc nhìn cá nhân của mình, Arbitrum và Optimism có khá nhiều điểm tương đồng từ cách triển khai mô hình, các thiết lập kỹ thuật và không bên nào cũng có lợi thế cạnh tranh quá vượt bậc. Riêng chỉ có một chi tiết trong cách thiết kế tokenomics mình nghĩ rằng Optimism có định hướng thiên về cộng đồng nhiều hơn, trong khi đó Arbitrum lại chọn cách tiếp cận muốn đảm bảo quyền kiểm soát nhiều hơn để dễ dàng điều phối hoạt động trong mạng lưới.

Hi vọng bài viết trên đây sẽ mang lại giá trị và những góc nhìn thú vị cho anh em. Mong là những thông tin trên đây sẽ giúp anh em đưa ra được những quyết định đầu tư hợp lý cho bản thân mình. Còn bây giờ thì xin chào và hẹn sớm gặp lại anh em trong một bài viết mới.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-22/03/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68