Sáu nhà lập pháp Mỹ đã yêu cầu câu trả lời từ CEO Meta Mark Zuckerberg về cách công ty đang sử dụng những “mánh khóe” liên quan đến crypto để kinh doanh.
Cụ thể vào ngày 08/09, các Thượng nghị sĩ Mỹ là Robert Menendez, Sherrod Brown, Elizabeth Warren, Dianne Feinstein, Bernard Sanders và Cory A. Booker đã cùng nhau gửi một lá thư cho Mark Zuckerberg như một nỗ lực nhằm làm rõ hướng đi mà Meta đang dùng tiền mã hóa để kinh doanh thông qua các nền tảng mạng xã hội của công ty bao gồm Facebook, Instagram và Whatsapp.
A group of senators, including @SenatorMenendez, @SenSherrodBrown, and @ewarren, sent a letter to @Meta CEO Mark Zuckerberg yesterday asking for info about the company’s efforts to combat crypto scams. https://t.co/88MCUxvK2x
— Ally Versprille (@allyversprille) September 9, 2022
Theo đó, sáu nhà lập pháp đều bảy tỏ quan điểm lo ngại rằng Meta đang cung cấp nhiều nền tảng khác nhau phục vu cho hành vi gian lận tiền mã hóa gây tổn hại đáng kể cho người tiêu dùng. Nội dung được trình bày rõ ràng như sau:
“Những vụ lừa đảo tiền mã hóa đang phổ biến trên các phương tiện truyền thông xã hội, và Meta là nơi đặc biệt phổ biến. Trong số những người tiêu dùng đã báo cáo bị lừa đảo thống kê, có đến 32% xác định bắt nguồn từ Instagram, 26% trên Facebook và 9% trên Whatsapp.”
Do đó thông qua bức thư, Thượng nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu CEO Mark Zuckerberg phải trả lời minh bạch 7 câu hỏi liên quan đến các chính sách hiện tại của Meta về vấn đề trên với thời hạn phản hồi chi tiết là trước ngày 24/10/2022.
Song, trên thực tế thì đây không phải là lần đầu tiên Meta phải “đối đầu” với các chính trị gia của xứ sở cờ hoa. Vào năm 2019, CEO Mark Zuckerberg đã vấp phải cuộc chiến pháp lý kéo dài với chính quyền Mỹ, cuối cùng công ty đi quyết định “đóng cửa” ứng dụng ví crypto Novi cũng như stablecoin Diem đầu năm 2022.
Kể từ đó, các nhà phát triển của cả hai dự án này đã cùng nhau bắt tay để “hồi sinh tàn dư” mà Meta để lại thông qua nhiều nền tảng mới khác nhau là Sui và Aptos, hai blockchain vốn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm gần đây.
Dù gặp phải thất bại đầu tay là vậy, nhưng Meta vẫn đẩy mạnh trọng tâm phát triển vào crypto, tạo ra rất nhiều cường điệu xung quanh metaverse kể từ khi đổi tên thương hiệu công ty.
Không những vậy, công ty còn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho token crypto, ví tiền và sàn giao dịch, ấp mở kế hoạch ra mắt token riêng cho các ứng dụng công ty và dịch vụ cho vay tiền mã hóa, xây dựng tính năng cho phép người dùng tạo và bán vật phẩm trong metaverse nhưng với mức phí khá đắt đỏ, lên đến 47,5% doanh thu bán vật phẩm của người chơi cũng như hỗ trợ NFT cho Facebook và Instagram.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực đáng kể Meta đang xây dựng cho metaverse cũng như crypto nói chung, công ty đã lỗ hơn 10 tỷ USD lợi nhuận cho bộ phận metaverse Reality Labs trong năm 2021, khiến cổ phiếu công ty rơi vào “khủng hoảng”, biến động không khác gì thị trường crypto. Sau đó chính Reality Labs cũng tiếp tục lỗ gần 3 tỷ USD trong quý 1/2022 và 2,8 tỷ USD quý 2/2022.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: