Trong khi thị trường tiền điện tử không ngừng biến động trong năm nay, một nhóm tài sản kỹ thuật số mới nổi lên như một hiện tượng: non-fungible token – token sở hữu thông tin hoặc thuộc tính duy nhất khiến chúng không thể thay thể thay thế hay hoán đổi được.
- Ngành công nghiệp tiền điện tử đang “đặt trọn niềm tin” vào stablecoin
- TRON đầu tư 100 triệu USD vào quỹ trò chơi điện tử TRON Arcade
Non-fungible token (NFT) được xếp vào loại hàng hóa kỹ thuật số độc đáo và được lập trình công khai tự nhiên. Dưới đây là danh sách các tiêu điểm và câu chuyện hàng đầu có tác động to lớn đến các NFT trong năm nay, theo sau là danh sách dự đoán cho năm 2019 sắp tới.
Top 10 tiến triển mới trong năm 2018 của ngành gaming trên Blockchain
1. Tiêu chuẩn mới – NFT đi kèm với một loạt các cách để xây dựng tài sản dùng trong trò chơi. Các tiêu chuẩn phải được thực thi và thông qua để đảm bảo các token có thể “trò chuyện” với nhau. Các NFT trên Ethereum đã ra đời cùng với tiêu chuẩn ERC-721, song đã phát triển nhanh chóng trong năm qua. Các tiêu chuẩn mới như ERC-1155 và ERC-998 cho phép token có thể sở hữu lẫn nhau đồng thời tiết kiệm chi phí gas.
2. Thị trường token NFT – Các token non-fungible mới bắt đầu xuất hiện sau khi CryptoKitties ra mắt. OpenSea và RareBits cũng xuất hiện trong quý đầu tiên của năm cho phép người dùng bán tài sản trò chơi của họ trực tiếp, không nhất thiết phải trong phạm vi môi trường trò chơi. Các công cụ mới bắt đầu nổi lên như FanBits khiến người dùng phấn khích vì có thể tạo tài sản kỹ thuật số độc đáo cho riêng họ. Các nền tảng do người dùng tự tạo cũng đạp lên vết xe đổ như các ICO, thất bại trong việc thu hút người mua vì tạo ra các giá trị không chắc chắn.
3. Thị trường kỹ thuật số nghệ thuật – Thị trường do người dùng tạo ra phổ biến nhất với các nền tảng nghệ sĩ. Sự nổi lên của các nền tảng nghệ thuật mới như Rare Art Labs, SuperRare và dada.NYC đã đem đặc tính khan hiếm của kỹ thuật số chính chuyên và độ xác thực đến với lĩnh vực nghệ thuật. Với các hợp đồng được lập trình, các nghệ sĩ có thể hưởng lợi từ chênh lệch khi bán hàng trên thị trường thứ cấp hoặc thậm chí chia giữa nhiều bên, một đặc điểm không hề có ở thị trường nghệ thuật vật lý truyền thống.
4. Doanh số kỷ lục – Mặc dù thị trường vẫn liên tiếp biến động, một số NFT được bán với giá “trên trời.” Giá này bao gồm thẻ Gods Unchained được có trị giá 60.000 đô la, “mèo ảo” CryptoKitty trị giá 170.000 đô la và bất động sản ảo ở Decentraland với cái giá “chót vót” 200.000 đô la.
5. Trải nghiệm giao thức tầng thứ hai – Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của NFT là thành phần lập trình không được phép; có thể thiết lập trên nền tảng khác. CryptoKitties đã tạo lập và quảng bá KittyVerse để thúc đẩy các nhà phát triển bên thứ ba tạo ra những trải nghiệm này. Và cũng chính những điều này mới có KittyRace, KittyHats và nhiều thứ khác; tuy nhiên, những nền tảng này rất tiếc lại không thể mang lại bất kì tác động đáng kể nào.
6. Sở hữu trí tuệ – Vào tháng 3, CryptoKitties đã công bố ra mắt những “chú mèo con nổi tiếng” với Curry Kitty (Steph Curry) là cái tên đầu tiên trong đội hình. Sau một số nhầm lẫn và thông tin sai lệch, Axiom Zen, người tạo ra CryptoKitties, đã bị đe dọa bởi vụ kiện liên quan đến vi phạm bản quyền. Axiom Zen hy vọng sẽ xóa thành phần lập trình mở của bên thứ ba và bảo toàn việc nắm bắt giá trị của NFT với việc ra mắt giấy phép NIFTY. Điều này gây ra một số sự náo động trong cộng đồng và buộc nhóm nghiên cứu phải mày mò các phương pháp nắm bắt giá trị khác.
7. Động thái kế tiếp của CryptoKitties sẽ là gì đây? – Mới đây, một nhóm chủ chốt CryptoKitties đã huy động thêm 15 triệu đô la. Dapper Labs (thực thể mới đằng sau CryptoKitties) hiện sẽ xây dựng các trải nghiệm và công cụ trò chơi Blockchain mới với nguồn tài trợ mới của họ. Một số nhà đầu tư trong danh sách bao gồm Samsung Next, aXiomatic Gaming và William Morris Endeavour, một agency tài năng. Mặc dù chưa hề có thông tin chi tiết về những dự định được nhóm nghiên cứu công bố, nhưng dựa trên danh mục các nhà đầu tư góp mặt, chúng tôi có thể mong đợi một sự hợp tác với các thương hiệu lớn. Niantic Labs, studio đứng sau Pokémon Go cũng đã công bố Series C trị giá 200 triệu USD, bên cạnh đó còn có aXiomatic Gaming với sự góp mặt của Samsung trong phần huy động vốn, tương tự như sự huy động của Dapper Labs. Động thái này có thể được xem như một điềm báo cho một cái sự kiện lớn hơn nhiều sắp tới.
8. Các công cụ trải nghiệm người dùng tốt hơn – Vấn đề cấp bách nhất của dApps và NFT là nhu cầu sử dụng MetaMask và có sẵn Ethereum để hoàn thành giao dịch. Nếu để ý thì có thể thấy các công cụ trải nghiệm người dùng khác như Bitski chẳng hạn, tạo ra một hộp khóa cho người dùng hàng hóa kỹ thuật số mà ở đó người dùng không phải nhọc công quản lý khóa riêng của họ. Coinbase Wallet, Vault, Opera và Trust Wallet (thuộc sở hữu của Binance) cũng phát hành các trình duyệt dApp để chơi các trò chơi blockchain trên điện thoại.
9. Các nhà phát triển tập trung vào khả năng mở rộng – Khi người dùng vấp phải hạn chế trong khả năng mở rộng Ethereum, EOS và WAX nhảy vào và giành thị phần. Mythical Games đã công bố huy động 16 triệu đô la để xây dựng các trò chơi Blockchain trên EOS và tựa game đầu tiên của họ, Blankos. Trong khi đó, một số studio trò chơi Blockchain đang trông cậy vào Plasma, điển hình như Loom Network và Blockade Games. Blockade Games đã công bố tài trợ 13 triệu đô la để xây dựng danh hiệu hàng đầu của Neon District trên cơ sở triển khai plasma Loom.
10. Cái tên đáng mong đợi: Gods Unchained – Trò chơi Blockchain Gods Unchained được hỗ trợ bởi Coinbase được cho ra mắt năm nay từ studio trò chơi Fuel Games. Studio này thử nghiệm sản xuất trò chơi có tên gọi EtherBots vào đầu năm, nhưng nhanh chóng nhận ra những hạn chế của nó trước khi có ý định mở rộng quy mô. Gods Unchained là một trò chơi trao đổi thẻ game sử dụng NFT ngoài chuỗi. Người dùng vẫn có thể thực sự sở hữu hàng hóa kỹ thuật số của mình mà không phải lo lắng về vấn đề nerfing (bị giảm sức mạnh chiến đấu) bị buffing (tăng sức mạnh) trong trò chơi. Mỗi khi người chơi mua một gói, một số tiền được gửi đến nhóm giải thưởng. Tổng giải thưởng đã lên đến hơn 300.000 đô la cho trò chơi chưa được phát hành.
Dự đoán cho năm 2019
1. Stablecoin sẽ làm lu mờ Blockchain – Năm tới dự là sẽ nổ ra cuộc chiến giữa các đồng tiền tập trung và phi tập trung. Khả năng cao là các stablecoin như USD Coin (USDC) và Dai trở thành thứ không thể thiếu cho hệ sinh thái game Ethereum. Khi người dùng kiếm lời trên các nền tảng này, họ sẽ cần stablecoin để rút tiền ra. Tất cả hàng hóa kỹ thuật số sẽ được định giá bằng đô la Mỹ thay vì ETH hoặc các loại tiền tệ khác để việc chuyển đổi tiền tệ trở nên dễ dàng hơn.
2. Giao lộ của Chơi và Làm – Dịch vụ khai thác và đặt cọc của người tiêu dùng sẽ làm mờ ranh giới giữa chơi và lao động. Người dùng sẽ biết được họ có thể kiếm được bao nhiêu trong một khung thời gian cụ thể. Khi các trò chơi Blockchain ngày càng có tính thanh khoản cao, người dùng sẽ biết chính xác họ có thể kiếm được bao nhiêu khi chơi một trò chơi trong một khoảng thời gian cụ thể.
3. Người nổi tiếng và hàng hóa kỹ thuật số – Không gian công nghệ tiêu dùng đã chứng kiến một loạt các ứng dụng có dùng avatar của nhiều người nổi tiếng trong năm nay. Snapchat “đánh cược” tất cả vào Bitmoji, Genies tăng 10 triệu đô la và Zepeto trèo lên top trên AppStore. Người nổi tiếng và người chơi thể thao sẽ phát hành hàng hóa kỹ thuật số của riêng họ cho người hâm mộ, bao gồm cấp quyền tiếp cận VIP và giảm giá đặc biệt.
Sẽ mất một khoảng thời gian trước khi hàng hóa kỹ thuật số tồn tại trên Blockchain – nhưng tương lai đó sẽ không xa lắm đâu!
Theo CoinDesk